Phim dit nhau xem mien phi

[Giải ảo] Nỗi oan của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức hình tuyên tuyền một nửa sự thật

2024.05.17 14:55 Bocchi981 [Giải ảo] Nỗi oan của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức hình tuyên tuyền một nửa sự thật

https://preview.redd.it/3o523jwxaz0d1.png?width=640&format=png&auto=webp&s=75ff41c1f0d376de1d2818dca0925c080d9f82e5
Điều gì khiến mọi người nghĩ gì khi nhìn vào tấm hình?
Sự tàn khốc của chiến tranh. Tội ác của lính Ngụy khi hành quyết một người lính Việt Công đang bị trói tay?
Tôi xin khẳng định: Đây chỉ là một nửa sự thật. Tất cả chúng ta đều bị lũ tuyên truyền lừa đảo.

1. Sự thật về bức ảnh

Đầu tiên hãy xem báo chí tuyên truyền của Đảng nói gì về bức hình này.
https://preview.redd.it/nwfn37njbz0d1.png?width=1140&format=png&auto=webp&s=ec28d8cb24cea1c0935382c80b009856a28586b6
Người nổ súng là Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Tổng Nha cảnh sát Việt Nam Cộng hòa. Người đàn ông bị giết là Nguyễn Văn Lém, người dân Sài Gòn và là chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi tấm ảnh gây choáng váng của Adams xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới, Nguyễn Ngọc Loan và những kẻ ủng hộ ông này cố gắng bào chữa cho vụ xử tử này, khẳng định Nguyễn Văn Lém là sát thủ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và hạ sát nhiều sỹ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cũng như gia đình họ.
Thế nhưng không một ai, kể cả tướng Loan, có thể đưa ra những bằng chứng cho thấy Nguyễn Văn Lém hạ sát một người nào cụ thể.
Bảy Lốp hay Bảy Nà khi bị bắt.
Vậy nhiệm vụ của Nguyễn Văn Lém là gì? Ngay cả họ cũng không nói rõ ràng mà chỉ nói lập lờ như sau:
Do trục trặc trong việc truyền khẩu lệnh vào những phút chót, quân ta không có đủ vũ khí, rơi vào thế bị bao vây cả vòng trong vòng ngoài. Đến sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, 14 chiến sỹ của Đội 3 Biệt động thành vĩnh viễn nằm lại. Trong đó, đội trưởng Bảy Lớp là người hy sinh cuối cùng.
Theo những thông tin chúng tôi tìm hiểu được, ông Bảy Lớp không hy sinh ngay mà bị quân địch bắt giữ, sau đó giải đến đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng chính là thời điểm bức ảnh “hành quyết tại Sài Gòn” được chụp và công bố cho thế giới không lâu sau đó.
Vậy sự thật là gì? Chính tên Việt Cộng Bảy Lốp này giết hại cả một gia đình có người già và trẻ em.
Đám tang gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài. Nguồn: https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/9339422314
Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan
Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Một kẻ giết người không gớm tay, hạ sát cả bà già 80 tuổi và một đứa trẻ (may mắn thoát chết) thì liệu có đáng được tha thứ không?
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã hành xử đúng lương tâm và theo luật thời chiến, ông đã tiễn hắn lên đường với một phát đạn ân huệ.
Võ Sửu là phóng viên quay phim làm việc cho đài truyền hình NBC. Tuy Võ Sửu cũng quay được cảnh tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng thật là bất công, cả thế giới chỉ biết đến bức hình của Eddie Adams. Võ Sửu kể lại: “Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: ‘Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi’.”
Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:
“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”
Về phần mình, Eddie Adams nói,
“Tôi dõi máy theo ba người đó, chụp một kiểu ảnh. Khi họ đến gần - cách khoảng 5 foot (1,5m) - những người lính dừng lại và lui về phía sau. Tôi thấy một người đàn ông từ bên trái bước vào trong vùng ngắm máy ảnh của tôi. Ông ta rút một khẩu súng lục ra khỏi bao và nâng lên. Tôi không hề nghĩ là ông ta sẽ bắn. Người ta thường chĩa súng vào đầu người tù khi hỏi cung. Do đó tôi chuẩn bị chụp ảnh về sự đe dọa, cuộc thẩm vấn. Nhưng nó đã không xảy ra. Người đàn ông chỉ rút một khẩu súng lục ra, chĩa vào đầu người Việt Cộng và bắn vào thái dương anh ta. Đúng lúc đó tôi chụp bức ảnh…”.
  1. Eddie Adam đã nói gì về bức ảnh
Eddie Adams trên chiến trường VN năm 1966.
Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này.
Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.
Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng:
“Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.
Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình:
“Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi.”
Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích:
“Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ.
Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”
  1. Nhân chứng còn sống sót
Đứa con trai trong gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn sống sót chính là Phó Đề Đốc Nguyễn Tử Huấn.
Ông Nguyễn Tử Huấn
Trong bài phát biểu tại Lễ thăng cấp Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày 10/10/2019 tại Trung tâm Tưởng niệm & Di sản Hải quân Hoa Kỳ (US Navy Memorial & Heritage Center), ở Thủ đô Washington DC, ông Nguyễn Từ Huấn cất lời cảm ơn đến nước Mỹ đã đón nhận ông là một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam và đã cho ông một cuộc đời mới với hoài bão phục vụ cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn cũng gửi đến chú thím, ông Tú Nguyễn và bà Kim Chi đã thay thế bố mẹ nuôi dạy ông kể từ sau khi biến cố của gia đình bị thảm sát hồi Mậu Thân năm 1968, mà chỉ duy nhất một mình ông còn sống sót vào lúc ông 10 tuổi.
“Tôi muốn nói lời cảm ơn đến một người Mỹ gốc Việt, chú của tôi là cựu Đại tá Không quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cùng thím của tôi, bà Kim Chi đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên người. Chú của tôi giống như hàng ngàn người lính VNCH khác đã cùng với những người lính không quân đồng minh Mỹ (chiến đấu-pv) cho đến tận những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Chú tôi đã hy sinh trọn cuộc đời của ông cho con cháu được có cuộc sống tốt đẹp hơn, được sinh sống ở một quốc gia tự do và tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền.” Nguồn: Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị thảm sát trong Biến cố Mậu Thân — Tiếng Việt (rfa.org)
  1. Cuộc đời bi thảm của Tướng Loan sau bức hình oan nghiệt
Nguồn:Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố tết Mậu Thân - VietCatholic News
Từ sau cuộc đảo chánh 1963, các nhân viên ngành CSQG bị gán tiếng là thân cận với chế độ Ngô Đình Diệm, nên bị bạc đãi và mất tinh thần, nhưng khi Tướng Loan về lèo lái con thuyền Cảnh Sát thì tất cả đều đổi mới, bóng tối tự ti mặc cảm biến mất, ánh sáng bình minh ló dạng và mọi người hăng hái ra khơi. Lúc đó, ngành Cảnh Sát có 70.000 nhân viên, chỉ chuyên chú về việc bảo vệ luật lệ.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51311067975/in/album-72157719549235882/
Đại Tá Loan đã quân sự hóa ngành Cảnh Sát để trở thành một lực lượng bán quân sự, vừa bảo vệ trật tự dân chúng vừa hành quân võ trang chống Cộng Sản với lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến. Thành quả đáng tuyên dương là chính lực lượng Cảnh Sát đã chống trả cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân ngay từ giây phút đầu tiên, để rồi sau đó, các quân binh chủng khác mới tập trung tiếp sức.
Năm 1966, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được chính quyền Saigon cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật Giáo miền Trung. Với thành quả rất mạo hiểm và xuất sắc này, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng vào tháng 11-1967.
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.
Tác giả Phạm Phong Dinh trong cuốn “CHIẾN SỬ Quân Lực VNCH” đã viết rằng: “Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa…
“Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Các chiến sĩ Cảnh Sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên, khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.”
Cựu Đại Tá Trần Minh Công, trước khi giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đã có thời làm việc sát cánh bên Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Hồi Tết Mậu Thân, ông giữ chức Trưởng Ty CSQG Quận Nhì Đô Thành Saigon. Nhờ mặc chiếc áo giáp nên ông đã thoát chết, vì đạn Việt Cộng đã bắn nát áo ông.
HUẾ, tháng 3/1968 - Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Chỉ huy trưởng CSQG. Nguồn:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310809284/in/album-72157719549235882/lightbox/
Đại Tá Công đã khẳng định rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị anh hùng dân tộc. Ít có vị tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận như một người lính thường. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ đô Saigon trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Saigon sẽ tan hoang không khác gì Huế.”
Tướng Loan bị thương trên cầu Phan Thanh Giản.
Chỉ bốn tháng sau, tức ngày 5-5-1968, Bắc Việt lại mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Lần này, Tướng Loan cùng với lực lượng Cảnh Sát can đảm của ông ngày đêm xông xáo chiến đấu ngoài đường phố Saigon. Ông bị địch quân bắn trọng thương vào cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản. Một ký giả người Úc nhìn thấy và đã khẩn cấp dìu ông vào chỗ an toàn. Định mệnh thật lạ kỳ: Một ký giả Mỹ đã hủy diệt danh tiếng Tướng Loan thì một ký giả Úc đã cứu sống ông.
đó là vì tôi ... và tôi không thích hủy hoại cuộc sống của mọi người bằng những bức ảnh của mình. Nguồn ảnh:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310787714/in/album-72157719549235882/lightbox/
Sau đó, Tướng Loan được chở sang Úc chữa trị, nhưng vì bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chở sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng thật đau đớn cho Tướng Loan, các dân biểu phản chiến tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối. Trở về Sài gòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành thì giờ vào các công tác thiện nguyện giúp trẻ mồ côi.
Ngày 3-6-1968, 6 sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH mà phân nửa là CSQG đã bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” (?) tại một cao ốc ở Chợ Lớn trong cuộc hành quân đánh đuổi Cộng Sản. Người ta nói rằng nếu Tướng Loan không bị thương thì có lẽ cũng đã bị chết với bộ tham mưu hành quân này.
Năm 1975, miền Nam sụp đổ, máy bay của Hoa Kỳ không đưa Tướng Loan và gia đình ông di tản, nhưng các chiến hữu không quân của ông đã cứu ông.
Khi Tướng Loan đến Hoa Kỳ, nữ Dân Biểu Nữu Ước Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông và cả Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ cũng đồng quan điểm.
Nhưng quyết định trục xuất Tướng Loan về Việt Nam có nghĩa tương đương với bản án tử hình dành cho ông. Vì thế, chính Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép ông được định cư tại Hoa Kỳ.
Tướng Loan và gia đình đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là “Les Trois Continents” (Ba Đại Lục).
Đã có lần, Eddie Adams đến tiệm pizza này thăm Tướng Loan. Khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Tướng Loan không hề nói một lời oán trách tác giả tấm hình. Ông còn yên ủi Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!” Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm Tướng Loan tại quán ăn, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng rưng nước mắt thổ lộ hoài bão:
"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".
Đến năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm pizza này, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu khiếm nhã này bằng Anh ngữ: “Chúng tao đã biết mày là ai.”
Nhận xét về cá tính của Tướng Loan, cựu Đại Tá Trần Minh Công nhận định như sau:
“Nhìn phong cách và diện mạo của Tướng Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp, sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ, mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt dầm dề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể: ‘Tao phục vụ quốc gia, dân tộc, chứ tao đâu có phục cá nhân nào.’”
Ngay khi còn ở Việt Nam vào lúc nắm giữ quyền uy trong tay, gia đình Tướng Nguyễn Ngọc Loan vẫn sống rất thanh bạch. Tiền lương đem về hôm trước, hôm sau ông lại lấy đi để giúp đỡ thuộc cấp. Khi bị thương, phải đi ngoại quốc chữa trị, ông không đủ tiền. Thuộc cấp xin đóng góp, nhưng ông không nhận.
Trong cuốn “Bốn Tướng Ðà Lạt” của Lê Tử Hùng có kể lại vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan trả lại chiếc nhẫn kim cương cho một Hoa kiều giầu có, tên là Hoa Hồng Hỏa.
Ông này là một trong những thương gia gốc Hoa lương thiện, nhưng đã trở thành nạn nhân của các tướng lãnh sau cuộc đảo chánh 1963. Ông ta bị vu oan để rồi chiếc biệt thự của ông ở Ðà Lạt bị một ông tướng chiếm. Tới thời Tướng Loan chỉ huy ngành CSQG, họ Hoa mới được minh oan và tiếp tục làm ăn.
Khi ông Loan gặp hoạn nạn, phải ra ngoại quốc chữa chân, Hoa Hồng Hỏa biết ông là người thanh liêm, gia cảnh thanh bạch, lại không có thân nhân ở ngoại quốc, nên đã trả ơn Tướng Loan bằng cách tặng ông một cái nhẫn kim cương. Sau này ông Hoả kể lại rằng ông không biết Tướng Loan phải chữa trị bao lâu và cuộc sống ở ngoại quốc khó khăn ra sao, nhưng ngày trở về Việt Nam, Tướng Loan đã đem trả lại chiếc nhẫn cho chủ nó. Vợ chồng Hoa Hồng Hỏa đã lạy khóc và ca tụng Tướng Loan là bậc “Thánh”!...
  1. Một phút mặc niệm
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310143191/in/album-72157719549235882/lightbox/
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14-07-1998 vì bệnh ung thư, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại.
Ngay sau khi nhận được tin này, Eddie Addams đã viết ra bản điếu văn bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận. Tuần báo TIME đã đăng tải bài điếu văn này ngay trong số phát hành ngày 27-07-1998.
"Kính thưa ông Tướng, Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".
Dưới đây là bản dịch nguyên văn những lời nói của chính Eddie Adams, phát ra từ đáy con tim, với những cảm xúc ân hận vì đã chụp tấm hình oan nghiệt, làm hại đời của Tướng Loan:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu được điều này và cho tới giờ này tôi cũng vẫn không hiểu được, vì trong thời chiến, con người ta chết vì chiến tranh. Và điều mà tôi đã hỏi nhiều người rằng nếu quý vị là ông Tướng đó và nếu quý vị bắt được kẻ đã giết hại dân chúng của quý vị thì quý vị sẽ làm sao? Đây là thời chiến mà!
“Làm sao mà biết được nếu chính quý vị gặp hoàn cảnh này mà lại không bóp cò súng?
“Bởi vậy tấm hình này đã nói dối, đưa đến việc người ta kết án ông Tướng. Ông là một vị Tướng, nhưng thực ra, lúc đó ông là Đại Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN. Ông đã tốt nghiệp trường chỉ huy tại Hoa Kỳ. Ông là người đậu thủ khoa. Tôi hiểu ông và kính phục ông. Tôi nghĩ rằng đã có hai người chết trong bức hình của tôi: Không phải chỉ người bị bắn, mà cả chính ông Tướng bắn nữa.
“Bức hình đã hủy diệt cuộc đời ông và tôi không hề có ý như vậy. Ý của tôi là chỉ muốn trình bày việc gì đã xảy ra. Sự thực là tôi không muốn gánh trách nhiệm là kẻ đã hủy diệt đời sống của bất cứ ai cả.”
Eddie Adams đã đến tham dự đám tang của Tướng Loan và nói rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông. Tôi không thích ông ra đi lặng lẽ theo cách này, để không ai biết đến”.
Sáu năm sau đó, vào ngày 12-9-2004, Eddie Adams cũng qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.
submitted by Bocchi981 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.15 10:30 Serious_Wallaby_3663 Các bối cảnh tương lai của Việt Nam (Different future of Vietnam)

Nay tao mới thi xong cuối kỳ, tiện thể rảnh háng chia sẻ với anh em các kịch bản t nghĩ ra về tương lai Việt Nam. Feel free to share your own vision!

Quốc gia Việt Nam (State of Vietnam)

Sau Sự sụp đổ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cách mạng Dân chủ Mùa xuân, một nền cộng hòa liên bang mới ra đời, mang tên gọi Quốc gia Việt Nam (State of Vietnam). Thể chế mới này chia lại quốc nội thành 65 tiểu bang và một số hạt vùng biển, nhấn mạnh tính tự quyết của địa phương và sự phi tập trung quyền lực ở cấp trung ương. Nhà nước liên bang chỉ đảm nhiệm trọng trách bảo vệ an ninh-quốc phòng, duy trì ổn định và chống độc quyền thị trường để bảo vệ nền kinh tế thị trường (an titrust policy), thu thuế để tài trợ các chương trình phúc lợi liên bang như tài trợ quỹ nghiên cứu khoa học và học bổng đại học, giáo dục phổ thông miễn phí, và bảo hiểm y tế xã hội. Đợt bầu cử đầu tiên chứng kiến sự tham gia bầu cử của một số lượng cử tri kỷ lục, với Đảng Dân Tộc Việt Nam (một đảng cánh hữu) giành chiến thắng đa số trong Quốc hội hai viện và thành lập chính phủ đầu tiên dựa trên năng lực.
Chính phủ đầu tiên được lãnh đạo bởi một tầng lớp sỹ phu nổi tiếng tốt nghiệp từ các trường Ivy League, được biết đến về sau với tên gọi là Viet Ivians (so sánh với Chicago Boys, một nhóm nhà kinh tế tốt nghiệp từ Đại học Chicago góp phần đưa Chile trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu ở Châu Mỹ Latinh.) Nhóm nội các này đã cải tổ toàn bộ hệ thống chính trị; đầu tư vào lĩnh vực giáo dục-khoa học-công nghệ theo mô hình phương Tây; điều hành nền kinh tế theo mô hình R&D với sự hợp tác chặt chẽ giữa đại học, doanh nghiệp và chính phủ địa phương; đồng thời củng cố chính sách phúc lợi quốc gia. Sau nửa thế kỷ tồn tại, Việt Nam đã trở thành một trọng tâm kinh tế-khoa học ở Châu Á và cũng là nơi phát triển văn hóa đáng kinh ngạc. Thành phố lớn nhất là Đô Thành Sài Gòn, nơi Tổng thống đầu tiên đã đưa ra bài phát biểu khai mạc: "Tôi không hứa hẹn gì với các bạn trong vai trò Tổng thống của Quốc gia Việt Nam. Đất nước của chúng ta không có tài nguyên dồi dào như Kazakhstan, không có đền đài trang nghiêm như Nhật Bản, không có thơ ca bi tráng như Odysseus của Hy Lạp. Tôi chỉ cam kết với các bạn một điều, rằng chính phủ này được lập ra để bảo vệ thành tựu lao động hàng ngày của các bạn! Quốc gia Việt Nam muôn năm!"

Đế quốc Việt Nam (Empire of Vietnam)

Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam sụp đổ sau hàng loạt bạo động quy mô lớn của nhân dân, gây ra cuộc đấu tranh, cạnh tranh quyền lực giữa các phe công an, bộ đội và các lãnh chúa địa phương. Một lãnh đạo độc tài xuất thân từ Lực lượng Vũ trang Nhân dân của chế độ cũ đã dẫn đầu các sư đoàn chủ chốt trong quân đội và đàn áp đẫm máu các lực lượng bất đồng chính kiến, đồng thời thu hút sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á. Sau cuộc nội chiến, y lên ngôi Hoàng Đế, đặt quốc hiệu là Đế Quốc Việt Nam, thành lập triều đình trung ương theo chủ thuyết Tân nho, đề cao sự trung thành tuyệt đối với Hoàng đế và lợi ích quốc gia. Trong giai đoạn đầu, y thiết quân luật toàn quốc, cải tổ toàn bộ kinh tế, đầu tư mạnh vào tự chủ kỹ thuật công nghiệp, dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất và bùng nổ việc làm. Một số thành tựu đáng chú ý trong giai đoạn đầu bao gồm việc tự chủ năng lượng hạt nhân, với 70% đóng góp vào mạng lưới điện quốc gia; xây dựng hệ thống máy tính lượng tử đầu tiên phục vụ quản lý công việc và phân tích dữ liệu; các doanh nghiệp quốc nội lần đầu tiên tự nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm dân dụng mang tính cạnh tranh quốc tế như hãng Pin Con Én, máy tính Xuân Mai.
Nền kinh tế Đế quốc mở rộng với những con số thống kê đáng kinh ngạc, nhưng cộng đồng quốc tế vẫn phản đối mạnh mẽ chính sách quốc nội thiên vị dân tộc Kinh, hạn chế tự do tôn giáo và đàn áp các phương tiện truyền thông độc lập. Sau 50 năm tồn tại, với tiềm năng công nghiệp vượt trội, Đế quốc Việt Nam đã tỏ ra ngày càng quyết liệt trong việc thách thức Campuchia và Trung Quốc trên trường quốc tế. Sau khi không đạt được sự thỏa thuận về Kênh đào Phù Nam, Đế quốc Việt Nam đã triển khai một chiến dịch quân sự mở rộng và hủy diệt hoàn toàn người láng giềng phía Nam, sau đó sát nhập và phân chia lãnh thổ thành các Tỉnh Tây Thành, Nam Bàn và Đông Xiêm. Mặc dù căng thẳng vẫn tiếp tục, các quốc gia phương Tây không thực hiện bất kỳ biện pháp trừng phạt nào do vẫn mải mê với các hợp đồng thương mại với Đế quốc Việt Nam.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Socialist Republic of Vietnam)

Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam cuối cùng không sụp đổ sau các cuộc biểu tình và tình trạng kinh tế trì trệ; thay vào đó, nó tiếp tục tiến vào ngõ cụt với chính sách lãnh đạo sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi Tổng bí thư Tô Lâm lên nắm quyền, nhà nước không ngừng thúc đẩy các chính sách kiểm soát nhân dân như thu thập thông tin cá nhân sinh học trên toàn quốc, đưa ra các ứng dụng tổng thể như Wechat, cũng như triển khai Tín dụng Xã hội. Dưới hệ thống này, mọi hoạt động của người dân từ trao đổi tài chính, hàng hóa, hành vi và ý kiến công cộng, đều bị ghi điểm. Nhà nước đạt được thỏa thuận kỷ lục với Facebook và Google, cho phép họ tự động thu thập thông tin cá nhân và đặt máy chủ ở Việt Nam để dễ dàng giám sát người dân. Dân đen ngày càng cảm thấy bức bối vì mọi hành vi bị giám sát bởi camera và đánh giá bởi hệ thống trí tuệ nhân tạo, trong khi các quan chức có thể xóa "bằng chứng vi phạm" của mình trong hệ thống, dẫn đến tình trạng gia tăng của các vụ tự sát, ca bệnh tâm thần và hành động khủng bố cá nhân.
Kinh tế cũng bị trì trệ do sản xuất công nghiệp không tập trung vào phát triển nhân lực, dẫn đến sự thiếu hụt chất xám và các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Dưới sự lơ là của chính quyền, nhiều doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc đã tự ý xả thải, gây ra nhiều vụ ô nhiễm môi trường và độc hại cho người dân. Một số khu vực như Sài Gòn, người dân thậm chí không có tiếp cận với nước sạch và thực phẩm đáng tin cậy. Chính trị không ổn định và chính sách kinh tế hỗn loạn đã khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động và mở rộng tại Việt Nam, chuyển hướng sang các quốc gia láng giềng như Malaysia và Indonesia.
Tình hình quốc phòng cũng bất ổn không kém, sau khi Tô Lâm cố ý giảm lực lượng tuần tra biên giới và cắt giảm tuần suất tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Sự lơ là và áp đặt của quân đội Trung Quốc đã gây ra sự bất mãn cực đoan trong lòng quân đội, với một số lực lượng bắt đầu hợp tác với nhau để mưu tính chính trị mới. Nhiều vụ nổ bom, ám sát tại các trụ sở, cơ sở của Bộ Công An đã được phát hiện, khiến mọi người ngạc nhiên khi bằng chứng cho thấy các thiết bị nổ đến từ lực lượng vũ trang của chính đảng Cộng sản…

Tỉnh Giao Chỉ, Tỉnh An Nam, và Đệ tam Cộng hòa Việt Nam (Province of Jiaozhi, Province of Annam, and the 3rd Republic of Vietnam)

Ý đồ quy phục Trung Quốc của Tô Lâm ngày càng rõ rệt. Sau khi nắm quyền tổng bí thư, ông thực hiện hàng loạt chiến dịch để thanh trừng và quy hoạch lại hệ thống chính trị công của Việt Nam theo sơ đồ của Trung Quốc, nếu không nói là phiên bản thấp kém hơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội thường kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức tuyên bố quyết sách 5 năm gây sôc "Việt Nam - Trung Quốc, núi liền núi sông liên sông," trong đó nhà nước tăng cường tình hữu nghị và mở cửa khẩu với Trung Quốc, tham gia vào dự án Vành đai và Con đường để kết nối và tiêu chuẩn hóa đường bộ Việt Nam theo chuẩn Trung Quốc, đình chỉ các thỏa thuận thương mại với phương Tây, đồng thời cấm các mạng xã hội và công ty mạng nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Đảng chính thức thay thế các ứng dụng phương Tây bằng các ứng dụng “đảm bảo” an ninh hơn như Zalo và Wechat.
Ngày kinh hoàng nhất đã tới cho dân tộc Việt Nam. Trong một diễn văn tại Pủ Chủ tịch, Tô Lâm đã chính thức sáp nhập quốc gia vào Trung Quốc, chia đất nước thành Tỉnh Giao Chỉ và Tỉnh An Nam để phù hợp với quy mô quản trị công của Trung Quốc. Trong sự phẫn nộ của dân chúng, một lực lượng cách mạng đã nổi dậy ở miền Nam, treo cổ hàng loạt quan cấp cao của chế độ cũ, và tuyên bố thành lập Đệ tam Cộng hòa Việt Nam với sự ủng hộ của phương Tây. Trong bối cảnh chiến tranh, chính phủ lâm thời hạn chế quyền tự do ngôn luận và thực hiện chiến dịch đàn áp tư tưởng cánh tả rõ rệt đồng thời liên kết với các lực lượng du kích gọi là người Bắc Quốc gia. Một loạt bạo động tiếp tục diễn ra ở tỉnh Giao Chỉ, với Tô Lâm và đồng minh của ông chạy trốn lãnh nạn sang Bắc Kinh, trong khi đàn em của ông tiếp tục đối phó với sự mở rộng của Đệ tam Cộng hòa và lực lượng Bắc Quốc gia. Trong nội tình miền Nam, người ta bắt đầu khôi phục lại các giá trị truyền thống, phổ cập giáo dục kết hợp tinh thần khai phóng và chủ nghĩa dân tộc, đồng thời bước đầu tự chủ sản xuất công nghiệp. Cuộc nội chiến tiếp tục diễn ra giữa hai bên Cộng hòa Việt Nam và các tỉnh ly khai theo Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Loạn Sứ quân (Vietnamese Feudal Lords)

Ý đồ của Tô Lâm đã thất bại. Trong một ngày thị sát bộ Công An và được phát sóng trực tiếp trên sóng truyền hình VTV, y đã bị một cấp dưới bắn nát óc, và không một bác sĩ nào trong nước đủ tài để cứu y. Sự kiện này gây ra rất nhiều xúc động và phẫn nộ trong cộng đồng mạng tại Việt Nam, khi hàng loạt bằng chứng về tham nhũng của y và đàn em được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Dân địa phương không thể chịu đựng sự áp bức từ Bộ Công An nữa, và các cuộc khởi nghĩa bắt đầu diễn ra khắp cả nước với nhiều tư tưởng và quy mô khác nhau, đặc điểm tùy thuộc vào từng vùng lãnh thổ. Trong số các lực lượng này, phải kể đến tám lực lượng chính, gọi là "bát bộ sứ quân", bao gồm Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam, Chính phủ Lâm thời CHXCNVN, Đệ tam Cộng hòa Việt Nam, Anh em Du kích Tây Bắc, Liên đoàn Tự trị Tây Nguyên, Quân đội Phật giáo Hòa Hảo, và lực lượng Tây phương Thánh Mẫu. Mỗi sứ quân đều có một tư tưởng và lợi ích riêng, từ quyền lực tới tài nguyên, từ miền Nam đến miền Bắc. Các lực lượng này không ngừng chiến đấu lẫn nhau và gây ra hàng loạt các vụ thảm sát.
Trong tình hình nội chiến kéo dài, Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự trì trệ của nền kinh tế và sự gia tăng của số người tị nạn / thuyền nhân. Các tài năng chất xám rời bỏ Việt Nam và thành lập Cộng đồng Việt hải ngoại, giống như người Do Thái, họ âm thầm theo dõi tình hình chính trị trong nước và hỗ trợ nhân dân trong nước. Đồng thời, các dân biểu, thượng nghị sĩ gốc Việt ở các quốc gia phương Tây kêu gọi sự can thiệp của Liên Hợp Quốc và Lực lượng Gìn giữ Hòa bình. Các quốc gia láng giềng như Lào, Trung Quốc, Campuchia, cũng như các quốc gia chia sẻ lãnh hải với Việt Nam như Philippines, lợi dụng tình hình căng thẳng để gây rối trên biên giới. Đáp lại, các sứ quân lân cận tạm gác chiến đấu và hợp tác với nhau để duy trì ổn định trên biên giới và trong cộng đồng địa phương.
Liệu một Đinh Bộ Lĩnh mới sẽ xuất hiện? Trong cơn bĩ bực của dân tộc, hãy chờ xem tài năng nào sẽ nổi lên thống nhất toàn quốc...
submitted by Serious_Wallaby_3663 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.15 08:22 fillapdesehules Lịch sử lợi dụng, đàn áp Công Giáo và Sai Lầm Của Anh [Phần 1]

Đầu tiên, bài viết này mang màu sắc và góc nhìn Công Giáo rất mạnh, vì tao là người Công Giáo chính gốc chứ không phải một thằng chỉ đọc qua tài liệu mà phán đoán.
Tao biết tỏng có những đứa chỉ cần nhìn thấy hai chữ "Công Giáo" thôi là ngứa mắt, thấy ghét rồi, xin lỗi, đây là tôn giáo, không phải bài nhạc, quyển sách hay bộ phim để cố gắng làm hài lòng tất cả 70-80% triệu dân.
Tao không có ý kiến gì vì dù nói như thế nào thì tụi mày vẫn ghét mà thôi. Tao càng hoan nghênh nếu tụi mày sẵn sàng đọc hết, như là tôn trọng công sức ngồi chai đít của tao, sau đó tụi mày có thể sỉ nhục, xỉ vả tao thế nào cũng được. Đưa luôn má bên kia cho nó tát.
Bắt đầu thôi.
https://preview.redd.it/i5g7xr4fyi0d1.png?width=512&format=png&auto=webp&s=6315e887e88f9a636c5ff0927131a60371b08758
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết, nhấn mạnh đoàn kết tôn giáo là vấn đề then chốt để tăng sức mạnh dân tộc. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ cấp bách thứ 6 cần giải quyết là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tự do tín ngưỡng và Lương Giáo đoàn kết”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng luôn nhất quán trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và tư tưởng của Người đến nay vẫn là cơ sở quan trọng để soạn thảo các văn bản pháp lý về tôn giáo.
[...]
Người đau lòng khi biết có kẻ lợi dụng chủ trương tự do tín ngưỡng của Nhà nước chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết Lương Giáo, làm ảnh hưởng đến lòng yêu nước, kính Chúa của giáo dân. Người căm giận khi kẻ thù xâm phạm tự do tín ngưỡng Công giáo, giết hại giáo dân, bắn phá nhà thờ ở Nam Định, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Người bao dung, độ lượng với người bị địch lợi dụng, có hành động chống lại cách mạng nay hối cải quay về."[1]
https://preview.redd.it/dyg6u1ciyi0d1.jpg?width=1069&format=pjpg&auto=webp&s=1f132b885578df601844c2599aeac24a981c2861
Ở trên đây cốt chỉ là một mớ lý thuyết suông của gã Hoa tặc Hồ Tập Chương mà thôi, nhưng những gì mà lũ gian tà này đã và đang làm thì hầu như là đi ngược lại với ý chí và tinh thần của Hồ. Tao đang cười hô hô nhe ra cả hàm răng dính màu đen sau khi cắn một miếng bánh gai.
Khi tụi mày nhìn lại tổng thể lịch sử, tụi mày sẽ thấy Hồ Tập Chương là một nhân tố cực kỳ nguy hiểm nếu so với các đời vua thời phong kiến. Cách làm của gã và những đồ đệ những tưởng như là ôn hòa, muốn kết nối mọi tập thể lại với nhau, nhưng thực chất là đánh theo kiểu cài cắm từ bên trong. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn trong các phần sau.
Để nói về "miếng bánh" này, nó cũng đen như miếng bánh vẽ mà cảng viên và nhà lướt đang che mắt, dắt mũi dân ngoại giáo, lương dân, người vô thần clueless và những người kém hiểu biết, khiến họ hiểu sai về những tôn giáo, tín ngưỡng chính thống được công nhận ở Việt Nam, trong đó bao gồm các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo...Nhưng trong bài viết này sẽ chỉ tập trung về Công Giáo.
Tại sao nó lại "đen"? Mời tụi mày đi dạo cùng tao trong khi nói phét về vấn đề này. Tao sẽ cố gắng viết khách quan nhất có thể, không mang nhiều cảm xúc cá nhân, thái độ thù hằn và cố gắng để hạn chế hết mức các loại ngụy biện.
https://preview.redd.it/rcbhhyfqyi0d1.jpg?width=1164&format=pjpg&auto=webp&s=17e49378fb789a7fc808b092fae87abc52e939f3
1. Nguồn gốc của Công Giáo ở Việt Nam - khởi nguồn của đố kỵ và ganh ghét.
https://preview.redd.it/7326wk9syi0d1.png?width=640&format=png&auto=webp&s=00f4a02ba852b34cbaaa4d43566a59f7dd22a0c1
Để tìm hiểu tại sao lại có sự đàn áp Công Giáo này thì đầu tiên mời tụi mày đọc một số ghi chép tóm tắt về khởi nguồn của Công Giáo ở Việt Nam. Được chia ra thành một vài giai đoạn phía sau đây. Các trích dẫn tham khảo dưới đây đều nằm trong nghiên cứu mang tên "NGUYỄN-CATHOLIC HISTORY (1770s-1890s) AND THE GESTATION OF VIETNAMESE CATHOLIC NATIONAL IDENTITY" của Lan Anh Ngo ở Washington D.C vào năm 2016.
Dài quá, đéo đọc. Đã tóm tắt lại cho ngắn.
a) Những dấu tích đầu tiên của Công Giáo được phát hiện ở Việt Nam.
"Giai đoạn đầu của Công giáo La Mã ở Việt Nam diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 [...] Ferrão Mendes Pinto (1515-1583), một cựu tu sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha, mô tả việc tìm thấy một bản khắc lớn hình chữ thập trên tảng đá ngoài khơi bờ biển Việt Nam (Cù Lao Chàm) mà Duarte Coelho, đại sứ Bồ Đào Nha tại Việt Nam, đã để lại vào năm 1525."[2] (p. 4 - p. 5)
b) Sự phát triển của Giáo hội bản địa trong những năm 1660-1860.
"Trong hai thế kỷ này, Giáo hội ở Việt Nam dần dần trở thành một hình thức Công giáo bản địa. Chẳng hạn, số giáo sĩ và giáo lý viên giáo dân địa phương đông hơn nhiều so với các giám mục và nhà truyền giáo châu Âu. Sau đó, rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản những người truyền giáo tiếp cận trực tiếp với những người cải đạo ở địa phương. Hơn nữa, những làn sóng bắt bớ thường xuyên đã buộc những người truyền giáo phải dành nhiều thời gian ở ẩn hơn là phục vụ đoàn chiên. Những lý do này có thể giải thích tại sao Giáo hội địa phương lại trải qua sự phát triển tương đối nhanh chóng mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng."[2] (p. 6)
c) Giáo hội bản địa chuyển thành Giáo hội Pháp thuộc địa, những năm 1860-1930.
"Năm 1862, cuộc xâm lược của Pháp-Tây Ban Nha đã buộc chính quyền Nguyễn phải ký hiệp ước đầu tiên trong nhiều hiệp ước về phân chia khu vực. Theo quy định của Hiệp ước Hòa bình Sài Gòn đầu tiên năm 1862, nhà Nguyễn cho phép người Công giáo thực hành tôn giáo của họ, nhưng triều đình không còn thi hành sắc lệnh hoặc bảo vệ người Công giáo khỏi bạo lực lan rộng do lực lượng dân quân quý tộc-học giả địa phương lãnh đạo. Giữa những năm 1864 và 1885, giới trí thức địa phương đã lãnh đạo hai cuộc nổi dậy lớn, Văn-Thân vào những năm 1860 và Cần-Vương vào những năm 1880. Hai cuộc đàn áp diệt rễ tận gốc ở đây đã giết chết 60.000 người Công giáo. Đó là gần một nửa trong tổng số 130.000 người Công giáo bị giết kể từ khi Công giáo La Mã xuất hiện."[2] (p. 8)
https://preview.redd.it/g6nsna6n3j0d1.png?width=1024&format=png&auto=webp&s=957f3b24f6a2799339892d39df3b1aa991ad2319
d) Đỉnh điểm của các mâu thuẫn chính trị từ 1930 đến 1960.
"Bất chấp những nhân vật lỗi lạc này, người Công giáo Việt Nam không thể duy trì các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị quốc gia mà họ từng có trong những năm 1930. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc Công giáo Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao vào những năm 1950 và chỉ kết thúc vào những năm 1960. Một thiếu sót của việc thụ phong năm 1933 để đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn này là sự phân chia này không công bằng với những nỗ lực bền vững trước đó của những người cải đạo địa phương mà đỉnh điểm là sự kiện này. Mặc dù bầu không khí thân Pháp lan tràn khắp đạo Công giáo ở Việt Nam trước những năm 1930, nhưng những người cải đạo ở địa phương vẫn không từ bỏ những nỗ lực khác nhau nhằm đưa những đặc điểm dân tộc và văn hóa vào đời sống tôn giáo của họ. Ví dụ, việc tấn phong giám mục đầu tiên của Việt Nam vào năm 1933 có công lớn nhờ công cuộc vận động hành lang của Nguyễn Hữu Bài."[2] (p. 10)
e) Tìm kiếm sự chấp thuận, từ năm 1960 cho đến hiện tại.
"Từ những năm 1960 đến nay, Công giáo không chỉ mất đi vị thế ảnh hưởng trong xã hội nói chung mà còn phải đấu tranh để tái hình dung bản sắc của mình trong một môi trường thù địch về mặt chính trị, nơi nhà nước xác định nghiêm ngặt và giải thích một cách hạn hẹp quyền tự do tôn giáo như một điều đương nhiên và bắt buộc. đặc quyền được bảo vệ để cầu nguyện và thờ phượng trong các tòa nhà nhà thờ. Hai sự kiện then chốt đặc trưng cho giai đoạn này của lịch sử Công giáo Việt Nam: cuộc đảo chính năm 1963 và sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975."[2] (p. 13)
Đặc biệt có hai ông là Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Duyệt mà dù thằng nào, bắc kỳ hay nam kỳ hay trung kỳ, hay ngoại giáo, lương giáo lương dân, bò đỏ, bò vàng, có chê bai và chỉ trích thậm tệ về CÁC TỘI của hai ông này thì người Công Giáo vẫn sẽ không quên đi các tội trọng đó. Hơn nữa, hai ông này cũng có CÔNG rất nhiều đối với sự vững mạnh của đạo Công Giáo, vì đều là người có tiếng, có chức danh lẫn có tài, và cũng không quên đi các công.
https://preview.redd.it/reppmc9x3j0d1.png?width=1080&format=png&auto=webp&s=1336372612d8fcfb79cedc91aa9e04ffbb22f1ab
"Ngày 17.2.1825, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cấm đạo Công giáo. Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt lơ không phổ biến lệnh từ Kinh thành Huế nên những trấn miền Nam không biết để truy lùng các giáo sĩ. Sau đó vì Bộ Lễ thúc mãi, và ông nghĩ rằng triều đình cần thông dịch nên chọn ba vị thừa sai là Giám mục Gagelin, Taberd và linh mục Odoric rành chữ Hán Nôm gởi ra Huế.
Đức Giám mục Taberd kể trong một bức thư đề ngày 28.4.1828: “Danh tước của ông là Thượng công, ông đứng đầu hàng quan giai và là nhân vật độc nhất mà nhà vua kính nể”; “Thấy rõ ý hướng cừu địch của nhà vua đối với Thánh giáo, chúng tôi bèn biên thư cho vị đại quan này và nhờ nhiều nhân vật trần thuật với ông tình cảnh của chúng tôi, nhất là thảm trạng ở Bắc kỳ. Nghe kể tình cảnh khốn khổ đó, ông la lên: Tôi không hay biết gì hết về sự việc đó. Các cha cố Pháp có phạm trọng tội chi mà ngược đãi họ?... Tôi sẽ đi ra Huế và tôi sẽ tâu với nhà vua.
Đức Thượng công Lê Văn Duyệt không tán thành chủ trương cấm đạo Công giáo, “vì sự nghiệp mà vô ơn” của vua Minh Mạng, chỉ vì quan niệm hẹp hòi “bế quan tỏa cảng” lỗi thời, rồi đây sẽ đem đến mất nước. Nhìn trước thấy hậu quả đó, nên Đức Thượng công đã lên tiếng can ngăn triều đình Minh Mạng."[3]
"Dù Lê Văn Duyệt đã chết (ngày 25/8/1832), vua Minh Mạng vẫn giữ lòng hận thù. Vua bãi bỏ chức Tổng Trấn, lập toà án xét xử Lê Văn Duyệt tội hà lạm công quỹ. Vua cho đào mả và san bằng mộ bia khiến cho người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chống lại triều đình. Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi cũng là một lý do thúc đẩy vua Minh Mạng thù ghét và bách hại người Công giáo và tạo nên những hiểu lầm về Thánh tử đạo Joseph Marchand Du. Ngày 8/9/1835, quân triều đình chiếm lại được thành Phiên An (Gia Định). Vua truyền chém đầu, phân thây 1.994 người, trong đó có cha Phước, cha sở Chợ Quán, và chôn chung trong một hố sâu gọi là Mả Ngụy. Sáu người còn lại bị giải về kinh đô Huế, trong đó có cha Marchand Du, người đã bị Lê Văn Khôi dùng vũ lực ép phải vào thành Phiên An, vì tin tưởng cha có phép màu và lôi kéo được các tín hữu chống lại triều đình, như các thư cha Marchand Du còn để lại đã minh chứng điều đó. Thật ra, trong số 2.000 người phản loạn, chỉ có 26 người đàn ông và 40 đàn bà trẻ con là người Công giáo Một câu hỏi đặt ra cho những người thời trước và ngay cả thời nay: tại sao người Việt Nam thời đó lại theo đạo Công giáo bất chấp những thử thách, gian lao?"[6]
Hãy đi đập hết những công trình sau đây: Nhà Thờ Đức Bà, Dinh Toàn quyền Đông Dương, Dinh Thống sứ và Phủ Thống sứ Bắc kỳ, Tòa án, Nhà hát Lớn ở Hà Nội; Tòa Đốc lý Sài Gòn, Bưu điện, Dinh Thống sứ Nam Kỳ, Nhà hát Lớn ở TP Hồ Chí Minh, Ga Đường Sắt, Bệnh Viện Saint Paul, Bệnh Viện Pasteur, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Sân Bay Gia Lâm, Chợ Đồng Xuân,...Rồi tao nói chuyện tiếp.
https://preview.redd.it/nqqhe1d44j0d1.png?width=750&format=png&auto=webp&s=bce1e63393d807389b786bf51cb0f6948ae48aa2
Thật vậy, khi muốn xét lại các bậc tiền nhân trong lịch sử, hãy xét đủ cả hai khía cạnh là CÔNG và TỘI, có CÔNG VỚI AI và TỘI VỚI AI, CÔNG Ở ĐÂU và TỘI Ở ĐÂU. Người nào không hiểu biết, có tư duy đóng, phiến diện và một chiều thì dễ lậm vào cái bài chỉ trích tiền nhân trên tất cả các khía cạnh, trên tất cả các nền tảng xã hội, mà do tụi đản nó cố tình thúc đẩy những sự xét lại với các trang fanpage liên quan lịch sử trên phở bò. Ngoài ra, một người có tư duy phản biện vững vàng thì sẽ biết đặt câu hỏi với những thứ mình được dạy. Nếu tụi mày vẫn chưa biết thì phần đa những trang lịch sử mà tụi mày đang theo dõi là của tuyên láo hết.
Và tư duy nhị nguyên, không phải cái này thì phải cái kia, không cái kia thì phải cái này, chính là thứ giết chết chức năng tư duy phản biện của tụi mày.
Ví dụ cho một câu thôi: "Gia Long cõng rắn cắn gà nhà". Nó chỉ viết như thế, và vì một câu viết này ở trong sách mà biết bao thế hệ chỉ xem ông Vua này là thằng chó. Kết thúc ví dụ ngắn gọn này ở đây.
Hay "Menđen là một linh mục bất đắc dĩ", chắc chắn tụi mày cũng bị lùa gà, dắt mũi qua môn sinh học rồi đây. Thật ra thì ổng không có "bất đắc dĩ" đâu, ổng là linh mục thật được phong chức thật vào đúng thời điểm có thể được thụ phong thật.
https://preview.redd.it/wglwykp94j0d1.png?width=1155&format=png&auto=webp&s=dd760d98333e2ceb69ea872aed68bd9f3351eff9
"Linh mục Mendel (1822-1884) sinh tại thị trấn Hyncice, vùng Moravie (thời điểm ấy là lãnh thổ của Áo, nay thuộc CH Czech) trong một gia đình nông dân nghèo. Từ nhỏ, cậu bé Mendel đã được thầy cô quý mến vì học xuất sắc, lại rất kiên nhẫn và ham học hỏi. Ngoài giờ đến trường cậu luôn phụ giúp ba các công việc trồng trọt ở nông trại của gia đình nên rất gắn bó với cỏ cây, hoa lá. Năm 1843, được sự giới thiệu của một thầy giáo, Mendel xin gia nhập học viện của dòng Augustinô tại Brno (phía nam vùng Moravie) và thụ phong linh mục năm 1847. Vị linh mục trẻ được bề trên tiếp tục tạo điều kiện để học tập và nghiên cứu để tham gia vào việc giảng dạy sau này vì dòng Augustinô có nhiều hoạt động trong lãnh vực giáo dục.
Năm 1868, cha Mendel được bầu làm bề trên của tu viện Brno. Với trách nhiệm mới, ngài không thể dành quá nhiều thời gian với các cây đậu Hà Lan như trước, mà chuyển sang tìm hiểu một số lãnh vực như khí tượng học và thiên văn học. Năm 1884, cha đẻ của ngành di truyền học với 3 định luật Mendel nổi tiếng đã qua đời vì suy thận."[4]
=> Đéo bất đắc dĩ tí nào. Tụi mày đã bị chúng nó lừa.
2. Quan điểm của Giáo Hội và hầu hết giáo dân về những cuộc đàn áp và mâu thuẫn ở trên.
Nói về các mâu thuẫn trong lịch sử này, có một vài điều sau đây cần được làm rõ để giúp cho bài viết được khách quan nhất có thể:
- Thứ nhất, xét trên bối cảnh và góc nhìn của lịch sử. Bối cảnh của các triều đại Vua Chúa lúc ấy vẫn là thời phong kiến, được kế thừa và ảnh hưởng bởi Bắc Quốc và các quốc gia lân cận, đoạn này nói hơi chủ quan và cảm tính, nên hẳn là sẽ cảm thấy bị choáng ngợp và sợ hãi trước các ý niệm, concept và văn hóa của Tây phương, trong đó bao gồm cả một tôn giáo mới toanh hoàn toàn và chẳng ăn nhập tí nào với nền văn hóa của đất nước mình cả.
Các lãnh đạo Á Châu sợ chúng sẽ phát triển và trở nên lớn mạnh, lấn át đi cả những giá trị văn hóa của đất nước mình, và các biện pháp đàn áp được đưa ra ban đầu là khá hiển nhiên và là quy luật tất yếu. Nền văn hóa, văn minh Tây Phương hiện đại, đi trước cả bao nhiêu trăm năm với nhiều vĩ nhân và thiên tài, chẳng có lẽ nào lại không sợ bị họ lấn át.
+ Ví dụ như khi Thiên Chúa Giáo cập bến ở nước Anh Cả:"Đức tin Kitô giáo lần đầu tiên được đưa đến Trung Quốc vào năm 635 sau Công nguyên bởi các nhà truyền giáo Ba Tư [...] Người Ba Tư đã dịch một phần Kinh thánh và các tài liệu khác sang tiếng Trung Quốc, thường sử dụng các thuật ngữ Đạo giáo và Phật giáo để truyền đạt ý nghĩa của chúng. Nhưng do cuộc đàn áp nghiêm trọng dưới thời hoàng đế Đường Vũ Tông (Lý Viêm) vào năm 845 sau Công nguyên, nó đã mất đi chỗ đứng ở Trung Quốc, nhưng vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng Cơ đốc giáo trong các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Giữa thế kỷ thứ chín và thế kỷ thứ mười chín, người Công giáo La Mã và người Tin lành đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để truyền Phúc âm đến Trung Quốc. Nhưng không có nhiều người cải đạo được. Mãi cho đến khi có bước tiến lớn của phong trào truyền giáo Phúc âm vào thế kỷ 19 thì người ta mới đạt được những tiến bộ đáng chú ý."[5]
https://preview.redd.it/jncsjh7l4j0d1.png?width=1200&format=png&auto=webp&s=986797e36cb590c98500325df51de7e13426d61f
+ Các tu sĩ dòng tên thời đó qua Trung Hoa để tìm hiểu Trung Hoa và truyền bá đạo Ki Tô. Họ đem khoa học để giúp đỡ triều đình, được cả lòng vua và đại thần; mà khôn kheo biết tôn rọng tục lệ Trung Hoa, Ki Tô giáo rất khắt khe, tuyệt đối cấm tín đồ thờ thần nào khác, chỉ được thờ Đức Chúa Trời thôi, các tu sĩ Dòng Tên, khoáng đạt hoặc mềm dẻo hơn, để tín đồ Trung Hoa tiếp tục thờ Khổng Tử vì họ nghĩ rằng Khổng Tử không phải là một vị thần, thờ Không Tử chỉ để tỏ lòng ngưỡng mộ một đại luân lí gia thôi. Họ cũng không cấm thờ phụng tổ tiên nữa, vì cúng vái ông bà cha mẹ đã khuất là tỏ lòng nhớ ơn các người, kính trọng các người như khi các người còn sống.[5]
+ Ki Tô giáo cấm sự sùng bái ngẫu tượng (idolâtrie) mà thờ Khổng Tử, và thờ tổ tiên không phải là thờ ngẫu tượng như Diêm Vương, ông Thiện, ông Ác, thần Tài…Nhưng các tu sĩ dòng Thánh Dominique và dòng thánh François d’Assise trái lại, chẳng hiểu tục lệ, truyền thống Trung Hoa, mạt sát cả thần học và lễ nghi Trung Hoa, cho là phát minh của Quỉ, phản đối kịch liệt Dòng Tên, trình lên với Giáo hoàng, và năm 1704 Giáo hoàng phái một nhà truyền giáo, Tournon, qua Trung Hoa bắt Dòng Tên phải tuân lệnh Giáo hoàng, cấm tín đồ Trung Hoa thờ Khổng Tử, tổ tiên; tu sĩ Dòng Tên nào không tuân lịnh thì phải rời Trung Hoa liền.
+ Vua Khang Hi rất có thiện cảm với Ki Tô giáo, giao các hoàng tử cho tu sĩ Dòng Tên dạy dỗ, có hồi ông có muốn theo Ki Tô nữa với một số điều kiện nào đó. Khi Giáo hoàng cấm các tu sĩ Dòng Tên như trên, ông rất bất bình, Giáo hoàng là ai mà dám xen vào việc nước của ông như vậy? Và ông liền nhốt Tournon vào khám ở Macao; ít năm sau Tournon chết trong khám. Đồng thời ông ban một sắc lịnh đuổi hết những tu sĩ Ki Tô giáo nào không theo những nguyên tắc của Matteo Rici (tức của Dòng Tên).
=> Từ các sự kiện này, sau khi các giáo sĩ người Bồ đi thuyền đến Việt Nam để truyền giáo thì các đời Vua - Chúa trong lịch sử Việt Nam cũng đã sử dụng lại cùng những biện pháp tàn sát, sát phạt cách vô lý và ác ôn, máu lạnh giống như nước Anh Cả vậy.
Để có một góc nhìn đa chiều và khách quan hơn thì các tu sĩ người Bồ và Pháp này cũng đã nhận lệnh từ Giáo Hội Tây Phương để đi đến hầu như tất cả các nước, trong đó bao gồm Châu Á. Một trong những mục đích đầu tiên của họ là để chiếm lĩnh quyền sử dụng những phần đất, hoặc có thể thêm vào một ý là để chuẩn bị cho công cuộc đô hộ về mặt văn hóa và tôn giáo, ở Việt Nam trước bằng cách xây dựng nên những nhà thờ, nhà dòng, nhà nguyện, đền thờ.
- Thứ hai, xét trên quan điểm của giáo hội Công Giáo đối với lịch sử du nhập và phát triển, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã viết:
"Tìm lại dòng lịch sử không phải là chúng ta muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn, những mối bất hòa, xung đột, nhưng là để giúp nhau nhận ra hồng ân Thiên Chúa trong mọi biến cố thăng trầm, tạo nên sự cảm thông giữa mọi thành phần dân tộc và xây dựng nền văn hoá Công giáo Việt Nam (GHVN) theo đường hướng hiệp thông và đối thoại của Công Đồng (CĐ) Vaticanô II đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần nhắc đến."[6]
Như lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong sứ điệp gửi cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1960-1985):
"Nếu hạt giống hôm qua gieo vào lòng lịch sử đã có một quá khứ oai hùng, cũng sẽ bảo đảm muôn phần phong phú cho tương lai mùa hoa nở trong vườn hoa Giáo Hội Việt Nam của quý chư huynh "[7]
Hay như Linh Mục Phao lô Nguyễn Thành Sang đã viết trên trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:
https://preview.redd.it/65loirpo4j0d1.png?width=660&format=png&auto=webp&s=ce85e289adfac870f3f754e6e7789990b465a671
"Nói đến lịch sử, chúng ta thường nghĩ ngay đến quá khứ. Mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều có quá khứ của mình. Và chúng ta thấy rõ quá khứ là thành phần quan trọng tạo nên căn tính của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc ở hiện tại và cả tương lai. Vì có quá khứ, nên những thời điểm quan trọng thường được nhớ đến: những niềm hạnh phúc, những nỗi xót xa, những hạnh ngộ, những chia lìa, những được mất... Chúng ta gọi đó là ký ức lịch sử. Ký ức lịch sử giúp mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc hiểu rõ chính mình hơn ở hiện tại."[8]
Như đã trích dẫn ở phần [c] phía trên, một trong những giai đoạn mà Công Giáo bị đàn áp ác liệt nhất hẳn phải là vào những năm cuối thế kỷ 19 với hai phong trào đình đám là Văn-Thân và Cần-Vương, và rất nhiều cuộc đàn áp lớn khác sau đó. Và con số người Công Giáo tử vong sau hai chiến dịch này chắc chắn vẫn còn chưa đầy đủ và không chỉ nằm trong vỏn vẹn sáu chục nghìn người.
"Các vị vua chúa cho rằng đạo Công giáo dạy nhiều điều trái ngược với luân thường đạo lý khi cổ vũ ý niệm dân chủ cho rằng mọi người đều là anh em con của một Đức Chúa Trời và không ai có quyền sinh sát trong tay như ông vua trong chế độ quân chủ, cổ vũ hôn nhân “một vợ, một chồng” trái với tục đa thê có từ lâu đời trong xã hội, và chủ trương nam nữ bình đẳng đi ngược với quan niệm ngàn đời của Nho giáo “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Hàng chục ngàn giáo dân (khoảng 30.000) đã bị giết chết chỉ vì muốn bảo vệ đức tin và những sự thật đó. Họ chấp nhận bị tù đày, bị ngược đãi, bị cướp bóc tài sản, bị phân sáp vào các làng người không có đạo để làm nô lệ chứ nhất định không bỏ đạo. Trước tình cảnh đó, các vị thừa sai nước ngoài đã đi tìm một giải pháp mới, khiến cho sau này người Pháp có điều kiện can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực" \6])
Qua những cuộc đàn áp xuyên suốt lịch sử này, danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên đến 117 người, trong đó có một Á Thánh khá nổi tiếng với đại đa số người Việt nói chung, đó là Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp - một linh mục đứng ra bảo vệ mạng sống cho các giáo dân cùng bị bắt như mình và đã bị sát hại vào năm 1946.
Trong phần "4.1. Giai đoạn thử thách (1802-1886)", mục "Đi tìm con đường sống", TGP Sài Gòn viết rằng:
"Câu trả lời đơn giản là người Công giáo thời đó muốn đi tìm con đường sống trong cái lẽ tử sinh của kiếp người. Hơn nữa, với những sắc dụ cấm đạo, nhiều người đã gặp khó khăn trong việc học hành, thi cử, làm lụng, bán buôn. Có người còn bị đày ải, giết hại. Họ vẫn muốn sống với tất cả niềm vui của Phúc Âm và muốn chứng minh những sự thật của Phúc Âm."[6]
Cũng trong mục này có viết:
"Về phương diện kinh tế, người theo đạo cực khổ tư bề vì bị áp bức bởi bọn cường hào ác bá trong làng, vì sưu cao thuế nặng, vì bị cấm hành nghề. Họ chỉ còn cách từ Bắc xuôi vào miền Nam, đến những phiên trấn mới mở, sống chung với những kẻ bị kết án lưu đày, cùng che giấu lai lịch của mình bằng những tên gọi trống không: anh Hai, chị Ba, cô Tư... để được yên thân giữ đạo. Họ sống đùm bọc lẫn nhau, coi nhau như anh em họ hàng, nên gọi là “họ đạo” hay “giáo họ”, truyền nghề cho nhau để cùng làm cùng hưởng, làm ra cái gì cũng phải thật tốt, bán ra cái gì cũng phải thật rẻ, lúc nào cũng nói thật, nói thẳng để khỏi làm “ô danh Chúa và nhục cho người có đạo”. Nhờ đoàn kết yêu thương như thế, người có đạo luôn sống sung túc, nên mới có câu “theo đạo lấy gạo mà ăn."[6]
Quan điểm cá nhân của tao, cũng như các giáo dân, về những sự kiện đàn áp, trên phương diện là một người Công Giáo, đó là: không cần phải quá tiêu cực hay quá bi lụy về những sự kiện trong quá khứ để ôm thù hằn; người Công Giáo không bao giờ được giữ một tư tưởng độc hại như thế. Vì sao? Vì nó vốn đã qua rồi và dù ta dù có nói dài mãi cũng không thay đổi được gì, chỉ nên ghi nhớ và tập trung sống cho hiện tại.
https://preview.redd.it/ijmojfiu5j0d1.png?width=1208&format=png&auto=webp&s=fdd9db6af67d197ce3c06e4557db12e592b46637
Điều sáng suốt và chính xác nhất cần phải làm đó là vạch trần được những tội ác này qua một góc nhìn văn minh, tha thứ và hợp thời đại hơn, được thể hiện qua tinh thần Công giáo. Tinh thần đó được thể hiện như thế nào? Ở trong hai câu sau đây:
"Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lu-ca 23,34)
Hay,
"Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ ra cả má bên trái nữa” (Mát-thêu 5,39).
Cả hai câu Lời Chúa này đều hướng đến một tinh thần chung gọi là "tha thứ cho kẻ thù" đầy riêng biệt mà hầu hết các giáo dân Công Giáo như tao đã được rèn giũa và ghi nhớ kể từ thuở nhỏ.
Đó là nói theo kiểu sách vở của Kinh Thánh. Nếu nói theo kiểu con người bình dân trần thế thì đó gần như là một cách chiến thắng, vì cơ bản là: bố cao thượng hơn chúng mày, những thằng tội phạm, thằng giết người, thằng bắt nạt,...Thằng phạm tội lỗi vô lý với tao là thằng thua cuộc, và tao không có lý gì phải ghanh đua hay ghen ghét đối với một thằng như thế, nó sẽ hạ thấp nhân phẩm và danh dự của tao khi làm phép so sánh ấy mất.
Đây là nói theo kiểu phường chợ búa, nhưng Hội Thánh không có dạy như thế nên tao xin rút lại câu vừa rồi.
Tinh thần của người Công Giáo thì đã nói ở trên. Nó không phải là lúc nào cũng luôn trong trạng thái thù như tụi mày vẫn nghĩ, vừa mất thời gian mà lại chẳng được tích sự gì, chỉ có thể nhìn lại các sự kiện này như một vết đạn bắn trượt bay qua vai: Cảm ơn vì đã có các Thánh Tử Vì Đạo, chính vì thế Công Giáo mới được lớn mạnh như ngày hôm nay, bằng sự hy sinh cao cả, không phải bằng cầm đao cầm súng lên bắn nhau đoàng đoàng như mấy thằng đầu đường xó chợ.
Và chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy sự khác biệt to lớn đối với tinh thần hiếu chiến, máu lạnh của thằng đản cọng sả, mà tụi mày hay thường so sánh hai thứ đéo liên quan với nhau, thì hôm nay tao so sánh giùm cho đây. Lần sau đỡ phải hỏi.
3. Sự lợi dụng bàn đạp phát triển của Công Giáo để tuyên truyền mị dân.
https://preview.redd.it/96uk07b55j0d1.png?width=600&format=png&auto=webp&s=695685d5a2b33af7a94f49dbe3897acab6241c8b
"Từ ngày 8 đến 11-3-1955, 191 đại biểu, trong đó có 46 linh mục, tám tu sĩ và 137 giáo dân đã về thủ đô Hà Nội dự Đại hội thành lập Ủy ban Liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, với tôn chỉ là: Nâng cao tinh thần kính Chúa, yêu nước của người công giáo. Cùng toàn dân củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do, tạo điều kiện để hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc. Đoàn kết với toàn dân, đập tan mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của đế quốc. Tôn chỉ đúng đắn đó đã mau chóng được sự tán thành của nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước."[9]
Chẳng hạn gần 2 năm vừa qua có một sự kiện có thể xem là chấn động trong toàn thể cộng đồng CG Việt Nam, đó là về ông Linh Mục Gioan Baotixita (JB) Hồ Hữu Hòa. Một người quá khứ từng là đảng viên, đệ của Vũ Nhôm, và là một thầy bói đã từng bị kết án hơn 2 năm tù giam.
https://preview.redd.it/9ufhg7jk5j0d1.png?width=1280&format=png&auto=webp&s=8229a3b6cc49585f4fd811010a2f1efde44e7a6a
Cả Giáo Hội và giáo dân Việt Nam sau khi biết được thông tin này thì cực kỳ tức giận và chỉ trích ông Hòa thậm tệ, nhưng sau đó nhờ các linh mục lên viết bài phân tích và giúp hạ hỏa lại thì "vụ án" mới chìm dần xuống. Để nói đúng sai về sự vụ này thì không có gì nhiều. Rất nhiều linh mục hiện tại có quá khứ là đảng viên hoặc từng làm cho các cơ quan nhà nước, nhưng khi họ thụ phong và thực hiện sứ vụ truyền giáo thì họ vẫn là những người dẫn dắt giáo dân trên con đường vác thập giá Chúa.
https://preview.redd.it/cfx2uivj5j0d1.png?width=1280&format=png&auto=webp&s=b75018b8085cf3490f2b3b5bc73fa4b1dcebeee8
Cho nên công kích cá nhân, nhục mạ JB Hồ Hữu Hòa không phải là một con đường đúng đắn nên làm, mà Chúa cũng không có dạy công kích người khác. Vả lại, linh mục Hòa cũng đã phải đi học thần học 4-5 năm như bao người, chỉ là đang bị treo chén ở Giáo phận Vinh, nơi xuất phát của ông, nhưng được làm lễ ở Giáo phận khác.
Hai chữ "dẫn dắt" ở đây rất quan trọng. Các giáo dân sợ sẽ có ngày vô tình bị "dẫn dắt" bởi sự cài cắm về từ ngữ, ý niệm cũng như cách truyền đạt, truyền tải thông điệp của những linh mục có quá khứ là đảng viên như trên. Chẳng qua họ quá lo xa mà thôi.
Theo như tao, một giáo dân gần ba chục năm đi lễ và tham gia các hoạt động ở nhà thờ, thì người Công Giáo miền Nam hầu hết đều có tư duy phản biện chứ không phải loại nói gì thì nghe đó. Ngay cả ông nội tao với hội bạn của ổng cũng khịa mấy ông linh mục như hát hay mỗi khi ổng đưa những ví dụ phiến diện, một chiều, vô lý, không liên quan vào các bài giảng của mình, hay thực hiện những chiến dịch không phù hợp, không thiết thực, hay chụp ảnh tự sướng trên phở bò hơn là truyền giáo,...Sự tự do là ở đó, mày được quyền phê phán, chỉ trích, chê bai nếu họ có làm gì đó không tốt với cái chức danh của mình, ở đây là chức sắc tôn giáo.
Gần đây đang có các tin đồn và đủ thứ lùm xùm về bộ phận các giám mục và ban trị sự Công Giáo ở Giáo Phận Vinh ngoài Nghệ An, về việc đản cài cắm cán bộ vào các chức sắc.
Thật vậy, phò có phò xuất gia, Cha thì cũng có Cha đồng chí. Theo đạo, theo Chúa chớ không phải lúc nào cũng nên theo Cha. Các linh mục chỉ là người dẫn đường, điều hướng, hỗ trợ giáo dân trở lại chính đạo để không phạm tội lỗi, sống đời sạch trong. Nhiều người ngoài cố tình không hiểu lại cứ tưởng các Cha là nhất, thật ra là nhì là ba thôi. Bên Vatican ít nhất cũng là nhì.
https://preview.redd.it/l8w1oqkx5j0d1.png?width=512&format=png&auto=webp&s=92f2b8924fc000d4730e8751c2d60fd80a7bfd2c
Và việc JB Hồ Hữu Hòa được nhậm chức ở trên kia cũng là một trong số các lùm xùm ấy.
Ở đây thì tao cần nhiều trích dẫn và ghi chép hơn bình thường nên tụi mày chịu khó đọc dài một tí.
"Tuy nhiên, những làng Công giáo trù phú kia lại trở thành mồi ngon cho một số người, nhất là khi những người này được thúc đẩy cướp phá, nhân danh lòng ái quốc trong phong trào Văn Thân. Để đối phó trong cơn bách hại gắt gao, người có đạo rủ nhau trốn vào những nơi hoang vu, phá rừng làm rẫy như La Vang, Trà Kiệu ở miền Trung và nhiều vùng xa, vùng sâu ở miền Nam. Không ngờ, chính lối sống này lại làm cho quê hương phát triển về mặt kinh tế, mở mang bờ cõi quốc gia.
Đến đây, ta có thể hiểu tại sao đạo Công giáo lại phát triển nhanh chóng ở Việt Nam vì đạo chỉ cho người dân con đường sống khỏe mạnh, tốt đẹp, khôn ngoan, sung túc, cao quý, xứng với phẩm giá con người. Vì thế, dù phải chịu đựng thiệt thòi, bất công, thậm chí bị giết hại, nhiều người vẫn theo đạo cũng như các tín hữu vẫn trung thành với Chúa và yêu thương nhau. Số tín hữu vẫn không ngừng gia tăng trong cả 2 miền Nam Bắc ngay trong những giai đoạn thử thách cam go nhất."[6]
Để nói sơ sơ về Giáo Phận Vinh thì mời đọc về sự kiện sau.
https://preview.redd.it/ienmid269j0d1.png?width=800&format=png&auto=webp&s=bbce22a2573d8f320f9d10a2cb36d31d47aec2cc
"Ngày 12/6/1987, tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ” do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới - Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào Công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ:
Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu.
Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt Minh của mặt trận Thừa - Thiên - Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp.
Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, thực lòng cũng không dám hi vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, Người lại ở quá xa và bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước.
Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:
1- Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.
2- Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.
Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được nhiệm vụ, chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.
Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri."
Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007)
Nói về văn chương tuyên truyền rặn ỉa lợi dụng sự phát triển của CG thì có rất nhiều, nhưng chung quy lại thì tụi cảng và nhà lướt gộp chung chuyện sống đạo với chuyện thực hiện và nương theo các chính sách ngu dân của đản. Nhưng người Công Giáo không vì cái cá nhân mà lấn át đi cái chung. Chẳng hạn bài giảng hôm Chúa Nhật vừa rồi ngày 12 tháng 5 ở Giáo Xứ của tao.
Đại loại là Hội Thánh chỉ trích lối sống lúc nào cũng mơ mơ màng màng mà không quan tâm đến cái ở đời này là lan tỏa và thực hiện tình yêu thương giựa con người, đồng loại với nhau - cái gốc và điểm quan trọng nhất của tình yêu, và cũng đồng thời chỉ trích lối sống mà chỉ chăm chăm xây dựng tài sản ở đời này mà không quan tâm đến những tài sản vĩnh cửu trên thiên đường của mình.
https://preview.redd.it/gtgnckii9j0d1.png?width=639&format=png&auto=webp&s=8d2311032b604c116a6531655fd76befaddbc973
Những ý niệm này hầu hết nghe có vẻ xa vời với người ngoại đạo và lương giáo nhưng đối với giáo dân tụi tao thì đó là chuyện bình thường phải làm. Ý niệm này thường được gọi dưới 4 từ là "tốt đời, đẹp đạo", không hề có chuyện Hội Thánh Việt Nam cấm đoán người Công Giáo tham gia vào các tổ chức chính trị hay gia nhập Đảng Cộng Sản như vẫn thường được lan truyền.
Và một lần nữa, tụi mày lại bị dắt, không phải giáo dân nào cũng chống cộng. Không phải 9 nút nào cũng chống cộng như tao. Không phải 9 nút nào cũng là người Công Giáo. Đó là một ví dụ về thiên kiến kẻ sống sót. Và không phải cứ là người Công Giáo thì nghiễm nhiên là không thờ hay từ mặt tổ tiên. "Sự thiếu hiểu biết của con người là không có giới hạn, quan trọng là họ không chịu tự thân tìm tòi" (Câu này là của tao, khỏi tìm nguồn).
https://preview.redd.it/42rqwfll9j0d1.png?width=750&format=png&auto=webp&s=29522842803f4a94c0bff1a660cb2714a3dc5638
Và tao thấy có một vài sự ác cảm và quan điểm, lời đồn tai hại về người Công Giáo mà thường người ta hay nói, đó là các từ khóa sau: toàn phản động, cuồng tín, thờ ngẫu tượng, thiếu tư duy phản biện, ích kỷ, hẹp hòi, cổ hủ,...Các từ khóa này sẽ được giải thích rõ hơn vào mục 5 ở phần 2 tiếp theo.
(Còn tiếp)
submitted by fillapdesehules to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.14 05:34 Kindly-dude1 Làm thế nào để biến bò cái về thành người?

Dạo này sub nhiều bài viết chủ đề “Con bồ tao là bò đỏ” quá nên tao sẽ lên bài viết này để chia sẻ kinh nghiệm cho các huynh đệ thanh niên trẻ tuổi trong sub cách giúp cho con bồ trở lại làm người và thoát kiếp bò đỏ.
Thật hồng phúc cho những cô gái có thể tự nhận thức được thế nào là sự thật, và cũng hồng phúc cho những chàng trai nào có ở bên mình những nàng ấy. Nhưng sự thật là 90% bọn gái xung quanh mày sẽ “hồng” ở một mức độ nào đấy, dù ít hay nhiều. Vậy nên trang bị những kỹ năng cần thiết để khiến gái quay xe về làm người là rất quan trọng.
Nói sơ qua về cá nhân tao, thời sinh viên tao đã có tổng cộng 4 con ghệ, 2 con trong số đó là bò đỏ chính hiệu, đỏ rực rỡ luôn. Một con là chức phó gì đấy trong đoàn thanh niên Hôi Chết Mẹ, một con là con nhà cán bộ. Tốt nghiệp xong thì tao đi nước ngoài nên từ đó tới giờ cũng không gặp bò đỏ mấy nữa.
Tao đã tự diễn biến tự chuyển hóa từ khi còn học cấp ba nên sự tiếp xúc với chúng nó khiến tao tưởng như mình đang nói chuyện với hai con robot. Đéo gì chứ, đến mấy cái môn tư tưởng với mác lê mà chúng nó còn ngồi nghe một cách say sưa, phát biểu hăng hái thì biết rồi. Nhưng sau một thời gian quen tao thì cũng bị tẩy não ngược hết. Con bé nhà làm cán bộ còn có lần bảo tao là giờ nó đéo thể nghe một cách bình thường các bài “giáo huấn” của nhà nó và ở trường về yêu nước yêu đảng nữa. Nó nói “giống như có mỗi anh với em đang tỉnh còn quanh em ai cũng đang ngủ”.
Tao kể ra không phải để khoe mà là để chúng mày thấy tao ít nhiều có kinh nghiệm trong cái vấn đề này. Các kế sách tao đưa ra đều khá dark và thực tiễn chứ éo có mộng mơ mộng tinh gì cả, vậy nên chống chỉ định mấy thằng simp lỏ, cửa dưới, hầu hạ gái, thờ gái, nhát gái, feminist. Lý do tại sao, lát nữa đề cập. Nếu thuộc cái diện này thì mời lượn sang chỗ khác, đọc xong sốc văn hóa đừng bảo tại tao. Ngoài ra thì cũng chỉ áp dụng trong trường hợp gái mới, còn nếu đang là người yêu sẵn rồi (khoảng hơn 2 3 tháng gì đấy) mà lòi ra nó là con bò đỏ thì... Chơi nốt rồi kiếm cớ chia tay sớm đê, hehe.
Trước hết chúng mày cần phải hiểu một điều: tại sao gái nó lại làm bò đỏ? Vì nó tin, vì nó bị tẩy não, vì nó bị nhồi sọ từ bé tới lớn? Các câu trả lời trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Nó chỉ là điều kiện cần. Bọn mày trả lời như thế là thiếu, không hiểu tâm lý phụ nữ, không hiểu bản chất con người.
Điều kiện đủ nằm ở yếu tố CẢM XÚC. Chúng ta đều biết đàn bà thiên về cảm xúc hơn đàn ông rất nhiều. Cái này không phải chê đàn bà mà sự thật nó là như thế, thằng nào thích phản đối thì kệ con mẹ mày, đéo muốn chơi theo quy luật sau này gặp họa thì tự đi mà chịu, đừng trách không ai nói trước.
Đàn bà có thể trở nên giàu cảm xúc thường xuyên và thể hiện ra bên ngoài nhiều hơn đàn ông, cả một cách vô thức lẫn ý thức. Cảm xúc cũng ảnh hưởng tới suy nghĩ, quyết định, và hành vi của đàn bà nhiều hơn đàn ông.
Vì vậy nên một khi tìm thấy một cái gì đó có thể khuấy động cảm xúc mãnh liệt, đàn bà sẽ mê nó vô cùng. Tại sao đàn bà nó lại thích phim tình cảm drama sướt mướt Tàu Hàn? Các ông đừng tưởng đàn bà nó thích bộ phim, cái nó thích là cái cảm xúc mà bộ phim mang lại cho nó.
Và tư tưởng chính trị cũng giống như thế. Cái gì làm cho gái dạt dào cảm xúc, nó sẽ sống chết mà tin theo và một mực tôn thờ nó. Đấy là lý do tại sao cánh tả phương Tây thu hút đàn bà nhiều đến thế, vì nó đánh vào cảm xúc đàn bà quá mạnh, bao gồm (nhưng không giới hạn):
Ốp các thứ trên vào trường hợp bò cái (cộng với một số loại cảm xúc khác được khuấy động như lòng yêu nước, yêu quê hương, ngạo nghễ, tình đồng bào, hả hê trước phe thua cuộc, ăn cây nào rào cây đó, vân vân), thì thấy ngay. Khuấy động cảm xúc rất mạnh. Không phải ngẫu nhiên tại sao lại có những thứ như “hội phụ nữ”, “ngày phụ nữ Việt Nam” đâu nhé. Phụ nữ đóng vai trò rất lớn trong tuyên truyền và nhồi sọ đấy, chính là vì cái lý do trên. Cơm sườn hiểu rất rõ cái này.
The feminine section of the proletarian army is of particularly great significance. The success of the revolution depends on the extent to which women can take part in it” - Lenin. Tạm dịch: “Bộ phận nữ giới của đội quân vô sản có vai trò vô cùng lớn. Cách mạng thành công hay không phụ thuộc vào việc phụ nữ tham gia cách mạng sâu rộng đến đâu”.
Chốt lại phần trên: lý do quan trọng nhất khiến một đứa con gái trở nên cuồng cảng, cuồng xã nghĩa, cuồng cơm sườn là bởi vì những thứ đó khuấy động cảm xúc của chúng nó rất mạnh. Một khi đã làm được điều đó, nó sẽ nhất nhất mà đi theo.
Bởi vậy nên để biến một con bò cái về làm người thì khó hơn một thằng bò đực rất nhiều. Thằng bò đực sẽ vỡ mộng khi cho nó đủ nhiều thời gian, trải nghiệm, và sự chỉ bảo đúng đắn, bởi dù sao bản chất đàn ông cũng không cho phép nó tin vào khẩu hiệu mà phải là logic, fact. Nhưng bò cái thì rất khó, kể cả khi nó thấy “có cái gì đấy sai sai” nhưng nó vẫn cứ chọn hùa theo, bởi vì cái yếu tố cảm xúc đó.
NHƯNG, một chữ nhưng to đùng ở đây. Cái niềm tin nào có nền tảng là cảm xúc thì cũng như lâu đài trên cát. Có thể sụp đổ rất nhanh. Bởi lòng trung thành được xây dựng trên nền tảng cảm xúc thì không bao giờ bền vững. Thế nhưng tại sao nhiều thằng lại thất bại trong việc “chuyển hóa” con bồ mình vậy?
Vì chúng mày đều tiếp cận sai cách. Chúng mày làm từ ngọn trở xuống, tức là cho ghệ tiếp cận các loại thông tin trái chiều, như tao thấy một vài thằng đề xuất nào là kumahuy, rồi Hội Đồng Cừu, BPTC. Rồi thì tranh luận, đối thoại, nói chuyện, bla bla với hy vọng có thể “khai sáng”, “khai phóng” cho gái. Tất cả những cái này đều là hạ sách.
Vì sao hạ sách? Vì chúng mày sai một cái rất căn bản: đàn bà là sinh vật CẢM XÚC chứ không phải thuần logic như đàn ông. Chúng mày tiếp cận vấn đề theo góc nhìn của thằng đàn ông, nghĩ rằng nếu cho gái tiếp cận với sự thật, fact, lý lẽ thì nó sẽ hiểu ra. Sai lầm. Không khác gì chúng mày chửi nó ngu dốt, thiếu hiểu biết. Chúng mày chỉ càng bơm cho cái tôi của gái phình to ra và kích hoạt cái cơ chế phản kháng tự động. Chính vì vậy, cãi nhau với gái là hạ sách.
Tao hiến kế cho chúng mày là hãy tiếp cận vấn đề từ GỐC thay vì từ NGỌN. Gốc rễ vấn đề ở đây, như đã phân tích ở trên, là CẢM XÚC. Vậy thì chốt lại chúng mày phải là một cái thế lực có khả năng khuấy động cảm xúc phụ nữ còn mạnh hơn cả tuyên giáo. Tới lúc đó, cái sự trung thành dựa trên cảm xúc của gái sẽ chuyển sang mày.
Cái này có dễ không? Đéo dễ chút nào. Như ở trên đã nói, tuyệt đối chống chỉ định simp lỏ, thờ gái, feminist. Cái này sẽ đòi hỏi mày phải là một thằng MAN, ĐÀN ÔNG, cho ra dáng thằng đàn ông. Nó đòi hỏi mày phải dành thời gian ra mà tu tập rèn luyện bản thân, phát triển cuộc sống. Nó buộc mày phải trở nên kỷ luật, có mục tiêu rõ ràng, chăm chỉ, chịu khổ, nếm mật nằm gai.
Mày không thể giảng giải cho gái bất cứ cái gì nếu mày nằm ở cửa dưới trong mối quan hệ. Nó sẽ coi mày không khác gì thằng em trai, con chó cún. Mày hãy muốn bản thân mình trở thành một thằng khiến gái phải TÔN TRỌNG trước đã. Tức là mày phải có trong tay những thứ làm nên giá trị thằng đàn ông. Khi mày ở cửa trên, gái sẽ tôn trọng mày, nó sẽ nghe những gì mày nói và nó sẽ bớt có xu hướng phản kháng lại, như kiểu nói chuyện với một người anh trai sõi đời.
Tiền bạc địa vị thì rõ ràng rồi. Nhưng không phải tất cả, bằng chứng là tao thời sinh viên nghèo kết xác vẫn tán gái được. Mày phải là một nhân vật có cái gì đó vượt trội so với những thằng khác và so với gái, để gái phải tôn trọng mày. Thời sinh viên trên răng dưới dái cầm lái xe wave thì chỉ cần mày có cái SỨC MẠNH (thể hiện ở cơ bắp, thể thao), cái TINH THẦN (để đứng thẳng lưng ngẩng cao đầu mà sống, không khụy lụy gái) và cái TRẢI NGHIỆM, THÔNG THÁI để có thể có những cuộc hội thoại thú vị (và một phần nào đó là TUỔI TÁC, không nên lái máy bay và cũng hạn chế mấy con bằng tuổi thôi vì chúng nó thường chỉ coi mày kém hoặc ngang hàng). Vậy nên xách cái mông ra phòng tập gym đi, ra ngoài trải nghiệm cuộc sống nhiều vào, và chăm chỉ cày cuốc để mà có tiền.
Đấy là cái việc thứ nhất mày cần làm. Một lần nữa, điều kiện CẦN, không phải điều kiện ĐỦ.
Đây mới là đoạn tà đạo đây này, mấy thằng nice guy feminist né ra hết nhé.
Làm sao để thao túng cảm xúc của gái, để gái luôn dạt dào cảm xúc với mày và chỉ mày chứ không phải với mấy thằng bụng phệ tuyên giáo.
Nhìn vào cái này đi. Đồ thị hình sin.
https://preview.redd.it/xgym0uzr9b0d1.png?width=975&format=png&auto=webp&s=47409c55798e55f0208dfb4182ff08f508f584dc
Cái này thì có gì đặc biệt?
Nếu mày đã có sẵn những điều kiện cần ở trên (mày là một thằng được gái tôn trọng và mày nằm ở cửa trên trong mối quan hệ), thì mày hãy điều khiển cho cảm xúc của gái như cái đồ thị này. Là mày coi như nắm thóp cảm xúc của ả. Mày thắng.
Lúc thì tâng cho ả lên chín tầng mây, để ả được say trong cảm giác yêu thương hạnh phúc, cho ả cảm giác như thể mày là thằng hoàng tử bạch mã còn ả là nàng lọ lem, ả là cô thư ký Kim còn mày là chủ tịch Lee, mày có thể chiến cả thế giới này để bảo vệ ả. Lúc thì cư xử mất dạy chút, chọc vào cái tôi của ả, cho ả được ăn bơ cả buổi, khuấy động các loại cảm xúc như ghen, bực, lo lắng, bồn chồn; nói “không” với ả, ả làm gì sai thì phê bình thẳng thắn.
Lúc khác lại cho ả những cảm giác mà có lẽ trong cả cái môi trường sống của ả thì chỉ có mình ả là người đàn bà duy nhất được trải nghiệm, chẳng hạn thời sinh viên tao từng đi thi đấu mấy trận kickboxing nghiệp dư và thỉnh thoảng tao lại dắt con ghệ tao theo để nó được trải nghiệm cảm giác nhìn người yêu đấm đá loạn xạ trên sàn thi đấu, hú hét cổ vũ bên dưới, lo lắng bồn chồn khi thấy người yêu sắp đánh nhau... đó là một thứ mà không một đứa con gái nào khác ở trường tao được trải qua (vì tao không biết ai khác ở trường tao cũng đánh kickboxing giống tao hồi đó).
Đấy là cách mày có thể đưa gái lên một chuyến tàu lượn cảm xúc. Mày làm được điều này, con ghệ sẽ bám mày. Vì cuộc sống con ghệ giờ đây đéo khác gì một bộ phim Hàn Quốc với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Hãy nhớ: phụ nữ không muốn yêu ai đó, họ muốn được đau khổ vì tình yêu.
Tại sao mấy thằng simp gái tặng hoa đàn hát cho gái lại không thu được kết quả gì? Tại sao “hôn nhân là mồ chôn tình yêu”? Tại sao mấy con ghệ thi thoảng lại nói “Tao không biết nữa mày, ổng không được như hồi mới yêu tao”? Tại sao bad boy not good but good boy not fun?
Vì làm mất mẹ cái đồ thị hình sin kia chứ sao. Cứ đường thẳng băng băng chạy thì chuyện nó chán rồi muốn nghỉ chỉ là vấn đề thời gian.
Khi mày đã là một thằng mà gái tôn trọng, cộng với việc nó luôn được đi tàu lượn cảm xúc nhờ mày, nó sẽ quấn mày rất chặt và sẽ rất khó rời khỏi mày. Đến lúc đó thì mày có thể bắt đầu “khai phóng” cho nó.
Nhưng đến đây cũng phải cẩn thận. Không phải cứ đập fact vào mặt nó là ăn thua. Bọn mày phải hiểu rằng nó như người sống trong bóng tối quá lâu, khi ra ánh sáng sẽ phản ứng dữ dội. Việc tôn thờ cơm sườn đã là một phần của nhân cách nó rồi, nếu mày tìm cách nhồi cho nó những thứ đao to búa lớn ngay từ đầu thì sẽ không khác gì nói với nó rằng tất cả những gì nó tin vào từ trước tới nay đều là dối trá (dù đúng thế thật). Phản ứng sẽ rất dữ dội.
Mày hãy gieo cho nó những cái hạt giống thôi và để cho chúng tự nảy mầm. Đi từ cái nhỏ tới cái lớn. Và đừng có tranh luận, cái hạ sách nhất của bọn mày là tìm cách tranh luận với gái. Giữ cuộc hội thoại như cuộc kể chuyện giữa hai người mà thôi. Hãy nói như thể mày đang nói từ trải nghiệm của chính mày, bịa cũng được mà fact cũng được, bởi những cái đó sẽ khiến gái dễ đồng cảm nhất. Gái nó quan tâm chó gì chuyện bất công tham nhũng gì gì đấy ở đâu đâu. Lấy những cái ví dụ đơn giản, dễ thấy trong môi trường sống của bọn mày thôi.
Chẳng hạn như thời đó một cái ví dụ kinh điển của tao là việc bà cô khoa lý luận chính trị có hai thằng con trai quốc tịch Mỹ đế. Tao khơi gợi cái đó ra thôi, và bình phẩm vài câu châm biếm nhẹ nhàng, để cho gái nó có thể tự suy nghĩ. Chứ tao không nhảy bộp một cái vào việc cho nó xem những thứ như N10tv hay gì cả. Đến tận lúc tốt nghiệp tao còn không biết bất cứ một kênh nào và cũng chưa cho mấy con ghệ xem một cái gì trên mấy cái đó cả.
Dần dần khi nó có thể được thấy đủ nhiều thứ thì nó bắt đầu sẽ có những thắc mắc vụn vặt. Từ thắc mắc sẽ dẫn tới suy nghĩ hoặc đặt câu hỏi. Và còn ai có thể trả lời cho nó tốt hơn cái thằng người yêu mà nó luôn tôn trọng, kinh nghiệm dày dạn hơn nó, trải đời hơn nó, thông thái về nhiều mảng trong xã hội hơn nó? Mày trả lời, và cũng trả lời theo kiểu thủ thỉ tâm sự cuộc đời hơn là một bài thuyết giáo. Cái lợi của mày là ở chỗ đó, tuyên giáo vốn đã mang tính giáo điều và nhồi nhét thì giờ mày phải ngược lại: cảm giác nó phải thân tình, cá nhân hóa, gần gũi (một lần nữa, yếu tố cảm xúc). Đấy, rồi cứ dần dần mà đi lên.
Tổng kết lại, lý do cốt lõi khiến bò cái tồn tại là yếu tố cảm xúc. Vì vậy mày muốn giải quyết triệt để thì cái khả năng khiến cho gái dạt dào cảm xúc của mày phải mạnh hơn của tuyên láo.
Bài dài nhưng tao không muốn bỏ sót cái gì để cho bọn mày bức tranh toàn cảnh. Thấy hay thì cho tao một upvote. Còn thằng nào định chửi tao phân biệt giới tính bla bla này nọ thì cút, đéo tiếp chuyện. Đời nó màu xám ngoắt chứ đéo có hồng đâu.
submitted by Kindly-dude1 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.13 18:39 rainintheocean Nghi ngờ bị cắm sừng

Xin chào cả nhà ạ, Bài hơi dài, nhưng là có cơ sở nghi ngờ chứ em không ghen bóng gió tào lao ạ 🤭
Câu chuyện là em nghi ngờ người yêu em giấu em lén lút đi xem phim, có bằng chứng nhưng nó cứ cãi em là nó không biết, không nhớ nên em rất cay, em cứ nghĩ mãi làm nào để nó hết đường chối cãi.
Cụ thể câu chuyện như sau: Ngay 26/04 vừa rồi em về nhà nghỉ lễ, ngày 27/04 người yêu em bảo em là nó đi về quê. Tối 27 người yêu em bảo nó nhậu với anh chị em họ, vì để tránh nó mất vui nên em cũng không liên lạc gì trong khoảng thời gian đó, tầm 11r em gọi không được thì em đoán nó nhậu say rồi ngủ nên cũng không phiền nó nữa.
Câu chuyện sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu như không phải gần đây nó có đi xem phim với nhóm bạn ở Rạp Quốc gia (sau đây em xin viết tắt là NCC) và thanh toán bỏng nước ở đó. Nội dung thanh toán là "TT QRpay cho STAR GALAXY". Và ngày 27, nó cũng thanh toán một khoản tiền 95.000 với nội dung gần như y hệt.
Lúc phát hiện ra chuyện này, em gọi người yêu em lại nói chuyện, em bảo em cho nó 5 phút giải thích cho em chuyện này là sao. Nhưng nó vẫn cứ khăng khăng là hôm 27 nó ở quê uống rượu, nó không nhớ, nó chẳng thanh toán gì và cũng không xem gì cả.
Em chưa từng đi xem phim ở NCC bao giờ nên em không biết quy mô cơ sở bên đó. Lúc nghe nó giải thích em đã nửa tin nửa ngờ nghĩ Star Galaxy là cổng thanh toán nào đó. Nhưng trong lòng khó chịu nên em tra cứu đủ kiểu.
Sau một hồi tra cứu, thì hoá ra Star Galaxy kiểu dạng như trung tâm hội nghị, NCC nó nằm trong cái Star Galaxy đó, như thế nội dung thanh toán cho cái NCC có nội dung Star Galaxy thì còn cãi cm gì nữa không biết.
Chưa hết, em tra giá vé thì 95.000 là giá 1 vé phim 2D ghế VIP từ khung giờ 17:00 - 23:00 ngày cuối tuần/lễ ở NCC, khớp như cậu với mợ mà nó vẫn cãi em và dùng đủ mọi lý lẽ như là nó đi với ai, nó mua vé lẻ như thế có chắc ngồi cùng với cái người kia không, etc.
Em mới phân tích lý lẽ với nó: 1. 27/04 mọi người về quê gần hết, HN còn vắng chứ đừng nói đến cái NCC. 2. Trên đời này còn ai động vào tài khoản ngân hàng của nó để mà thanh toán được, lại còn vừa khớp với cái giá vé xem phim mới tài chứ. 3. NCC là rạp only choice của người yêu cũ aka tình đầu aka yêu nhau 4 năm aka thỉnh thoảng vẫn nhắn tin qua lại của nó 😃 và tin nhắn của nó và người yêu cũ nó xoá cụ mất trước khi em bắt nó mở rồi, nên em có nghi ngờ cũng chẳng khẳng định được ấy. Cáu điên =))) 4. Hôm 27/04 nó và người yêu cũ gọi điện qua lại mấy cuộc liền, trong đó có một cuộc là hơn 20p nhưng vào buổi trưa, tối cái lúc thanh toán vé phim thì không thấy gọi ai cả. Bảo xoá cũng không hợp lý lắm vì xoá là phải xoá gọn cả mấy cuộc buổi trưa mới phải đạo.
Hôm qua (12/05) người yêu cũ nó nhắn tin rủ nó đi cafe, đúng lúc nó ở cạnh em bị em đọc được. Em mới mỉa mai nó, bảo nó giỏi ngoại giao, có thể khiến một người đang block nó, cay cú vì bị nó đá thành một người hiền hoà nhắn tin rủ nó cafe. Nó chẳng cãi được em câu nào 😃
Ngoài lề một tý, thì bạn người yêu cũ biết nó có người yêu rồi, còn bảo nhìn em có hảo cảm, dễ mến hơn là một người yêu cũ khác sau bạn này của nó. Sau đó thì kể chuyện mẹ bạn ấy nghĩ hai đứa quay lại với nhau rồi bảo yêu đương cưới xin gần nhà cho tiện =)))
Giờ thì trong cơn sốt, em nằm cay cú nghĩ ước gì em có thể tra được ngày 27/04/2024 lúc 20:33 NCC đang hoặc sắp chiếu những phim gì.
Em xin cảm ơn những ai đã đọc đến tận đây ạ, với cả mọi người không cần khuyên em chia tay đâu vì rõ ràng là phải chia rồi, độ thế đ nào được nữa ạ =)))
submitted by rainintheocean to vozforums [link] [comments]


2024.05.13 17:13 Powerful-Scholar6923 Quan chức CS "tặng quà" cho dân - Một kiểu tham nhũng chính trị dưới chế độ cai trị bởi đạo tặc

Hiện tượng quan chức CS, từ Tây sang Đông, Á sang Phi, "tặng quà" dưới danh nghĩa cá nhân cho dân chúng, khiến dân phải "ghi ơn, biêt ơn, nhớ ơn, .... " càng lúc càng thô bỉ.
https://preview.redd.it/tav93pyt970d1.png?width=679&format=png&auto=webp&s=7200b8b7f55fb539bc7ef9427275c9df8b943b77
Đây chính là một dạng Tham nhũng chính trị - sử dụng quyền hạn của các quan chức chính phủ hoặc các liên hệ mạng lưới của họ để trục lợi cá nhân bất hợp pháp.
https://preview.redd.it/8inhhd1bf70d1.png?width=733&format=png&auto=webp&s=56d746a544bc5dfea35f1e8e5619719dce0a145d
Người dân nhận "quà tặng", từ những vật phẩm nhỏ đến ... trang trại chăn nuôi, đàn cá, rừng cây, ... dưới danh nghĩa cá nhân của các quan chức CS. Thậm chí, khi đại diện cho quốc gia tặng quà ngoại giao cho đại diện các quốc gia khác, hiện nay, đều được "chánh thống" ghi nhận (vào báo, đài quốc doanh, sau này sẽ là lịch sử của CS) cũng dưới danh nghĩa cá nhân, mà đúng ra, phải là đại diện cho chính phủ, nhân dân của quốc gia đó mà thôi.
https://preview.redd.it/c8ofeiwmf70d1.png?width=787&format=png&auto=webp&s=4276e2a68b6353a9ec5a38bddedc94f13827de74
Đây chính là Chế độ đạo tặc trị ("chế độ cai trị bởi đạo tặc") là một chế độ chính trị tham nhũng, nơi mà chính phủ tồn tại để làm giàu cá nhân và gia tăng thế lực chính trị của các thành viên chính phủ cũng như giới thống trị trên xương máu của đa số quần chúng. Chúng thường vờ vịt là do dân, vì dân. Những tham nhũng của chính phủ trong chế độ này thường, bằng cách này hay cách khác, là các việc biển thủ ngân quỹ quốc gia.
Các chế độ đạo tặc thường cũng là các chế độ độc tài, hay dính líu tới việc ưu tiên về chính trị và kinh tế cho người trong nhà (Chủ nghĩa gia đình trị).

Hậu quả về chính trị, hành chính và thể chế

Tham nhũng chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. Nó làm tăng chi phí của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ việc mất hiệu quả. Trong trường hợp không có tham nhũng, các dự án của chính phủ có thể mang lại hiệu quả về mặt chi phí ở mức chi phí thực sự của chúng, tuy nhiên, một khi đã tính đến chi phí tham nhũng thì các dự án có thể không hiệu quả về mặt chi phí nên chúng không được thực hiện làm sai lệch việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Tham nhũng chính trị làm suy yếu nền dân chủ và quản trị tốt bằng cách coi thường hoặc thậm chí phá hoại các quy trình chính thức.
Tham nhũng trong bầu cử và trong cơ quan lập pháp làm giảm trách nhiệm giải trình và bóp méo quyền đại diện trong hoạch định chính sách;
tham nhũng trong ngành tư pháp làm tổn hại đến pháp quyền ;
tham nhũng trong hành chính công dẫn đến việc cung cấp dịch vụ không hiệu quả.
Vi phạm nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng hòa về tính trung tâm của đạo đức công dân, làm xói mòn năng lực thể chế của chính phủ nếu các thủ tục bị coi thường, các nguồn lực bị bòn rút và các văn phòng công bị mua bán.
Tham nhũng làm suy yếu tính hợp pháp của chính phủ và các giá trị dân chủ như lòng tin và lòng khoan dung.
Bằng chứng từ các quốc gia yếu kém cũng cho thấy tham nhũng và hối lộ có thể tác động tiêu cực đến niềm tin vào các thể chế.

Hậu quả đối với nền kinh tế

Trong khu vực tư nhân , tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh thông qua cái giá phải trả của các khoản thanh toán bất hợp pháp, chi phí quản lý khi đàm phán với các quan chức và nguy cơ vi phạm hoặc bị phát hiện các thỏa thuận.
Mặc dù một số người cho rằng tham nhũng làm giảm chi phí bằng cách cắt giảm quan liêu , nhưng sự sẵn có của hối lộ cũng có thể khiến các quan chức nghĩ ra những quy định mới và sự chậm trễ. Khi tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh, nó cũng bóp méo lĩnh vực điều tra và hành động, bảo vệ các công ty có quan hệ khỏi sự cạnh tranh và do đó duy trì các công ty hoạt động kém hiệu quả.
Tham nhũng cũng tạo ra sự bóp méo kinh tế trong khu vực công bằng cách chuyển hướng đầu tư công vào các dự án vốn nơi hối lộ và lại quả dồi dào hơn. Các quan chức có thể làm tăng tính phức tạp về mặt kỹ thuật của các dự án thuộc khu vực công để che giấu hoặc mở đường cho những giao dịch như vậy, từ đó làm bóp méo hoạt động đầu tư hơn nữa.
Tham nhũng cũng làm giảm sự tuân thủ các quy định về xây dựng, môi trường hoặc các quy định khác, làm giảm chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng của chính phủ, đồng thời làm tăng áp lực ngân sách lên chính phủ.
https://preview.redd.it/5hs7ow1bf70d1.png?width=733&format=png&auto=webp&s=c243346cd78781539ac28aba9d504c08228f3ae2

Sùng bái cá nhân tại các quốc gia Cộng Sản - Điều kiện thuận lợi cho tham nhũng chính trị

https://preview.redd.it/d3pz57ktl70d1.png?width=676&format=png&auto=webp&s=fcc6690836e7a1cd60957509b10bcc285858a7e6
https://preview.redd.it/i43bcb6vm70d1.png?width=686&format=png&auto=webp&s=be14d3e6cbb1c9e3c62bd3624f5fbd922530f827

Trái xoài của Mao Chổi Sể : https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B9ng_b%C3%A1i_xo%C3%A0i

https://preview.redd.it/ek8ey4xpg70d1.png?width=551&format=png&auto=webp&s=3dd70290bd5049073ac54fe40a471c67b1df191b
Thời Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, Mao từng tặng chừng 40 trái xoài cho một nhóm Hồng vệ binh sau khi họ có thành tích đánh chết 5 người và làm bị thương 700 ở Đại học Thanh Hoa.
Giỏ xoài là quà do Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan tặng Mao và Mao đem thưởng cho nhóm sinh viên đã cầm cuốn Mao tuyển, dùng giáo và acid để đánh, giết những người mà họ cho là ‘phản cách mạng’.
Nhóm Hồng vệ binh lần đầu tiên nhìn thấy quả xoài đã nâng niu trái cây lạ.
Họ quyết định không ăn mà dùng formaldehyde ướp xoài để tôn thờ vì “nhìn thấy xoài cũng như nhìn thấy Mao Chủ tịch”.
Ông Trương Khôi, một công nhân từng tham gia cuộc chiếm đóng Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh kể lại chuyện xoài của Mao đến nhà máy của ông:
“Khi đại diện của Quân Giải phóng mang trái xoài đến nhà máy của chúng tôi, anh ta nâng xoài bằng hai tay.
Chúng tôi thảo luận xem cần phải làm gì: có bổ ra ăn không, hay giữ lại. Cuối cùng thì chúng tôi quyết định bảo tồn nó.”
Chúng tôi tìm đến bệnh viện để cho xoài vào formaldehyde và tẩm ướp thành mẫu vật. Sau đó xoài được đưa vào lồng kính. Rồi chúng tôi làm cả mẫu xoài bằng sáp để đem tặng cho các Công nhân Cách mạng.
Công nhân phải tôn kính các trái xoài và bị phê bình nếu không làm thế.”
Vương Hiểu Bình, làm việc tại Nhà máy công cụ cơ khí số 1 ở Bắc Kinh, kể lại chuyện đón nhận được một trái xoài giả bằng sáp:
“Trái xoài được đón rước bằng lễ hội có trống, có người đứng xếp hàng dọc phố, rồi ra sân bay.
Từ đó, công nhân thuê cả một máy bay chở trái xoài đến tặng cho một nhà máy ở Thượng Hải.”
Xoài có ‘vị thế’ linh thiêng ở Trung Quốc cho đến thời Khai phóng.
Ngày nay, xoài bán đầy ở Trung Quốc và giới trẻ cũng không biết câu chuyện tôn thờ xoài thời Mao.
Nhưng với các sử gia thì đây là câu chuyện hy hữu, khi mà trái cây nhiệt đới này gắn liền với nạn sùng bái cá nhân một thời đầy bạo lực ở Trung Quốc.
submitted by Powerful-Scholar6923 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.13 14:09 chrome354 “Bình Tây, sát tả” và những cuộc đàn áp Công giáo bị bôi xóa

Vào thế kỷ 19, giết người Công giáo từng có nghĩa là yêu nước. Phan Bội Châu không nghĩ vậy.
Bạn có biết rằng Trương Định được tụng xưng đầy đủ là “Bình Tây Sát Tả Đại Nguyên Soái”, chứ không chỉ là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?
Bạn có biết hàng nghìn người Công giáo đã bị tàn sát trong các phong trào yêu nước vào thế kỷ 19?
Sử sách Việt Nam đương đại ít khai thác mối liên hệ lẫn tranh chấp giữa chính quyền phong kiến Việt Nam, các cuộc cách mạng chống thực dân cuối thế kỷ 19 và Công giáo. Việc này một mặt khiến cho người học sử và thế hệ kế thừa không đủ kiến thức lẫn góc nhìn để chuẩn bị đối mặt với các thảo luận nhạy cảm, phức tạp trong tương lai; mặt khác cũng lại khiến họ không cảm nhận và trân trọng đúng mức quá trình phát triển tư tưởng trong lịch sử Việt Nam.
Nghiên cứu "Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question", của giáo sư Mark W. McLeod, trường Đại học Delaware, là một trong những nỗ lực quốc tế hóa và đưa các thông tin này vào kho tàng tri thức chung của nhân loại.

Nền tảng xung đột giữa chế độ phong kiến Việt Nam và Công giáo

Nghiên cứu bắt đầu với thông tin về các chuyến truyền giáo đầu tiên tại Đại Việt từ đầu thế kỷ 17 với các tu sĩ Dòng Tên (Jesuit priests) dưới thẩm quyền của Giáo hội Công giáo Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng chính trị của Bồ Đào Nha tại châu Á lúc này ngày càng suy yếu (một phần vì họ ưa thích vùng đất mới màu mỡ, thưa dân của Tân Lục địa). Nhận thấy tình hình này không có lợi cho việc truyền đạo, các giáo sĩ Bồ Đào Nha nổi tiếng như Avignonese Jesuit, Alexander de Rhodes đã kiến nghị Tòa Thánh (đầu não của Giáo hội Công giáo) tại Roma trực tiếp giám sát các công cuộc truyền đạo ở châu Á.
Năm 1665, Tòa Thánh quyết định thành lập trường dòng Societe des missions etrangeres tại Pháp nhằm đào tạo các giáo sĩ độc lập (secular priests - các giáo sĩ không thuộc bất kỳ nhà dòng sẵn có nào trước đó) để phục vụ cho quá trình truyền đạo tại châu lục mới. Điều này có tác động lớn đến vai trò của các giáo sĩ Pháp và chính quyền Pháp tại Việt Nam sau này.
Sau nhiều thế kỷ truyền giáo, các giáo sĩ độc lập người Pháp đạt được những thành công nhất định tại Việt Nam, song cũng gặp nhiều phản kháng từ phía những người địa phương không theo đạo và giới cầm quyền. Tác giả McLeod liệt kê ra vài lý do chính:
  1. Các cộng đồng theo đạo và giới giáo sĩ thường không hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng địa phương, mà có xu hướng tạo lập các làng Công giáo, hay các cộng đồng Công giáo tách biệt với cộng đồng cũ;
  2. Các nhà truyền giáo thường cấm tín đồ của họ thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên truyền thống;
  3. Họ cũng hạn chế việc cho giáo dân đóng góp hay hỗ trợ các tục thờ cúng tập thể như dâng hương cúng thành hoàng, cúng thổ công, cúng mùa vụ…
Ngoài ra, chính quyền phong kiến Việt Nam trước đó đã có sẵn những mối lo ngại đáng kể về Công giáo.
Trước tiên, họ nghi ngại rằng một niềm tin chung của cộng đồng Công giáo người Việt và lòng trung thành của họ cho một lãnh tụ tinh thần ngoại quốc dần dà sẽ tạo nên các tập đoàn chính trị đối lập. Nhóm này, cùng với sự ủng hộ của người nước ngoài, có thể lật đổ chính quyền đương nhiệm và thành lập vương quyền mới trong tương lai gần.
Thêm vào đó, giới quý tộc Việt Nam cũng còn có cái nhìn một chiều về nền văn minh, thông thái chính trị và đạo đức. Họ tin tưởng tuyệt đối rằng Khổng giáo mới là “chính đạo” trong quá trình phát triển kinh tế chính trị của vương quốc. Các giáo lý khác (từ Phật giáo, Đạo giáo, và mới mẻ nhất là Công giáo) đều được xem là không chính thống, là tà giáo, với khả năng tuyên truyền những giáo điều sai lầm, làm lệch lạc đạo đức quần chúng, và từ đó gây hại cho trật tự chính trị hiện hữu.
Giai cấp nông dân ở làng xã Việt Nam, tương tự như hoàng gia, cũng bắt đầu nhận ra những xung đột không thể tránh khỏi giữa họ với nhóm cải đạo theo Công giáo.
Việc nhóm cải đạo không tham gia vào các nghi lễ chung không chỉ xúc phạm đến tinh thần đoàn kết nội bộ và niềm tin tập thể, mà còn khiến cho những người còn lại phải đóng góp công sức lẫn của cải bù đắp vào phần thiếu hụt của những người không tham gia. Không chỉ vậy, niềm tin khác biệt giữa hai nhóm về quyền sử dụng nước, đất đai, v.v. cũng làm xuất hiện các xung đột bạo lực trong làng xã Việt Nam.
Khởi nghĩa chống thực dân và phong trào “sát tả”
Những cuộc tấn công đầu tiên của thực dân Pháp vào Việt Nam bắt đầu năm 1847 với danh nghĩa bảo vệ giáo dân, sau những sai lầm ngoại giao của nhà Nguyễn trong chính sách đàn áp Công giáo đẫm máu. Trong bối cảnh đó, với niềm tin rằng người Công giáo ở Việt Nam sẽ sống và được bảo vệ tốt hơn nếu những người ngoại quốc đồng đạo nắm quyền, khá nhiều người quyết định trở thành “nội ứng”, “tay trong” hay thậm chí tham gia hoạt động quân sự dưới sự chỉ huy của người Pháp.
Tác giả đưa ra một số ví dụ khá cụ thể. Trong cuộc tấn công của hải quân Pháp vào vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị chỉ huy Francis Gamier nhận được thông tin tình báo từ các nhà truyền giáo Pháp tại khu vực, cùng với đó là hỗ trợ nhân lực từ các nhóm vũ trang tự phát theo đạo Công giáo. Điều tương tự cũng diễn ra khi các toán quân Pháp xâm nhập và chiếm cứ Nam bộ.
Dù có thể đây chỉ là một số ít, và nó phần nào là hệ quả của các chính sách thanh trừng tôn giáo khắc nghiệt do triều đình Nguyễn khởi xướng, các cuộc khởi nghĩa đời đầu luôn xem việc “chống Pháp” tương đồng với “bài Công giáo”.
McLeod đưa ra một số thông tin mới lạ với học sinh Việt Nam.
Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa được phương Tây biết đến nhiều nhất khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân của Pháp: khởi nghĩa Trương Định.
Từ năm 1859 đến năm 1864, Trương Định - quan chức nhà Nguyễn - đã dẫn đầu một cuộc đấu tranh vũ trang du kích với mục tiêu gây hoảng loạn cho quân Pháp, tấn công các đồn điền đơn lẻ và ám sát những nhân vật thân thích với quân Pháp. Dấu gạch nối giữa chống Pháp và bài Công giáo được thể hiện rõ nhất trong chính danh hiệu mà người dân địa phương trao cho Trương Định: Bình Tây - Sát Tả Đại Nguyên Soái (Western-pacifying, Heretic-exterminating Generalissimo).
Bình Tây - sát tả (平西殺左) có nghĩa là dẹp người Pháp, giết người Công giáo. Chữ “tả” ý chỉ “tả đạo”, dị giáo - quan điểm của chính quyền nhà Nguyễn về Công giáo lúc bấy giờ. Tuy nhiên cho đến ngày nay, sử sách Việt Nam có vẻ đã loại bỏ hoàn toàn bộ phận “sát tả” của danh hiệu này.
Một phong trào khác ít được biết đến hơn, song cũng dùng chung tôn chỉ “bình Tây, sát tả” diễn ra sau đó hơn 10 năm, có tên gọi Văn Thân Khởi Nghĩa (The Scholars' Uprising).
Trong đó, hai chí sĩ Trần Tấn và Đặng Như Mai đã thành công trong việc tiếm quyền quản lý hai tỉnh Trung bộ là Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ngay khi chiếm được chính quyền, những người khởi nghĩa tiến hành một cuộc thảm sát và thanh trừng kinh hoàng đối với người Công giáo. Số liệu của nhà Nguyễn ghi nhận được có khoảng 1.000 người Công giáo bị sát hại, tài sản, nhà cửa của họ bị thiêu hủy. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp trong biển máu với hơn 2.000 người bị xử tử vì các tội phạm mà họ thực hiện.
Bất ngờ hơn, phong trào Cần Vương cũng được tác giả phân tích là một phần cực đoan của lời kêu gọi “bình Tây, sát tả”. Thời điểm cao trào, lực lượng vũ trang Cần Vương khắp cả nước đã bắt giữ, thiêu sống, cưỡng bức hay thậm chí xiên cọc những đồng bào theo Công giáo. Đây là một thông tin có vẻ không dễ chịu với nhiều bạn đọc, đặc biệt khi xem xét lại sách sử Việt Nam, phong trào Cần Vương dù thất bại vẫn được xem là một trong những nỗ lực yêu nước “trong sáng” của giới trí thức phong kiến Việt Nam.
Vai trò của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu được tác giả nghiên cứu “Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question” nhắc đến như một chiếc cầu nối trong bối cảnh xung đột bạo lực hỗn loạn kể trên.
Vai trò của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu được tác giả nghiên cứu “Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question” nhắc đến như một chiếc cầu nối trong bối cảnh xung đột bạo lực hỗn loạn kể trên.
Sinh ra vào năm 1867, chứng kiến sự tàn độc của cả hoạt động “trừ tả” la của thực dân Pháp, Phan Bội Châu cho rằng các phong trào chống thực dân thời kỳ đầu đã gây chia rẽ quá nhiều, và thậm chí là phản tác dụng.
Dù cũng cho rằng giới truyền đạo Công giáo là một trong các nguồn gốc giúp thực dân Pháp bám rễ, Phan Bội Châu khẳng định người Công giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cờ của thực dân Pháp, và bản thân niềm tin Công giáo không gây hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phản đối bạo lực từ cả hai phe, ông cho rằng những người Việt Nam yêu nước nên đoàn kết lại để chống thực dân, bất kể họ theo tôn giáo nào.
Trong số các học trò và những người ủng hộ Phan Bội Châu, một lượng đáng kể là những người Công giáo yêu nước.
Nhà cách mạng họ Phan cũng có những suy nghĩ rất đột phá so với nhận thức chung thời bấy giờ, ví dụ như việc ông khẳng định tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không phụ thuộc vào sự quản chế của nhà nước.
Trong một tác phẩm viết năm 1907, Phan Bội Châu hình dung ra viễn cảnh một nước Việt Nam mới và độc lập:
“Mỗi người đều sẽ có quyền tự do tôn giáo: ai muốn theo đạo Khổng thì theo, ai muốn theo đạo Phật thì theo, ai muốn theo Công giáo thì theo. Nếu tôn giáo nào là đúng đắn, tại sao lại cần phải bắt buộc người ta từ bỏ nó? Nếu có tôn giáo nào là ngu xuẩn, thì ngay cả khi bị đầu độc sau một thời gian, rồi thì người ta sẽ chán và tự loại bỏ nó... Chúng ta không nên hạ thấp lẫn nhau và tự biến nhau thành kẻ thù [chỉ vì tôn giáo].”
Tác giả Mark W. McLeod nhận định Phan Bội Châu đã dần thoát khỏi tư duy khởi nghĩa vương quyền thời phong kiến và tiến dần đến hình thức chủ nghĩa dân tộc, tương tự các học giả đương thời ở Trung Quốc như Lương Khải Siêu hay Khang Hữu Vi, tiếp cận các nhà tư tưởng lớn như Rousseau, Montesquieu và các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ý như Mazzini hay Cavour.
***
Nghiên cứu dù khá dài, yếu tố quan trọng nhất trong tên nghiên cứu là cách Phan Bội Châu giải đáp “câu hỏi Công giáo” chiếm một phần tương đối khiêm tốn. Theo người viết, tác giả Mark W. McLeod chưa đưa ra được những phân tích sâu sắc và hệ thống về quan điểm của Phan Bội Châu về tự do tôn giáo, nhà nước hậu thực dân và các chính sách liên quan đến tôn giáo sau này.
Tác giả cũng bỏ lỡ cơ hội bàn về sự biến đổi lớn về mặt tư tưởng của Phan Bội Châu từ một Nho sĩ yêu nước sang một nhà dân tộc chủ nghĩa, một trong những lý do khiến ông bỏ qua tầm quan trọng của “chính đạo”.
Tài liệu tham khảo:
McLeod, M. W. (1992). Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question. The International History Review, 14(4), 661–680. http://www.jstor.org/stable/40107113
Sinh ra vào năm 1867, chứng kiến sự tàn độc của cả hoạt động “trừ tả” la của thực dân Pháp, Phan Bội Châu cho rằng các phong trào chống thực dân thời kỳ đầu đã gây chia rẽ quá nhiều, và thậm chí là phản tác dụng.
Dù cũng cho rằng giới truyền đạo Công giáo là một trong các nguồn gốc giúp thực dân Pháp bám rễ, Phan Bội Châu khẳng định người Công giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cờ của thực dân Pháp, và bản thân niềm tin Công giáo không gây hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phản đối bạo lực từ cả hai phe, ông cho rằng những người Việt Nam yêu nước nên đoàn kết lại để chống thực dân, bất kể họ theo tôn giáo nào.
Trong số các học trò và những người ủng hộ Phan Bội Châu, một lượng đáng kể là những người Công giáo yêu nước.
Nhà cách mạng họ Phan cũng có những suy nghĩ rất đột phá so với nhận thức chung thời bấy giờ, ví dụ như việc ông khẳng định tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không phụ thuộc vào sự quản chế của nhà nước.
Trong một tác phẩm viết năm 1907, Phan Bội Châu hình dung ra viễn cảnh một nước Việt Nam mới và độc lập:
“Mỗi người đều sẽ có quyền tự do tôn giáo: ai muốn theo đạo Khổng thì theo, ai muốn theo đạo Phật thì theo, ai muốn theo Công giáo thì theo. Nếu tôn giáo nào là đúng đắn, tại sao lại cần phải bắt buộc người ta từ bỏ nó? Nếu có tôn giáo nào là ngu xuẩn, thì ngay cả khi bị đầu độc sau một thời gian, rồi thì người ta sẽ chán và tự loại bỏ nó... Chúng ta không nên hạ thấp lẫn nhau và tự biến nhau thành kẻ thù [chỉ vì tôn giáo].”
Tác giả Mark W. McLeod nhận định Phan Bội Châu đã dần thoát khỏi tư duy khởi nghĩa vương quyền thời phong kiến và tiến dần đến hình thức chủ nghĩa dân tộc, tương tự các học giả đương thời ở Trung Quốc như Lương Khải Siêu hay Khang Hữu Vi, tiếp cận các nhà tư tưởng lớn như Rousseau, Montesquieu và các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ý như Mazzini hay Cavour.
***
Nghiên cứu dù khá dài, yếu tố quan trọng nhất trong tên nghiên cứu là cách Phan Bội Châu giải đáp “câu hỏi Công giáo” chiếm một phần tương đối khiêm tốn. Theo người viết, tác giả Mark W. McLeod chưa đưa ra được những phân tích sâu sắc và hệ thống về quan điểm của Phan Bội Châu về tự do tôn giáo, nhà nước hậu thực dân và các chính sách liên quan đến tôn giáo sau này.
Tác giả cũng bỏ lỡ cơ hội bàn về sự biến đổi lớn về mặt tư tưởng của Phan Bội Châu từ một Nho sĩ yêu nước sang một nhà dân tộc chủ nghĩa, một trong những lý do khiến ông bỏ qua tầm quan trọng của “chính đạo”.
Tài liệu tham khảo:
McLeod, M. W. (1992). Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question. The International History Review, 14(4), 661–680. http://www.jstor.org/stable/40107113

Luật Khoa tạp chí

Một tạp chí độc lập về chính trị và pháp luật Việt Nam. Phi kiểm duyệt.

Bùi Công Trực

submitted by chrome354 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.13 12:28 anotherrunningman Hình ảnh ĐCS TQ trong phim Quốc Sản 007

Tìm hiểu được 1 vài thứ hay ho về quôc sản 007,chia sẻ cùng cả nhà: Châm biếm những nhược điểm hiện tại của ĐCSTQ

SỰ CỐ NGÀY 4 THÁNG 6

Thông tin thêm: Sự cố ngày 4 tháng 6

BẦU KHÔNG KHÍ XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC [ SỬA ]

Kết quả của những tù nhân trước đều do các thành viên đội xử bắn giải quyết từng người một. Cuối cùng, Ling Lingqi được thả với số tiền hối lộ 100 nhân dân tệ . Sau đó, Ling Lingqi yêu cầu các thành viên trong nhóm hút thuốc cùng nhau, và các nhân viên điều hành vẫy tay chào tạm biệt anh ta, ám chỉ tình huống không có gì trong phạm vi chính thức có thể so sánh với hối lộ. [10]

HÌNH ẢNH CỦA TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC

THAM CHIẾU LỊCH SỬ VĂN HÓA / DIỄN GIẢI LẠI CÁC TRÌNH TỰ PHIM / ỨNG DỤNG ÂM NHẠC KHÁC

CÁC BỘ PHIM KHÁC VÀ EASTER EGG

Bài viết của tài khoản Anh Minh Le trong nhóm Châu Tinh Trì - Stephen Chow VNFC. Link bài viết gốc trên Facebook: https://www.facebook.com/groups/chautinhtrivnfc/posts/5330426446976567/
submitted by anotherrunningman to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.12 17:26 PermanentD34th NHỮNG SỰ THẬT THAM NHŨNG VỀ TÔ LÂM - THÔNG TIN TUYỆT MẬT

Không ai đi hóng Gió à, để tao share vậy :D
Trong số các Bộ trưởng Công an qua các thời kỳ, Đại tướng Tô Lâm là người có tiếng là trùm bảo kê và tham nhũng. Rất nhiều các lão thành cách mạng có đơn thư gửi đến TBT Nguyễn Ph.ú Trọng tố cáo về các sai phạm, hành vi phạm tội thậm chí gây nguy hại cho đất nước của Bộ trưởng Tô Lâm nhưng đáp lại là sự im lặng khó hiểu của ông Trọng và Bộ chính trị. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Tô Lâm đã phạm những tội lỗi gì và là con người gian hùng như thế nào?
THỨ NHẤT, vai trò của Đại tướng Tô Lâm trong vụ đánh bạc qua mạng Internet liên quan đến Cục C50, Bộ công an. Vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương (con rể của nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội) cầm đầu xảy ra 02 năm dưới thời Tô Lâm làm Bộ trưởng. Tô Lâm có mối quan hệ rất mật thiết với Nguyễn Văn Dương và ủng hộ Dương tổ chức đánh bạc qua mạng Internet dưới hình thức trò chơi Rikvip để lấy lời chia nhau. Khi Công an Phú Thọ phát hiện ra đề xuất bắt Dương nhưng Tô Lâm không cho bắt. Trước khi bị bắt một tuần, Nguyễn Văn Dương còn đưa vợ của Tô Lâm đi Châu Âu thăm thú, mua sắm cả tuần lễ. Qua đây chắc TBT Trọng có thể thấy mối quan hệ rất gắn bó mật thiết giữa Tô Lâm và Nguyễn Văn Dương trong vụ án tổ chức đánh bạc này. Tô Lâm đã bảo kê che chắn cho tổ chức tội phạm này hoạt động trong một thời gian dài. Câu hỏi đặt ra là đơn vị nào sẽ điều tra, xử lý Tô Lâm? Ngày 22/11/2018, Nguyễn Văn Dương bị đưa ra xét xử. Tiếp sau đó Tô Lâm đã chỉ đạo Trung tướng Trần Văn Vệ cho ông Hoành bắt Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh và đối xử vô cùng tàn tệ đến nỗi ông Vĩnh bị bệnh nặng suýt chết trong trại mới được đưa đi bệnh viện.
THỨ HAI, vụ án Mobifone mua cổ phần AVG: vụ án này chủ mưu là Nguyễn Bắc Son và Phạm Nhật Vũ nhưng Tô Lâm đã thể hiện rõ vai trò đồng phạm giúp sức bằng việc ký các công văn: công văn số 2889/BCA- A61, ngày 21/12/2015 khẳng định việc mua bán giữa Mobifone và AVG là đúng pháp luật đúng quy định, giá cả hợp lý. Chính nhờ công văn có đóng dấu “MẬT” này của Bộ Công an mà Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo Trương Minh Tuấn ký hợp đồng chuyển nhượng giữa Mobiphone và AVG. Công văn 2889/BCA- A61 hoàn toàn sai chức năng vì Bộ Công an không phải là cơ quan định giá tài sản cho doanh nghiệp. Tô Lâm cũng đã ký công văn 418/BCA-TCAN, ngày 09/3/2015 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị quản lý chặt chẽ thông tin, tài liệu liên quan đến việc chuyển nhượng giữa Mobifone và AVG và đưa vào danh mục tài liệu mật; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí không đưa tin, bài viết về việc chuyển nhượng giữa hai doanh nghiệp.
Công văn 418/BCA đã ngăn không cho truyền thông chính thống không đưa tin về hoạt động kinh tế vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Khi vụ án AVG được đưa ra xét xử, công văn 418 cũng là cơ sở không cho luật sư và hội đồng xét xử truy vấn các sai phạm trước toà án; toà án yêu cầu cho công bố nhưng Tô Lâm không đồng ý vì được đóng dấu “MẬT”, không cho ai được phản biện. Vì sao Tô Lâm ký văn bản đề nghị công ty tư nhân của Phạm Nhật Vũ chỉ được bán lại cổ phần cho công ty nhà nước là Mobifone? Đây là kế hoạch của Phạm Nhật Vũ, Tô Lâm, Nguyễn Bắc Son đã xây dựng ăn cắp tiền của ngân sách nhà nước. Theo thông tin từ các đơn vị trong Ngành Công an thì trong số các Bộ trưởng Công an, Tô Lâm nổi tiếng là tham lam, tàn bạo và là tên tội phạm tham nhũng sừng xỏ nhất. Nếu Phạm Nhật Vũ hối lộ cho Nguyễn Bắc Son 03 triệu USD thì Tô Lâm được chia bao nhiêu để liều lĩnh ký các văn bản bảo kê cho thương vụ trái luật AVG: 05 - 10 triệu USD? Câu hỏi được đặt ra cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan hành pháp Việt Nam trả lời.
THỨ BA, vụ đưa lực lượng an ninh, tình báo sang CHLB Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đây là vụ án vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, khiên cho uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dài. Cho đến bây giờ một số quốc gia Châu Âu vẫn cảnh giác và vô hiệu hoá lực lượng an ninh tình báo của Việt Nam. Vụ bắt cóc này Tô Lâm trực tiếp chỉ huy là để thoả mãn ý chí cá nhân của ông Trọng muốn nhanh tróng trả thù Trịnh Xuân Thanh vì dám chửi Tổng Bí thư trên Internet khi đang trốn ở Đức và thông qua lời khai của Thanh để làm rõ thêm tội danh của Đinh La Thăng là thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X”. Với bản chất lưu manh chính trị và kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực an ninh đối ngoại Tô Lâm đã thực hiện thành công phi vụ bắt cóc để thoả mãn ý chí cá nhân sai lầm của ông Trọng đồng thời cũng nhân cơ hội để lại dấu vết dẫn đến an ninh, tình báo Việt Nam nhằm phá hoại quan hệ ngoại giao Việt Nam, Châu Âu (cụ thể là làm đình trệ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: EVFTA trong một thời gian dài gây thiệt hại hàng tỉ USD) nhằm đưa Việt Nam vào sâu trong vòng kiềm toả của Trung Quốc về kinh tế, chính trị.
Sau phi vụ bắt cóc này, Tô Lâm được ông Trọng bỏ qua tội lỗi trong vụ AVG, những sai lầm trong vụ giết ông Kình ở Đồng Tâm. Tô Lâm cũng đã làm hài lòng các ông chủ Trung Nam Hải khi “ly gián” được Việt Nam và Châu âu văn minh, phá hoại EVFTA làm suy yếu đất nước; tranh thủ được dự ủng hộ của Tập Cận Bình và Bắc Kinh tại Đại hội Đảng 13. Sau Đại hội Đảng lần thứ 13, Tô Lâm nhất quyết xin Bộ Chính trị và Trung ương cho ở lại Bộ Công an vì ông ta hiểu rằng nếu rời chiếc ghế Bộ trưởng ông ta có nguy cơ bị xử lý hình sự về những tội phạm đã thực hiện. Vào ngày 19/ 02/2021, Bắc Kinh cũng đã bảo vệ tên tay sai của mình bằng việc Tập Cận Bình cử Triệu Khắc Chí, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc sang gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm như một sự sắc phong và nhắn nhủ sâu sắc với thái độ bề trên cả ngàn năm nay của Thiên triều phương bắc. Tô Lâm đã nhận thấy rằng sự ủng hộ của Bắc Kinh sẽ là lá chắn rất an toàn trong trường hợp Tổng Trọng muốn biến ông ta thành “củi gộc” cho cái lò khi hết giá trị sử dụng và đã có một lựa chọn rất khôn lanh để thoát thân và tiếp tục mưu lợi. TBT Trọng với chuyên môn được đào tạo là Tiến sỹ ngành xây dựng Đảng rất khó để nhận ra những thủ đoạn nghiệp vụ tinh vi Tô Lâm đã chỉ đạo thực hiện trong kế hoạch VT17 để phá hoại và ôm chân quỳ gối trước Trung Quốc; ông Trọng đã lâm vào thế há miệng mắc quai nếu muốn xử lý hình sự Tô Lâm về những tội phạm đã thực hiện vì bị cài vào cung phá hoại đất nước.
Cuối tháng 2 năm 2021, truyền thông quốc tế và trong nước lại nóng lên bởi việc lộ lọt hình ảnh khen thưởng Kế hoạch VT17 được cho là của chiến dịch tình báo do Tô Lâm cầm đầu đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức. Đài phát thanh truyền hình nhà nước Slovakia phát bản tin, nhật báo TAZ của Đức cũng đăng thông tin và hãng thông tấn Đức DPA đã có câu hỏi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam; Truyền thông trong nước cũng lên tiếng. Tô Lâm và ông Trọng lại một lần nữa chỉ đạo người phát ngôn của mình đánh lạc hướng truyền thông trong nước, quốc tế về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế làm ảnh hưởng tới ngoại giao, kinh tế của đất nước.
THỨ TƯ, Tô Lâm là tay sai của Trung Quốc. Trong “Đề án tái cấu trúc lại Bộ Công an” Tô. Lâm đã cho thay đổi Bộ Công an theo mô hình tổ chức của Công an Trung Quốc. Tô Lâm cho giải tán hết cấp tổng cục trong Bộ Công an, thực ra từ 06 Tổng cục, 02 Bộ Tư lệnh có thể giải tán 04 tổng cục, 02 Bộ tư lệnh để giảm bớt đầu mối, bớt cồng kềnh. Riêng 02 Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát là tối quan trọng để giữ vững trận tuyến đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải giữ lại để công tác phối hợp, chỉ đạo được thống n.hất. Là một cán bộ trưởng thành từ Tổng cục An ninh, Tô Lâm được nâng đỡ và có bước tiến thân nhảy vọt khi Tổng cục An ninh bị tách ra làm 02: TCAN I và TCAN II; Tô Lâm được bổ nhiệm Tổng cục trưởng TCAN I phụ trách đối ngoại tiếp tục tiến thân lên Thứ trưởng rồi Bộ trưởng. Tô .Lâm nhận thức rõ hành động, sách lược của mình đã làm giảm công tác phối kết hợp, thống nhất chỉ đạo, suy yếu khả năng phòng vệ, chiến đấu của đơn vị mình trực tiếp chỉ huy. Nguy hiểm hơn nữa Tô Lâm cho xoá bỏ hết các Phòng tình báo của Công an các tỉnh biên giới phía bắc khiến công tác nắm tình hình ngoại biên giờ không có. Với quyết sách này, Tô .Lâm muốn chứng tỏ sự thần phục hoàn toàn đối với Bắc Kinh để mưu toan tìm sự che chở cho âm mưu tiếp tục nắm giữ quyền lực, làm tay sai cho Trung Quốc. Rất nhiều cán bộ lão thành trong lực lượng Công an có ý kiến nhưng Tô Lâm phớt lờ tất cả nhằm thực hiện mục tiêu cá nhân.
Giáo sư Tiến sỹ Trương Giang Long, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị CAND đã từng nói “Trung Quốc không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền lãnh thổ của chúng ta... chúng ta không loại trừ việc họ tìm mọi cách làm suy yếu chúng ta từ bên trong... Bọn xấu lôi kéo cài cắm cán bộ của chúng ta hiện tại lên đến hàng trăm...”: Tô Lâm là một tên trong số đó và ông ta đã và đang thực hiện những sách lược, hành động để làm suy yếu đất nước của chúng ta phục vụ cho âm mưu gây ảnh hưởng xấu, thôn tính đất nước chúng ta của Trung Quốc. Dường như ông ta có âm mưu và hành động để bắt đất nước vĩ đại của chúng ta phải quỳ gối trước ngoại bang.
Bộ trưởng Tô Lâm cho giải tán hết các tổng cục để nắm quyền bổ nhiệm đến Trưởng, Phó phòng các Cục, Công an các tỉnh. Việc bổ nhiệm bây giờ nhất thiết phải có tiền: theo dư luận trong ngành Công an thì cấp Phòng cao nhất cả tỷ đồng; những phòng như kinh tế, giao thông thì nhiều tỷ đồng. Cấp Cục trưởng, Phó cục trưởng, Giám đốc, phó giám đốc tuỳ từng đơn vị, địa phương từ vài trăm ngàn hoặc lên đến cả triệu USD. Mục đích của Tô Lâm giải tán hết cấp tổng cục là để thâu tóm quyền lực và vơ vét. Đồng thời nhân cơ hội này thanh trừng quét sạch tàn dư, tay chân của “Đồng chí X” trong Bộ Công an làm vừa lòng TBT Trọng. Tô Lâm biết rõ âm mưu của ông Trọng phá bỏ luật lệ trực tiếp tham gia vào Đảng uỷ CATW để trực tiếp chỉ đạo nên từ vị thế là tay chân thân tín của Đồng chí X đã “phản chủ” để quay ra hầu hạ chủ mới là Tổng Trọng. Nhân dịp này T.ô Lâm đã “nhãn lồng hoá” Bộ Công an: 30 cán bộ quê Hưng Yên được đề bạt vào nhiều vị trí quan trọng từ Thứ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc CA tỉnh. Giám đốc CA Phú Thọ người chủ trì vụ đánh bạc nghìn tỉ do Nguyễn Văn Dương cầm đầu bị đẩy lên Sơn La. Phạm Trường Giang, Giám đốc CA Hải Dương, tay chân thân tín của T.ô Lâm được điều chuyển lên Phú Thọ - Vụ án đánh bạc nghìn tỉ do Tô Lâm bảo kê được khép lại không tổ chức điều tra giai đoạn 2 như kế hoạch đã định.
Tô Lâm cũng rất yếu kém về năng lực lãnh đạo chỉ huy khi xử lý các vụ bạo loạn lớn gây bất ổn về an ninh trật tự trên lãnh thổ Việt Nam: vụ giàn khoan 981 năm 2014, công nhân các công ty nhà máy ở Bình Dương biểu tình, đập phá với cớ phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải; vụ Formosa năm 2007 ở Nghệ An, Hà Tĩnh dân biểu tình bắt bớ khống chế cán bộ khiến quốc lộ 1 tắc nghẽn gần một tháng; vụ phản đối Luật đặc khu biểu tình cả nước, Bình Thuận bị các đối tượng xấu xông vào đập phá tỉnh uỷ, uỷ ban, đốt nhà, đốt xe, bắt công an, lột súng, lột áo của Cảnh sát cơ động... do Tô Lâm không chỉ đạo xử lý kịp thời. Đặc biệt vụ Đồng Tâm, một vụ việc rất đơn giản có thể xử lý bằng biện pháp “vận động quần chúng” như nguyên chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm rất tốt. Nhưng Tô Lâm do muốn hạ uy tín, phá ông Chung để củng cố quyền lực của bản thân, phe nhóm nên đã để kéo dài 02 năm không có phương án giải quyết và cuối cùng duyệt kế hoạch nổ súng tiêu diệt ông Kình lúc nửa đêm. Công tác trinh sát cũng không đảm bảo để chết oan mạng 03 cán bộ; rõ ràng sai về chiến thuật, chiến lược, nghiệp vụ vô cùng non kém. Tô Lâm đã coi nhân dân của mình như kẻ thù, chắc từ bé ông ta chưa bao giờ đọc câu “Dân vi bản”; một tên võ bền khát máu chỉ biết dùng dùi cui và súng đạn. Với trình độ đó mà T.ô Lâm xưng là Giáo sư Tiến sỹ an ninh??? Thông tin nội bộ cho biết người viết luận án tiến sỹ cho Tô. Lâm là thượng tá Nguyễn Xuân Thao được Tô Lâm bổ nhiệm chức Phó giám đốc CA Đồng Nai để trả ơn. Nhà khoa học, nhà giáo được phong Giáo sư phải lăn lộn trong khoa học, phải giảng dạy, phải nghiên cứu có công trình. Tô Lâm không lên bục giảng, chỉ nói chuyện vài buổi rồi cho lính viết vài cuốn sách cũng ngồi chễm trệ hàm Giáo sư an ninh.
THỨ NĂM, Tô Lâm là trùm nhận hối lộ bảo kê cho doanh nghiệp buôn lậu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá việc các tập đoàn lớn, các công ty lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng để buôn lậu trốn thuế là rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Vấn nạn này gây thất thu cho ngân sách cả tỷ USD mỗi năm. Họ được bảo kê che chắn cho các hoạt động phạm tội bởi các quan chức nhà nước từ Trung ương tới địa phương đặc biệt là quan chức các nghành Hải quan, Quản lý thị trường, công an... RITA VÕ là một tập đoàn đa ngành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu từ vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp, ôtô, thời trang, hotel và resort... Với quyền lực của Bộ trưởng Bộ Công an, Tô Lâm đã tạo điều kiện, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, trốn thuế: Ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc, thiết bị nội thất cao cấp 5 sao từ Mỹ, Châu Âu vào Việt Nam. Tô Lâm cũng đã từng nhận hối lộ một lô hàng nội thất cao cấp, thiết bị vệ sinh, tủ bếp... trị giá 01 triệu USD từ tập đoàn RITA VÕ; Tô Lâm không trực tiếp nhận mà cho người nhà nhận. Là người có nghiệp vụ CA, Tô Lâm biết rằng điện thoại có thể bị theo dõi, nghe trộm nên đã chỉ đạo RITA VÕ thực hiện phương thức liên lạc đưa, nhận hối lộ qua địa chỉ email ảo với “01 Quý bà” nhưng không được nêu tên. Sau đó cho xe tải chở thẳng về nhà công vụ của Tô Lâm trên phố Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Với những sai phạm nghiêm trọng nêu trên, câu hỏi đặt ra là tại sao Đại tướng Tô Lâm chưa phải chịu trách nhiệm về những tội phạm đã thực hiện??? TBT Nguyễn Phú Trọng và Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn phải biết những nội dung trên? Ông Trọng đang bao che cho tội phạm hay bị Bộ trưởng CA Tô Lâm khống chế? Hiến pháp Việt Nam năm 2013 qui định rõ: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” nhưng trong thời điểm hiện nay rõ ràng pháp luật Việt Nam đang vận hành theo ý riêng của Ngài TBT Nguyễn Phú Trọng. Pháp luật chỉ áp dụng với phe địch là các thuộc hạ thân tín của “Đồng chí X”. Nếu công cuộc chống tham nhũng, chiến dịch đốt lò của TBT Trọng “không có vùng cấm” như ông đã tuyên bố thì Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phải bị điều tra, xử lý về các tội phạm đã thực hiện.
Hoàng Trung từ Hà Nội

submitted by PermanentD34th to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.12 14:35 Flashy-Charge-7018 Tình huống này nên làm gì tiếp

Tôi có tán tỉnh một đứa con gái thua 2 tuổi, từ đầu tháng 12 năm ngoái. Ban đầu là qua mess. Cả 2 đều ở sg, tôi đi làm còn bé nó đang học năm cuối đh.
Ban đầu qua những tin nhắn thì tôi cảm nhận là tương tác đều 2 chiều, có qua có lại giữa 2 người. Được hơn 1 tháng thì gặp nhau lần đầu tiên bên ngoài, đó là khi về quê ăn tết xong rủ đi ra cafe, con bé nó cùng quê với tôi. Ấn tượng của tôi ban đầu là nó khá dễ thương, ăn mặc chỉnh chu nước hoa thơm phức. Tôi cũng sơ mi đen quần tây giày dớ gọn gàng đầy đủ.
Khi nói chuyện được một lúc thì tôi nhận ra nó ko đc cùng tầng số lắm. Tôi làm IT nên tính cách hơi đụt và thường xuyên im lặng do ko biết gì để nói, còn con bé thì hướng ngoại nói khá nhiều và giao tiếp tốt EQ cao. Tôi bắt đầu thấy nó ko có hứng thú lắm với tôi lắm, trò chuyện dần ko có gì mới nữa nên bắt đầu lôi chuyện nyc của nó ra kể, kể là th kia tồi ntn, làm nó khổ ra sao, bla bla. Tôi thì cũng ậm ờ xong tung hứng vài câu cho có lệ, chứ thật sự tôi ko quan tâm lắm. Đến cuối cùng thì tôi chở nó về nhà, trên đường đi vẫn cười nói vui vẻ, nó nói chuyện khá thoải mái và hồn nhiên nên tôi cũng bắt đầu thích nó. Trên đường về nhà con suy nghĩ lung tung về tương lai do tôi tự tưởng tượng ra
Nhưng sau khi cả 2 quay lại sg, tôi lại đi làm nó lại đi học. Nó lại luôn từ chối và kiếm cớ mỗi khi tôi rủ đi chơi xem phim cafe, 3 lần như thế. Tôi cũng nghĩ là sẽ từ bỏ và ko rủ rê nữa. Mặc dù mỗi ngày vẫn nch vui vẻ bình thường qua mess
Đến lễ 30/4 cả 2 lại về quê nghỉ lễ. Lần này thì chính nó lại chủ động rủ tôi đi cafe ăn uống. Tôi đồng ý và qua chở nó, cả 2 vẫn ăn bận lịch sự và thơm tho. Lần này thì chủ đề nói chuyện lại nhiều hơn lần trước. Mà như này, do nó tiếp tục học cao và du học nên có thể sẽ phải đến 30 tuổi mới có thể bắt đầu đi làm, nó hay than là em già như này sợ ko ai dám lấy, tôi cũng hay đùa lại là anh đợi em được yên tâm.
Buổi tối đó sau khi đi chơi về đó cũng như vậy. Nhưng lần này nó nói lại tôi, rằng nó có chính kiến, nó muốn tìm một người trên cơ nó, bảo tôi đừng tán tỉnh hay thích nó làm gì. Tôi cũng suy tư đêm đó xong quyết định thổ lộ ra. Kết quả thì như chắc dễ đoán rồi. Nhưng mà, nó còn an ủi tôi, bảo anh có buồn ko, em sợ mấy cái như vậy lắm, sợ tỏ tình mất bạn này kia. Mà thật sự là tôi cảm nhận nó rất thật tâm, nó sợ tôi buồn thật, nch thêm lúc lâu sau mới chịu đi ngủ. Và từ đó tôi lại ngu ngốc và simp thêm nữa. :)))
Chuyện là cuối tuần này tôi rủ nó đi chơi, có 2 đứa bạn tôi nữa, 1 nam 1 nữ. 2 đứa kia cũng biết tôi thích con bé này do tôi ko dấu ae. Và trong gần như cả buổi đi chơi đấy, tôi như là kẻ ngoài cuộc. Thật sự tôi có vấn đề khá nhiều về khả năng giao tiếp của mình, nên khi mn nói chuyện vui vẻ bản thân tôi lại nói những lời vớ vẩn như một kẻ khờ. Đến nỗi con bé nói là anh nói xà lơ quá. Tôi lúc đấy muốn bỏ về lắm rồi, nhưng mà vẫn giữ thể diện cho bạn bè cố gắng đi tiếp. Cả buổi tối đó là cuộc trò chuyện của 3 đứa, tôi hầu như chỉ im lặng lắng nghe, một phần là do ăn nói ko tốt như bạn bè, phần là do tôi run nên lại càng k biết nói năng gì cho hợp lý.
Thế là tan ca ai về nhà nấy, tối đấy tôi còn đếch ngủ đc, nằm thức suy nghĩ lung tung tới 3h sáng. Con bé sau khi về vẫn nt hỏi han tôi, bảo thấy tôi bị mệt, tôi cũng nói lại là k sao. Sáng hôm sau, thằng bạn tôi nt hỏi han ngày hqua, hỏi tôi có hope gì ko, tôi bảo ko, hỏi tôi có tiếp tục theo đuổi ko, tôi ko trả lời. Con bạn cũng hỏi han, hqua con bé có nhắn gì ko, tôi cũng kể thật, bảo k sao, còn chúc tôi thành đôi với con bé
Lan man một hồi thì là như này. Tôi tự hạ thấp lòng tự trọng quá, 6 tháng quen mà chỉ gặp đc 3 lần. Tôi muốn từ bỏ. Nhưng ngặt cái, tôi có một nhóm bạn chơi khá thân nhau, 2 đứa kia cũng ở trong đấy, và tụi nó kết nạp thêm con bé đấy vào, và rủ rê lần sau đi chơi đi du lịch sẽ lôi theo.
Cho tôi hỏi, làm đàn ông nên làm gì trong trường hợp này, để vừa giữ đc bạn bè, vừa ko làm mất mặt bản thân. Còn con bé kia sau này gặp mặt trong hội bạn, tôi nên ứng xử như nào. Mé cuộc đời này :)))
submitted by Flashy-Charge-7018 to vozforums [link] [comments]


2024.05.12 05:46 Head-Frosting-9899 Việt và Nam là đôi bạn thân :))

submitted by Head-Frosting-9899 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.12 02:24 ANHPOLY TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI LẠI KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐCSVN

"Bộ Thương mại Hoa kỳ vừa có phiên điều trần công khai về hiện trạng thương mại với Việt Nam vào 8/5/2024. Chính phủ Hoa Kỳ đang cân nhắc khả năng phân hạng lại Việt Nam là quốc gia có nền “kinh tế thị trường” theo Luật Thuế Nhập khẩu Hoa Kỳ - việc này có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam cho dù Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản về quyền của người lao động.
Để vận động cho việc tái phân hạng nền kinh tế của mình theo luật Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam lập luận rằng các tiêu chuẩn của bộ luật lao động Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và mức tiền công của người lao động ở Việt Nam được “xác định dựa trên thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động,” như các tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ đòi hỏi. Giới chức Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này trong tháng 7 tới.
“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,” ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nói. “Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không có ý kiến về hiện trạng kinh tế Việt Nam, nhưng việc tái phân định, xét theo góc độ pháp lý, phải căn cứ trên khả năng bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động và xác lập được chính sách thúc đẩy quyền của người lao động của Hoa Kỳ. Quốc Hội Hoa Kỳ cần tổ chức các cuộc điều trần về chủ đề này và đảm bảo rằng hồ sơ của Việt Nam được thể hiện đầy đủ trong quá trình ra quyết định. Liên minh Châu Âu, vốn đã ký một hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào năm 2020 phần nào dựa trên các cam kết của phía Việt Nam về quyền của người lao động, cần bắt đầu thẩm tra kết quả thực hiện.
Để xác định xem một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường hay không, luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu phải cân nhắc 6 yếu tố, như mức độ kiểm soát của chính phủ quốc gia đó đối với tài nguyên thiên nhiên, giá cả và tỷ giá hối đoái, bên cạnh các yếu tố khác như “mức độ tự nguyện trong thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động tác động ra sao đến mức lương ở nước đó.”
Xét về văn bản pháp luật và thực tế thực thi, Việt Nam hiện không cho phép các công đoàn độc lập được đại diện cho người lao động. Chương 13 của Bộ luật Lao động Việt Nam có hiệu lực vào năm 2021 đưa ra quy định về “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” và Luật Công đoàn Việt Nam quy định về “công đoàn” cũng như “tổ chức đại diện người lao động,” một thuật ngữ hiện diện trong cả hai bộ luật. Tuy nhiên, Luật Công đoàn Việt Nam chỉ cho phép có các “công đoàn” do chính phủ kiểm soát. Luật Lao động vẫn đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn được ban hành mới có hiệu lực thực thi. Và ở Việt Nam không hề có các tổ chức đại diện cho người lao động ở cấp cơ sở.
“Lời tuyên bố tôn trọng quyền của người lao động của Việt Nam chỉ dựa trên các ngôn từ và lời hứa sáo rỗng, các văn bản luật pháp và quy định xa rời thực tế về hiện trạng quyền của người lao động ở quốc gia này,” ông Sifton nói. Hiện tại, chính quyền Việt Nam vẫn gọi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) là một “liên đoàn lao động” của các “công đoàn lao động” cấp cơ sở. Nhưng lãnh đạo TLĐLĐ là những người được chính quyền Việt Nam bổ nhiệm. Các “công đoàn” và “nghiệp đoàn” thuộc TLĐLĐ hầu hết có lãnh đạo là những người được bên sử dụng lao động ở cấp cơ sở chỉ định. Người lao động hay thủ lĩnh nhóm người lao động không được chọn ra người lãnh đạo hay đại diện cho quyền lợi của họ để thương lượng nhằm đạt được mức lương thỏa thuận. Mỗi khi TLĐLĐ thương lượng với người sử dụng lao động ở cấp cơ sở hay ở quy mô toàn quốc, tổ chức này chỉ bảo vệ lợi ích của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không đại diện cho người lao động hay với tư cách đại diện cho người lao động.
Nghịch cảnh TLĐLĐ do nhà nước quản lý càng được sáng tỏ hơn với những thông tin mới về một chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành gần đây, “Chỉ thị 24” nhằm tăng cường giám sát các nhóm lao động, xã hội dân sự và tổ chức nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai các hiệp định thương mại mới với nước ngoài và với Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Chỉ thị 24, ban hành vào tháng Bảy năm 2023 nhằm minh xác sự kiểm soát của chính quyền và của đảng đối với việc thi hành các văn bản pháp luật và quy định mới về lao động, ghi nhận rằng việc “thực thi các hiệp định thương mại cũng phát sinh khó khăn thách thức mới đối với an ninh quốc gia.” Chỉ thị đề cập đến các quy định cấm công đoàn độc lập hoạt động ở Việt Nam và khẳng định tất cả các công đoàn đều phải phục tùng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị yêu cầu “tiến hành chặt chẽ việc thí điểm thành lập” tổ chức của người lao động và thực thi các tiêu chuẩn lao động nhằm “bảo đảm sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền các cấp.”
Nhiều nguồn tin khác nhau đã cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền biết rằng vào cuối tháng 4 công an Việt Nam đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Bình, một quan chức cấp cao của Bộ Lao động Việt Nam từng vận động cho các cải cách hữu hiệu hơn về lao động và tạo một mức độ độc lập cho công đoàn.
Nhiều bài báo trên báo chí nhà nước thể hiện quan điểm thù địch của chính quyền Việt Nam đối với các tổ chức của người lao động hay công đoàn độc lập. Gọi đó là “thế lực thù địch” dùng “âm mưu thủ đoạn” đối đầu với “Đảng và Nhà nước…gây mất trật tự xã hội và cản trở cuộc sống của người lao động ở nước ta,” hay lập luận rằng mục đích của “cái gọi là công đoàn độc lập” là nhằm “hình thành lực lượng chính trị đối lập trong nội địa, tiến tới thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” lật đổ Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ chính trị tại Việt Nam.” “Việt Nam là một xã hội khép kín với một chính quyền chuyên chế thù nghịch với quyền của người lao động,” ông Sifton nói. “Người lao động còn không thể công khai thành lập công đoàn, nói gì đến thương lượng với người sử dụng lao động. Chính phủ Hoa Kỳ cần nhận thức rõ điều này.”
submitted by ANHPOLY to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.11 09:48 DCSVNthamnhung NÓNG: Số phận đất nước VN trong thời gian tới.!

Vỡ Bình, Đất Nước Sẽ Ra Sao?
Những cuộc đấu đá trên thượng tầng chính trị Ba Đình đã vượt ngoài tầm kiểm soát của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và đẩy đất nước vào hỗn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế.
Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Bấp Bênh Số Phận Trương Thị Mai
Người theo dõi thời cuộc tưởng rằng cái lò tôn của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đã tạm nghỉ sau khi đốt được hai thanh củi gộc Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, hai trong bốn “tứ trụ” của triều đình Cộng Sản. Đảng cần thời gian để thu dọn chiến trường, để ổn định tình thế và đưa người lấp vào những chiếc ghế trống. Nhưng không. Từ các vụ hối lộ ở tập đoàn Phúc Sơn (dính tới Võ Văn Thưởng), Thuận An (dính tới Vương Đình Huệ), lửa lại cháy sang dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng và giới thạo tin cho rằng có thể sẽ đốt cả Trương Thị Mai.
Bà Mai, hiện là thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, là một trong bốn người (Trọng, Chính, Mai, Lâm) có đủ “tiêu chuẩn” ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất, tổng bí thư đảng CSVN hoặc giữ một trong tứ trụ. Nhưng sau cuộc họp bất thường của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Quốc Hội hôm 2 Tháng Năm, bà Mai đã không được cử vào ghế chủ tịch Quốc Hội hoặc chủ tịch nước như đồn đoán; có thể do đảng chưa tìm ra người thay vị trí của bà ta ở Ban Tổ Chức và Ban Bí Thư, mà cũng có thể do bà Mai có vấn đề giống như các “đồng chí” Thưởng và Huệ. Nếu có thay đổi gì về nhân sự thì phải đợi đến kỳ họp Quốc hội bù nhìn sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.
Tin đồn về khả năng bà Mai bị thất sủng rộ lên sau khi công an bắt giam ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ (bắt hôm 30 Tháng Tư nhưng 4 Tháng Năm mới công bố), sau khi đã tống giam các ông Trần Đức Quận, bí thư Tỉnh Ủy Lâm Đồng, và ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, hồi Tháng Giêng về tội nhận hối lộ. Trước đó, trong năm 2023, công an cũng đã bắt ông Nguyễn Ngọc Ánh, chánh Thanh Tra Tỉnh Lâm Đồng và bà Trần Bích Ngọc, vụ trưởng Theo Dõi Công Tác Thanh Tra, Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo, Phòng, Chống Tham Nhũng, Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả của Văn Phòng Chính Phủ. Những vụ bắt bớ này đều liên quan đến dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh ở Lâm Đồng – một trong những dự án của bà Trương Mỹ Lan và ông Nguyễn Cao Trí, cả hai đã bị kết án trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát vừa xét xử sơ thẩm.
Con đường của dự án Đại Ninh trong 14 năm qua, bị hủy bỏ rồi được phục hồi, rồi sang tay qua vài đời chủ, phá nát hơn 300 hécta rừng, liên quan đến nhiều quan chức lãnh đạo của Lâm Đồng và chính phủ, trong đó có bà Trương Thị Mai. Nếu bà Mai bị cho về vườn thì rõ ràng cuộc khủng hoảng chính trị ở chóp bu đảng CSVN chưa có điểm dừng và hứa hẹn có thêm nhiều màn hấp dẫn cho dân chúng thưởng lãm.
“Đốt lò” đi về đâu?
Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”
Không cần nói ai cũng biết cuộc khủng hoảng chính trị ở chóp bu đảng CSVN đã có tác động rất xấu đến tình hình kinh tế đất nước. Cả guồng máy chính quyền gần như bị tê liệt, không ai làm việc vào lúc người dân và doanh nghiệp đang vật lộn với vô số thách thức từ hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đến tình trạng phá sản và đóng cửa doanh nghiệp tràn lan ở các đô thị, đẩy hàng chục vạn người lao động vào bước đường cùng. Trên các mạng truyền thông, chỉ thấy người dân cứu nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong khi chính quyền dửng dưng, vô cảm.
Đầu tư nước ngoài, cột trụ chính của kinh tế Việt Nam – mà xưa nay đảng Cộng Sản vẫn khoe khoang là nhờ chính trị ổn định – đang bắt đầu bỏ đi dù Việt Nam được kỳ vọng là điểm lựa chọn tốt nhất trong cuộc cạnh tranh quyết liệt Mỹ và Trung Quốc.
Mới đây, các ông Tim Cook của Apple, Jensen Huang của Nvidia đã đến Hà Nội nói những lời đường mật cho chủ nhà sướng rồi đem tiền và kỹ thuật sang làm ăn ở Malaysia, Indonesia. Ngó đi ngó lại, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gần như chỉ còn các nhà tư bản Trung Quốc; họ mở cơ sở ở các tỉnh miền Bắc, nhập hàng từ Trung Quốc, lắp ráp hoặc thay đổi bao bì rồi xuất cảng sang Mỹ và Châu Âu, lấy xuất xứ “made in Vietnam” để tránh mức thuế trừng phạt của chính phủ các nước này. Không phải vô cớ mà nhà báo Shuli Ren của hãng Bloomberg có bài nhận định “Chiến dịch đốt lò đã biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc!”
Từ Đảng Trị Đến Công An Trị
Cái được của công cuộc đốt lò là ở chỗ mà ông Trọng không ngờ tới: Nó đốt cháy những tấm mặt nạ vàng son mà đảng CSVN che đậy bộ mặt thật gớm ghiếc của mình suốt mấy chục năm nay, để người dân thực mục sở thị bản chất của một đảng cầm quyền lúc nào cũng chỉ tìm cơ hội đục khoét tài sản quốc gia, trấn lột người dân, đàn áp nhân dân như một thế lực thực dân chiếm đóng và cản trở con đường tiến hóa của dân tộc. Ông Trọng từng nhắc nhở đàn em: “Đánh chuột không làm vỡ bình,” nghĩa là chống tham nhũng nhưng phải giữ lấy đảng và chế độ. Tiếc thay, chuột sống ở bình, bình nuôi toàn chuột, đánh chuột đến “thượng tầng” mà không “bể bình” là chuyện không có.
Nhưng do sai lầm từ căn bản, công cuộc đốt lò của ông Trọng đã trao quyền lực hầu như vô hạn cho lực lượng công an “còn đảng còn mình,” kết quả là công an đã trở thành một thứ kiêu binh, tự đặt mình lên trên pháp luật và đạo lý, không ai kiểm soát được. Với hai trong “tứ trụ” bị cưa ghế trong chỉ hơn một tháng, công an đã chứng tỏ ngay cả Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng không nằm ngoài quyền kiểm soát của họ. Có thể nói, ở Việt Nam bây giờ, chế độ độc tài đảng trị đã biến thành chế độ công an trị.
Ở thượng tầng, công an sử dụng thủ đoạn khống chế các lãnh đạo cao cấp từ đảng đến chính phủ và quốc hội; dưới xã hội, công an gia tăng đàn áp nhân dân, dập tắt mọi biểu hiện phản kháng. Ngân sách dành cho công an nhiều gấp 16.5 lần so với ngân sách ngành y tế; họ tự tung tự tác, từ đổi xoành xoạch thẻ căn cước, hộ chiếu, bảng số xe… làm xã hội thất điên bát đảo, đến tự xây phi trường riêng, rạp hát riêng, muốn làm gì thì làm không ai dám phản đối.
Mô Hình Nước Nga?
Chiếc “bình” đảng CSVN đang rạn vỡ, nhưng do đất nước chưa có một lực lượng chính trị khả dĩ tập hợp được nhân dân cho nên việc thay chế độ đảng trị bằng công an trị xem ra là khó tránh mà còn tai họa hơn rất nhiều.
Nếu tìm một mô hình thể chế gần với Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ không ở đâu thích hợp hơn là nước Nga của ông Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của gia tộc họ Kim. Ở Nga, đảng Cộng Sản đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ngày 6 Tháng Mười Một, 1991, nhưng Vladimir Putin – một sĩ quan cao cấp của cơ quan tình báo khét tiếng KGB thời Xô Viết – đã từng bước thiết lập một chế độ độc tài, kết hợp bạo lực của công an với mô hình kinh tế thân hữu, bè phái.
Báo chí tự do bị tiêu diệt, các nhân vật đối lập chính trị bị ám sát, bị tù tội hoặc phải lưu vong ra nước ngoài, tài sản và tài nguyên quốc gia bị một đám đầu nậu, gọi là oligarch, cướp đoạt và chia chác cho nhau. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, Nga đã không đi theo con đường dân chủ và tiến tới thịnh vượng như các nước Đông Âu mà ngụp lặn trong vũng lầy chuyên chế suốt ba mươi năm. Với giấc mộng bá chủ thời Xô Viết, phục hồi đế chế Nga xưa cũ, ông Putin đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine để rồi chịu những tổn thất khủng khiếp và bị cả thế giới văn minh xa lánh… Bắc Hàn thì từ lâu đã là một thứ ngoại lệ của thế giới mà không ai muốn đặt chân tới.
Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, có thể là một Putin của Việt Nam, cai trị bằng nòng súng, nhà tù và chủ nghĩa bè phái. Nhưng khổ nỗi, Việt Nam không phải là Nga; Việt Nam không có diện tích bao la, tài nguyên vô tận như Nga, cũng không có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất hành tinh và lá phiếu phủ quyết đầy quyền lực ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cho dù Việt Nam có trở thành một bản sao đầy lỗi của nước Nga thì đó cũng không phải là điều mà người dân mong mỏi. [qd]
Hiếu Chân
submitted by DCSVNthamnhung to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.06 07:23 Substantial_Worth_86 Bàn luận một chút về phim

Không biết nó có tồn tại hay không nhưng dựa trên kinh nghiệm xem phim lâu năm của tôi thì đến giờ không hề có bất kỳ bộ phim nào áp dụng cái motif này cả:
"Một thằng ất ơ nào đó được trời ban cho sức mạnh phi thường và anh ta quyết định sử dụng sức mạnh đó để đi giết tổng thống"
Nói thật cái motif giết người đứng đầu của một quốc gia bằng sức mạnh siêu nhiên đến giờ vẫn chưa thấy có bất kỳ một bộ phim nào làm cả. Ngoại trừ một bộ truyện tranh của hàn quốc mà tôi đọc được là Bậc Thầy Kiếm Sư-Rooftop Sword Master, bộ này nó áp dụng y chang cái motif mà tôi đã nói ở trên luôn,một thanh niên nào đó được trời ban cho một cây kiếm thánh và chính cây kiếm đó cũng mang lại cho anh sức mạnh phi thường đủ để đập phá các hiện vật cứng, thế là anh ta quyết định dùng sức mạnh này sộc thẳng vào nhà xanh ở Seoul và thiến luôn thằng tổng thống đương nhiệm của hàn quốc về với chúa
Còn mọi người thì thấy thế nào? Có phải vì không muốn làm căng thẳng tình hình chính trị nên mới không có nước nào dám làm phim kiểu như này không?
Nếu mọi người tìm thấy phim nào có sử dụng motif này thì cho tôi xin
submitted by Substantial_Worth_86 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.05 10:34 RunnasEagle Khám phá sức mạnh của Camera kép 3MP ống kính kép BG66DR 4G Solar PTZ

Khám phá sức mạnh của Camera kép 3MP ống kính kép BG66DR 4G Solar PTZ
GIỮ KẾT NỐI MỌI NƠI: Khám phá sức mạnh của Camera kép 3MP ống kính kép BG66DR 4G Solar PTZ 📷 Nhìn rõ, mang lại hình ảnh sắc nét. Giải pháp tối ưu cho gia chủ hiện đại là ưu tiên sự an toàn và tiện lợi. - Cài đặt dễ dàng và nhanh chóng - Tuổi thọ pin lâu dài - Kết nối 4G - Phát hiện và cảnh báo hình người PIR - Tầm nhìn ban đêm chất lượng cao
Kịch bản sử dụng - có thể được sử dụng trong các môi trường khác nhau: Thích hợp cho sân ngoài trời, nhà ở và văn phòng, cửa hàng, trang trại ngoài trời, ao cá, vườn cây ăn quả, v.v.
BG66DR Camera: https://vn.vstarcam.com/index.php?m=content&c=index&a=show&catid=33&id=44

https://preview.redd.it/dl539v1ckkyc1.jpg?width=1280&format=pjpg&auto=webp&s=e0043f3cb06d75f80d2f044e399f733b38ef5a51
submitted by RunnasEagle to VStarcam [link] [comments]


2024.05.04 09:52 TaoSoBiConanBat [Giải thích] Có nên chỉ trích, phán xét giới trẻ vì họ muốn được "Chữa Lành" ? Reup

*Lưu ý đầu bài: Ai ko đọc hết bài thì xin đừng cmt, vì có hiểu t đang nói đến cái gì đâu mà cmt. Hậu quả là nhiều người cmt ko liên quan đến những gì t nói.
Xin nói trước, bài này chủ đích của t là muốn "Giải thích chữa lành là gì, cho mn biết là người lớn cũng có đi chữa lành và lí do tại sao giới trẻ lại đi chữa lành". T không muốn nói đến những người "chữa lành fake" nên là đừng có lôi họ vào phần cmt. Ok vô bài:
Mấy nay vs những năm gần đây, trong giới trẻ xứ lừa và trên mxh nổi lên phong trào, hành động "Chữa lành". Cũng như bọn m đã biết, với thời đại phát triển như ngày nay thì con người bị áp lực nặng nề về rất nhiều mặt trong cuộc sống. Nhất là ở người trẻ, đặc biệt là ở gen z. Vì gen z bây giờ cũng ra trường đi làm nhiều rồi, còn tụi nhỏ hơn thì học cấp 2, cấp 3 vs chuẩn bị thi vào đại học. Nên là số lượng người bị mắc bệnh tâm lí, trầm cảm cũng ngày càng tăng cao. Dẫn đến số lượng người tự tử cũng cao luôn, đặc biệt là ở người trẻ.
Và cũng trong thời điểm này, xứ ta có 1 đám già lồn thích đi chỉ trích, phán xét việc giới trẻ "Chữa lành". Họ cho rằng Gen Z quá yếu đuối, hở tí là đi chữa lành, sướng quá nên bệnh, thời bọn tao có ai phải chữa lành đâu,... Ví dụ là thg thiến sĩ vật lí Nguyễn Thành Nam mới đây bị réo tên trên sub, Đụ kiki,...
Link bài trong sub nói về thiến sĩ: https://www.reddit.com/TroChuyenLinhTinh/s/DovMVq5TVO
T muốn nói rằng việc người trẻ muốn chữa lành là chuyện rất bình thường và việc chữa lành đã có từ rất lâu. Kể cả người lớn, người già (baby boomer), già lồn(gen x) cũng đi chữa lành (healing) đó thôi. Nhưng hình thức, tên gọi chữa lành của họ khác với Gen Z 1 chút. Và cũng do khác tên gọi + ngày nay có internet nên việc "Chữa lành" nó lan rộng với nhiều người. Nên mọi người nghĩ việc "Chữa lành" là cái gì đó mới và chỉ có giới trẻ mới đi chữa lành mà thôi.
Chữa lành theo t biết là: tham gia các buổi nói chuyện, hội thảo, nhóm hỗ trợ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Và đối với 1 số người thì việc đi chơi, du lịch, đi cà phê cùng bạn bè cũng hoàn toàn được coi là một cách "chữa lành", giúp tinh thần thoải mái và thư giản.
Thêm nữa là uống thuốc trầm cảm, magnesium, thuốc ngủ,... từ bác sĩ. Điều trị cơ thể vật lí lẫn tinh thần. Điều này có thể giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, giảm stress, giải tỏa suy nghĩ, thoát khỏi trầm cảm và đau khổ.
*Trước tiên thì t sẽ cho mn thấy rằng người già, bọn già trâu gen x cũng đi chữa lành, nhưng kiểu chữa lành của bọn họ hơi khác ng trẻ xíu:
*Video chủ đề: Nguỵ biện "Thượng đẳng thế hệ" của HDC: https://youtu.be/s0wb63kpjbA
*Thế hệ baby boomer, Gen X bên tây cũng đi chữa lành: https://youtu.be/tYjYL448-yY
*Sau đây là lí do Gen Z ở xứ lừa PHẢI đi chữa lành.
1) Áp lực cá nhân: Áp lực học tập, áp lực công việc, áp lực đồng trang lứa, áp lực phải có 1 cuộc sống tốt, áp lực phải thành công, áp lực về ngoại hình, áp lực có bạn đời có con, áp lực nvqs, áp lực thoát khỏi rat race, áp lực thoát khỏi cha mẹ độc hại, áp lực thế hệ, áp lực từ thế hệ trước và phải xử lí hậu quả của họ gây nên, áp lực phải đối phó với những cái khốn nạn của xh xứ lừa như: lừa đảo, lùa gà, hàng giả, chặc chém giá, áp lực tìm dịch vụ, cửa hàng, sản phẩm tốt, áp lực phải sống trong 1 xh mà thức ăn nuôi trồng ko tốt, đồ công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe, áp lực phải cố gắng tránh nhiều cái gây nghiện, ko tốt như mxh, video short, game, xem stream, porn, trà sữa, nước ngọt, thức khuya,...
2) Cha mẹ, gia đình: Phải nói là có khá nhiều cặp vợ chồng sinh con 1 cách rất vô thức, cưới đẻ vô tội vạ. Mặc dù họ có thể xấu, ngu, nghèo, hèn, khốn nạn nhưng đẻ là phải đẻ. Nên họ nuôi dạy con như cứt, nuôi cho có, ko quan tâm con vui hay buồn, không quan tâm tương lai, suy nghĩ, ước muốn của con ra sao. Cho nó học dưới mái trường xhcn và ép nó phải học thật giỏi. Cho nó xài đt cả ngày ko thèm kiểm soát, quản lý. Chỉ cho nó ở trong nhà, trong phòng mà ko cho ra ngoài trời vận động dẫn đến cơ thể trẻ bị yếu, thiếu vitamin D, dễ bị bệnh trầm cảm.
Ai cũng có quyền cưới đẻ nếu họ đủ tuổi. Làm cho mật độ dân số xứ lừa cao vl, đất trật người đông nên môi trường sống cũng bị bó hẹp. Mà người trẻ thì cần sự riêng tư, tôn trọng quyền cá nhân. Ở chung vs tụi già trâu xứ lừa riết bị khùng, ko thể phát triển, sống lâu ngày biến thành tụi nó luôn. Mà ra ở trọ 15m2 thì tù túng, nhiều cái bất tiện, dễ bệnh tâm lí.
Khi t học lớp 10 ở miền tây thì t thấy sao ở đây có nhiều tệ nạn xã hội, đua xe nẹt pô quá! T nghĩ: "Do ngta sinh nhiều và không giáo dục con họ tốt. Vậy tại sao nhà nước không quản lí, thay đổi và ngăn cấm? Sao này mình sẽ lập nên hội gì đó để giúp trẻ em ko bị sinh ra vô tội vạ nữa, ai có điều kiện tốt thì mới được sinh con." Giờ nghĩ lại thấy mình khờ vl.
3) Đất nước xứ lừa: Cọng sả độc tài toàn trị. Chế độ phong kiến, cocc, tham nhũng, ăn chặn, bòn rút, nhồi sọ, lấp liếm che đâu sự thật. Là thằng em của tàu+. Ko có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo, tự do phim ảnh, ko có nhân quyền.
4) Đời sống xã hội: Năm 2024 rồi mà chất lượng sống của người dân vẫn vô cùng tệ hại. Đời sống tinh thần nghèo nàn. Dân trí thì ở dưới đáy. Giáo dục thì nhồi sọ, trọng điểm số, thành tích. Người lớn thì áp đặt, chỉ trích, đè bỉu, chì chiết người trẻ. Tất cả phải giống nhau, ai khác số đông sẽ bị xem là kẻ quái dị, bị phán xét, cô lập. Nếu bạn là 1 cá thể vượt trội, thông minh, có suy nghĩ vượt thời đại thì chắc chắn bạn sẽ là 1 người điên trong xã hội này và họ sẽ tìm mọi các để vùi dập bạn. Tư duy bầy cua trong chậu.
"Tiền là tất cả". Mn hy sinh tự do, hy sinh tất cả để đổi lấy 1 chút sự an toàn. Nên mn dùng mọi cách để có đc tiền. Họ lừa đảo, luồng cúi, lùa gà, làm ăn bất chính, bán hàng giả, lợi dụng dân ngu để kiếm tiền, có tiền thì họ tiêu xài phông bạt để che dấu sự thiếu thốn về mặt trí tuệ, tài năng, che dấu sự trống rỗng, tự ti. Phần lớn đời sống người dân là: ăn ngủ đụ đẻ đái nhậu nhiều chuyện. An phận làm con cừu, làm culi nô lệ để ng khác cai trị. Làm con rối để người khác giật dây.
=> Bất cứ người trẻ nào đi ngược lại với cả cái xã hội thối nát này đều phải được chữa lành. Vì họ bị người thân xa lánh, cha mẹ không quan tâm ko thèm hiểu họ, bạn bè thì cũng không có vì họ không fit, không phù hợp với cái xã hội này. Tất cả những cá thể vượt trội nào muốn phát triển trong cái xh này đều nhận ra cái sai, sự thật về nó. Họ sống cô đơn, không được chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, không được yêu thương, không được phát triển. Họ mong muốn có người hiểu họ, yêu thương họ, muốn được chia sẻ, được giúp đỡ, thấy được sự đồng cảm => Chữa lành.
Người trẻ trong thời nay, họ hoàn toàn xứng đáng có được 1 cuộc sống tốt, 1 điều kiện tốt để họ có thể phát triển tối đa tài năng của mình. Vì thế giới đã phát triển đến đỉnh cao của nhân loại rồi. Nhờ internet, mxh mà họ đã biết đến nhiều thứ trên thế giới và họ nhận ra mình là thế hệ gì và phải đc sống ntn. Nhưng trái lại với điều đó, trái lại với sự thay đổi của thế giới thì xứ lừa vẫn là 1 nước tệ hại về mọi mặt. Vẫn dậm chân tại chỗ không chịu phát triển mà chỉ biết khưng khưng giữ chế đụ. Giới trẻ sử dụng internet, mxh nên họ phát triển, hiểu biết ngang với thế giới. Nhưng đất nước thì không phát triển ngang với thế giới, ko theo kịp họ.
Họ là con người trong năm 2024, có quyền tự do, được sống hạnh phúc và được làm những điều mình muốn. Nhưng chế đụ, xã hội vs gia đình lại muốn biến họ thành con súc vật, culi nô lệ chỉ biết vân lời, như cỗ máy chỉ biết làm việc và không có cảm xúc.
Cái vấn đề này từ tụi già lồn mà ra chứ ai? Nhưng tụi già lồn, già trâu đó đéo nhận ra. Toàn đỗ thừa do Gen Z. Dcm bọn già trâu đã đéo làm gì để thay đổi cái đất nước này rồi còn đéo biết thân biết phận.
Nhân có trước quả. Có nhân thì mới có quả. Có già trâu thì mới có trẻ trâu. Già trâu tạo ra 1 cái đất nước, thể chế, xã hội, giáo dục như thế nào thì trẻ trâu nó sẽ như thế đó.
Dịtme đéo hiểu sao bọn già trâu có thể trách người trẻ được. Đúng là 1 lũ thất bại, nhược tiểu, hèn nhát, mạt rệp, thoái hóa bạc nhược, để lại bãi cứt cho thế hệ sau ngửi mà coi được. Mấy năm sau nữa thôi thì thế hệ lồn đó xanh cỏ hết mẹ rồi.
Tụi già lồn không chịu phát triển, ko chịu thay đổi thì sẽ bị bỏ lại ở phía sau. Vì cái gì thay đổi, chịu thích ứng với thế giới thì nó sẽ được tồn tại và phát triển tiếp. Còn bọn già lồn sẽ nghẻo và chỉ còn thế hệ sau tồn tại. Điều đó hoàn toàn xứng đáng với những gì bọn nó đã làm.
submitted by TaoSoBiConanBat to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.04 05:45 Responsible-Dish-525 đi date nhưng crush em luôn đeo khẩu trang

chào mọi người ạ,nay em muốn kể về chuyện của em. Chuyện là em và bạn kia quen nhau cũng được lâu rồi nhưng bạn kia rất ít cởi khẩu trang,thêm việc bọn em học khác lớp nữa nên em ít thấy được mặt bạn kia(hầu như là chưa bao giờ luôn). Kiểu đầu năm ngoái em thấy ổng bịt khẩu trang cũng đẹp phết nên xin in4 mò về nhắn ib làm quen xong cả 2 đứa dính nhau đến giờ. Chuyện chẳng có gì đáng nói cho đến khi em biết được mặt thật của ổng sau hơn 1 năm. Vì trên trường ổng luôn đeo và em cũng ít gặp ổng nữa nên e hầu như ko biết mặt ổng nó như nào, cho đến khi bạn em gửi cho em hình ảnh mặt bạn kia lúc tháo khẩu trang thì nói thật em có hơi cụt hứng nhưng em ko nói gì. Và tháng trước ổng rủ em đi chơi, em đồng ý đi luôn mng ạ. Thậm chí trước khi đi em trau chuốt đến mức còn makeup rồi xịt nước hoa, váy vóc lồng lộn bánh bèo các thứ(nói chung là xinh lắm) vì em khá thích cái đẹp. E hi vọng ít nhất thì first date ổng cũng phải tháo cái khẩu trang ra cho em nhìn mặt trực tiếp dù 1 lần nhưng không=)) đi xem phim hay lúc mua vé thì ổng vẫn giữ khư khư cái khẩu trang trên mặt mng ạ. Cái ý định ngồi xem phim của em rồi giả vờ vô tình đút bỏng cho ổng trong rạp là tan tành hết, biết là mặt không đc đẹp nhưng ít nhất e nghĩ ổng cũng ko nên tự ti đến mức như vậy. Mà để giựt khẩu trang ổng ra lại càng vô duyên hơn nên em ko dám làm. Nói thật thì tại sao lại vậy ạ? em có nên ngừng lại với ổng ko ạ?
submitted by Responsible-Dish-525 to vozforums [link] [comments]


2024.05.04 04:55 5conmeo Câu chuyện cô Nhíp ngày xưa

Mũ tai bèo (Tưởng Năng Tiến)
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn – đôi câu – về cái nón tai bèo.
“Theo một tài liệu, chiếc mũ tai bèo đầu tiên xuất hiện ở một đơn vị võ trang ta trong đêm Đồng Khởi (17-1-1960) ở Bến Tre. Dần dần chiếc mũ vải mềm, màu xanh, vành tròn, có làn sóng giống như những cánh bèo trên sông nước, càng được đông đảo các chiến sĩ giải phóng quân sử dụng.
Đến những năm 1966-1967, chiếc mũ tai bèo “dễ thương như một bàn tay nhỏ”, với nhiều tiện lợi ở một xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, trong hoàn cảnh chiến trận cần cơ động, gọn nhẹ, đã được đưa vào hành trang của anh bộ đội Giải phóng. Nó chính thức nằm trong trang phục của Quân giải phóng miền Nam. Và từ đó, chiếc mũ tai bèo cùng đôi dép cao su cũng hiện lên trong thơ, văn, nghệ thuật, gần gũi, giản dị mà đầy tự hào, cao vợi.” (Đàm Chu Văn. “Nhớ Chiếc Mũ Tai Bèo.” Đồng Nai Online 13.11.2019).
Trí nhớ của tác giả đoạn văn thượng dẫn e có vấn đề, chứ thực sự thì cái mũ bèo nhèo này chưa từng bao giờ được ca tụng (“tự hào, cao vợi”) như nón cối hay dép râu cả. Lý do dễ hiểu vì nó không thuộc về lực lượng chính quy mà chỉ là trang phục dành cho đám binh lính Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (M.T.G.P.M.N) thôi. Chả những thế, cái mặt trận này đã chết. Vì chút “nhậy cảm chính trị” (hay cũng có thể là do “tế nhị”) nên không mấy ai muốn nhắc nhở (xa gần) gì đến sợi giây thừng trong một căn nhà đã có người bị treo cổ!
Thảng hoặc, mới thấy một vị quan chức cấp địa phương có cố gắng “nâng cấp” cái mũ tai bèo nhưng nỗ lực này – xem ra – cũng chả đến đâu. Ký giả Đoàn Nguyễn (Sài Gòn Tiếp Thị Online) tường thuật:
“Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.
Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên… toà sen.
Trước đó, tuy cô du kích chưa bao giờ có chỗ đứng “ngang hàng” với Phật Quan Âm nhưng cũng chiếm được vị trí tương đối khá trang trọng trong tranh ảnh cổ động và sách báo của nhà đương cuộc Hà Nội. Cùng với những thành viên của lực lượng Dân Công Hỏa Tuyến hay Thanh Niên Xung Phong, họ luôn được xưng tụng là những bông hoa nở giữa chiến trường, bông hoa trên tuyến lửa, hoa lan trong rừng cháy …
Sau khi chiến trường đã ngưng tiếng súng thì mọi hy vọng về một cuộc sống an lành (“đôi chim bồ câu trắng hẹn nhau về làng xưa”) cũng đều biến thành ảo vọng. Những bông hoa từng nở trên tuyến lửa đều héo úa trong các “xóm không chồng” giữa thời bình. Họ trở thành những con số không tròn trĩnh: không chồng, không con, không nhà, và không chế độ!
Họ chỉ được hưởng trợ cấp mỗi một lần thôi nhưng rất tượng trưng, và cũng rất muộn màng. Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ – Về Chế Độ, Chính Sách Đối Với Một Số Đối Tượng Trực Tiếp Tham Gia Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước nhưng chưa được Hưởng Chính Sách Của Đảng và Nhà Nước – ký ngày 8 tháng 11 năm 2005, quy định như sau:
Dân quân tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật) từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước do cấp có thẩm quyền quản lý đã về gia đình phải được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế tham gia dân quân, du kích tập trung, cứ mỗi năm được hưởng 400.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 800.000 đồng.
Những con số bạc bẽo và thảm hại này hoàn toàn tương phản với tâm tình chứa chan của những kẻ đã từng chiến đấu bên nhau, dù họ không hẳn đã là đồng đội cùng chung lực lượng hay đơn vị. Một cựu chiến binh tâm sự:
Sáng ngày 30-4-1975, sau khi Sư đoàn 10 (thuộc Quân đoàn 3) đánh chiếm xong một số mục tiêu đã định, ông Việt khi đó là Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội xe, thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 10, lái chiếc zeép (chiến lợi phẩm) có gắn máy thông tin 2W và rơ-moóc, đưa đồng chí Võ Khắc Phụng-Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 10 cùng một số sĩ quan chỉ huy tổ chức đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy.
Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt tươi sáng, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình. Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Nguyễn Thị Nết (biệt hiệu: Nguyễn Thị Trung Kiên, nguyên mẫu nhân vật Cô Nhíp trong bộ phim truyện cùng tên – bộ phim đầu tiên của điện ảnh miền Nam sau ngày giải phóng).
Theo sự dẫn đường thông minh, chủ động và linh hoạt của cô Nết, đội hình tấn công vừa vận động, vừa chiến đấu, vượt qua mọi trở ngại, thần tốc xốc tới…
Đã 40 năm trôi qua. Ông Việt và những người bạn chiến đấu ngày ấy … vẫn thường xuyên liên lạc, thông báo cho nhau chuyện vui, buồn. Những lúc như thế, các ông thường nhắc tới cô Nết, mong biết tin tức về người nữ biệt động xinh đẹp, gan dạ, mưu trí, dũng cảm và thông minh ấy… (Phạm Xưởng. “Cô Nhíp Đang Ở Đâu.” TIẾNG NÓI CỦA CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM – 01.06.2015).
Câu hỏi trên đã nhận được hồi đáp, qua một status ngắn của FB Văn Toàn, vào hôm 13 tháng 4 năm 2016:
Sáng ngày 29-4-1975, xe tăng của bộ đội Bắc Việt tiến vào cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây bắc. Trên xe có một thiếu nữ độ 20 tuổi, gương mặt xinh đẹp, đội mũ tai bèo, luôn luôn mang khẩu tiểu liên AK bên mình dẫn đường cho bộ đội.
Đó là nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Cao Thị Nhíp (tên hoạt động là Nguyễn Thị Trung Kiên,). Vốn thông thuộc đường xá, Cô Nhíp đã ngồi trên xe chỉ huy để hướng dẫn toàn đơn vị của Thiếu tá Bùi Quan Bùi Quang Đấng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng này để dựng thành bộ phim “Cô Nhíp” khá nổi tiếng. Hiện nay bà Nhíp đã sang định cư tại thành phố Garden Grove, Nam California, Hoa Kỳ từ lâu và mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác…

(Hình ảnh của cô Nhíp 48 năm trước và Nhíp của hiện nay…) Ảnh: Đậu Ngọc Đản, phóng viên thuộc Tổng cục Chính trị cộng sản Việt Nam
Bên dưới thông tin thượng dẫn có không ít những lời lẽ vô cùng cay nghiệt:
Tung Thu Tran: Bà nầy ăn cơm quốc gia thờ ma cs!
Hoang Nam: Mẹ kiếp sao bà không chết cho rồi?
Kim Oanh Tran: Loài ký sinh trùng dơ bẩn ai biết bà ta ở đâu làm ơn thông báo để đồng bào tránh xa
Anh Nguyen Hung: Bên thắng cuộc mà cũng đu càng à, LOÀI VÔ SỈ.
Quyền Toàn Lâm: Thiên đường ko ở qua đó làm j chòi.
Bà Nhíp không phải là người duy nhất đã rời khỏi Việt Nam, và đã thay tên cùng quố́c tịch. Hơn nửa thế kỷ qua đã có vài triệu người bỏ đi như thế, và dòng người này chưa bao giờ ngừng lại cả. T.S Phương Mai gọi đây là cuộc “tị nạn niềm tin.”
Cũng như bao nhiêu kẻ khác, khi niềm tin đã mất, bà Nhíp có toàn quyền thay đổi chính kiến và đổi thay nơi cư trú để tìm đến một nơi có cuộc sống an toàn và khả kham hơn. Chỉ có điều đáng tiếc (và đáng nói) là số nạn nhân của những cái nón tai bèo thì quá nhiều mà kẻ may mắn, có cơ hội làm lại cuộc đời, lại quá hiếm hoi – và dường như chỉ có mỗi một thôi!
Tưởng Năng Tiến
Nguồn: https://tuongnangtien.wordpress.com/2022/09/09/mu-tai-beo/
CÔ NHÍP NGÀY XƯA Đ.ÁNH MỸ - NGÀY NAY ĐỊNH CƯ Ở MỸ
(Hình ảnh của cô Nhíp 48 năm trước và Nhíp của hiện nay…)
Ngày 29/4/1975, xe tăng của quân Bắc Việt đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường.
Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – VC thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng vào Sài Gòn), giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? Cô làm gì? Cô ra sao?
Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.
Mùa hè cách đây vài năm, ở thành phố Garden Grove, Nam California, tôi gặp lại Nhíp. Vẫn xinh đẹp như xưa nhưng khi được hỏi về ngày 29/4/1975, Nhíp trả lời: “Tôi đã quên rồi. Quên lâu lắm rồi”.
Một buổi sáng thượng tuần tháng 10 năm ngoái, “Cô Nhíp” đến nhà thăm tôi khi vừa từ Cali về lại VN.
Tôi và nó là đôi bạn thân trước khi nó rời bỏ Sài Gòn để đến nước Mỹ xa xôi và trở thành cư dân ở đó.
Hai mươi năm có lẽ. “Cô Nhíp” năm xưa đã mất dấu thật rồi. Chỉ còn đây, một người Mỹ gốc Việt.
Chuyện gì đã xảy ra trên quê hương VN tôi vậy? Sử sách sẽ ghi chép thế nào đây? Cả tôi lẫn nó đều không ai nhắc về “Cô Nhíp” với chiếc xe tăng từ Củ Chi tiến về Sài Gòn cách đây 48 năm, về cái chuyện nó rời bỏ VN và quên đi quá khứ “hào hùng” của nó.
Có nỗi xót xa không thể nói thành lời.
FB Saigon Báo
Ảnh: Đậu Ngọc Đản, phóng viên thuộc Tổng cục Chính trị cộng sản Việt Nam
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=909221747232068&id=100044327531510&set=a.794124798741764&locale=lv_LV
submitted by 5conmeo to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.03 17:38 Iconic_gymnast Thư gửi người yêu. Mong anh em cho nhận xét

Bối cảnh trước đó:

cao đẳng hay đại học không liên quan đến tư duy lắm. nhưng cái cao đẳng em ấy học là cái mình lên google search "Cao đẳng còn nhận học bạ sau khi đại học đã nhập học.". Em này là bạn của một bé viết thư tỏ tình mình và đưa tin hộ bé đó. (Mình thấy bé viết thư xin đẹp, dễ thương mình cảm thấy không xứng nên rút lui). còn bé này dai như đĩa nên mình cho cơ hội năm đó mình lớp 12 em lớp 10. Mình khuyên em chăm chỉ học từ lớp 10 đến lúc 12 luôn nhưng em bằng cách nào đó trượt đại học. và nói bỏ học đh kiếm việc ở quê làm. Mình lên google search "Cao đẳng ....". rồi nói em kiếm cái nào tương tự này rồi đăng ký đi. Em ấy lấy luôn cái kết quả mình đưa đăng ký luôn không kiếm gì nữa. Mình khá thất vọng nhưng vẫn thông cảm. Đến nay cũng đã gần 5 năm rồi mà vỡ ra chuyện như này. Mình không tiếc khoảng thời gian đó, nhưng mình thật sự thất vọng về em. Mình đã khuyên hết lời.

Nội dung thư:

Trong chuyện tình yêu việc nhắn tin là chuyện bình thường, nhưng câu chuyện cãi nhau này bắt đầu từ em hỏi anh một ngày a làm gì. anh trả lời các hoạt động như đi học, làm bài, xem youtube, insta, chơi game nhưng không có nói nhắn tin với em. rồi em nói anh ko quan tâm em, tổn thương -> chỗ này là vấn đề nè. rồi anh nói anh đã giành thời gian rất nhiều hôm nay rồi. thời gian dành cho người quan tâm thì anh không muốn kể chỉ muốn nói là nếu không có quan tâm thì không có dành thời gian đâu. Anh bảo em không chín chắn hay hiểu chuyện. (chín chắn hay hiểu chuyện đây là anh phải nhắn tin vào buổi sáng nó giống như check in vậy đó, mỗi sáng nếu thấy em onl hoặc a dậy sớm anh đều nhắn chào em mà, hiểu chuyện là không có bận tâm chuyện ng yêu quên nhắn cho mình). Nếu em cần một người luôn nghỉ về em thì anh không làm được. Không ai bắt em phải trưởng thành hay hiểu chuyện cả, nhưng chuyện hiểu cho người yêu mình như vậy thì a thấy là chưa được. Nhà anh ko có giàu có kiểu không làm mà có ăn, là con trai phải đi làm lo cho vợ con gia đình, báo hiếu cho cha mẹ. Sinh viên học đại học là học đàng hoàng rồi yêu đương ưu tiên hơn học. Yêu không làm học dỡ nhưng đó là tình yêu giúp mình tiến bộ, đốc thúc nhau học. Anh nhắc nhở em học thêm gì đó mới, gửi em những cái topic hay nhưng em lại nói lười. anh bản thân là một người rất lười nhưng khi làm việc gì thì rất nghiêm túc. mỗi ngày học, đọc rất nhiều. tối đến chơi game để giải trí chứ không thì khùng mất, anh chơi 4,5 game để giải trí chứ không ghiền 1 cái nào từ xếp kẹo, cho mèo ăn, đến liên quân, hay đánh cờ. Cuộc đời con người có bao nhiêu năm, theo anh là 25năm (tính từ thời thanh niên 15 tuổi đến 40 tuổi). Em có thể lựa chọn là kết hôn năm 18 tuổi và rồi đẻ con và có cuộc đời bình thường, hay có thể chọn là kết hôn năm 25 tuổi và có con hoặc không. Anh không muốn kết thúc cuộc đời thanh niên như vậy. Ai mà không muốn có một tình yêu đẹp, anh không mong một người thật xinh đẹp, học giỏi hay giàu có. chỉ mong một người tốt bụng, hiếu thảo và hiểu chuyện dù người ấy có là cô nông dân học hết cấp 3. Thật sự học vấn không liên quan đến cách người ta suy nghĩ. Giới trẻ bây giờ rất thoải mái, fwb, hs, sống thử các kiểu. hỏi anh có muốn thử không. A muốn thử. Nhưng chắn chắn là anh phải suy nghĩ về trách nhiệm và hậu quả. Làm rồi ai dọn kết quả cho mình. Dành cho một người 24/24 cũng được nhưng đó là trong phim hoặc quá dư tiền. còn tiếp
submitted by Iconic_gymnast to vozforums [link] [comments]


2024.05.03 17:35 Iconic_gymnast Thư gửi người yêu. Mong anh em cho lời khuyên. Mình có phải là Mr. Sự nghiệp không. Em người yêu mình học cao đẳng (2k5) mình 2k3 (đại học) , hôm nay mình và em cãi nhau vì lí do dưới.

Bối cảnh trước đó:

cao đẳng hay đại học không liên quan đến tư duy lắm. nhưng cái cao đẳng em ấy học là cái mình lên google search "Cao đẳng còn nhận học bạ sau khi đại học đã nhập học.". Em này là bạn của một bé viết thư tỏ tình mình và đưa tin hộ bé đó. (Mình thấy bé viết thư xin đẹp, dễ thương mình cảm thấy không xứng nên rút lui). còn bé này dai như đĩa nên mình cho cơ hội năm đó mình lớp 12 em lớp 10. Mình khuyên em chăm chỉ học từ lớp 10 đến lúc 12 luôn nhưng em bằng cách nào đó trượt đại học. và nói bỏ học đh kiếm việc ở quê làm. Mình lên google search "Cao đẳng ....". rồi nói em kiếm cái nào tương tự này rồi đăng ký đi. Em ấy lấy luôn cái kết quả mình đưa đăng ký luôn không kiếm gì nữa. Mình khá thất vọng nhưng vẫn thông cảm. Đến nay cũng đã gần 5 năm rồi mà vỡ ra chuyện như này. Mình không tiếc khoảng thời gian đó, nhưng mình thật sự thất vọng về em. Mình đã khuyên hết lời.

Nội dung thư:

Trong chuyện tình yêu việc nhắn tin là chuyện bình thường, nhưng câu chuyện cãi nhau này bắt đầu từ em hỏi anh một ngày a làm gì. anh trả lời các hoạt động như đi học, làm bài, xem youtube, insta, chơi game nhưng không có nói nhắn tin với em. rồi em nói anh ko quan tâm em, tổn thương -> chỗ này là vấn đề nè. rồi anh nói anh đã giành thời gian rất nhiều hôm nay rồi. thời gian dành cho người quan tâm thì anh không muốn kể chỉ muốn nói là nếu không có quan tâm thì không có dành thời gian đâu. Anh bảo em không chín chắn hay hiểu chuyện. (chín chắn hay hiểu chuyện đây là anh phải nhắn tin vào buổi sáng nó giống như check in vậy đó, mỗi sáng nếu thấy em onl hoặc a dậy sớm anh đều nhắn chào em mà, hiểu chuyện là không có bận tâm chuyện ng yêu quên nhắn cho mình). Nếu em cần một người luôn nghỉ về em thì anh không làm được. Không ai bắt em phải trưởng thành hay hiểu chuyện cả, nhưng chuyện hiểu cho người yêu mình như vậy thì a thấy là chưa được. Nhà anh ko có giàu có kiểu không làm mà có ăn, là con trai phải đi làm lo cho vợ con gia đình, báo hiếu cho cha mẹ. Sinh viên học đại học là học đàng hoàng rồi yêu đương ưu tiên hơn học. Yêu không làm học dỡ nhưng đó là tình yêu giúp mình tiến bộ, đốc thúc nhau học. Anh nhắc nhở em học thêm gì đó mới, gửi em những cái topic hay nhưng em lại nói lười. anh bản thân là một người rất lười nhưng khi làm việc gì thì rất nghiêm túc. mỗi ngày học, đọc rất nhiều. tối đến chơi game để giải trí chứ không thì khùng mất, anh chơi 4,5 game để giải trí chứ không ghiền 1 cái nào từ xếp kẹo, cho mèo ăn, đến liên quân, hay đánh cờ. Cuộc đời con người có bao nhiêu năm, theo anh là 25năm (tính từ thời thanh niên 15 tuổi đến 40 tuổi). Em có thể lựa chọn là kết hôn năm 18 tuổi và rồi đẻ con và có cuộc đời bình thường, hay có thể chọn là kết hôn năm 25 tuổi và có con hoặc không. Anh không muốn kết thúc cuộc đời thanh niên như vậy. Ai mà không muốn có một tình yêu đẹp, anh không mong một người thật xinh đẹp, học giỏi hay giàu có. chỉ mong một người tốt bụng, hiếu thảo và hiểu chuyện dù người ấy có là cô nông dân học hết cấp 3. Thật sự học vấn không liên quan đến cách người ta suy nghĩ. Giới trẻ bây giờ rất thoải mái, fwb, hs, sống thử các kiểu. hỏi anh có muốn thử không. A muốn thử. Nhưng chắn chắn là anh phải suy nghĩ về trách nhiệm và hậu quả. Làm rồi ai dọn kết quả cho mình. Dành cho một người 24/24 cũng được nhưng đó là trong phim hoặc quá dư tiền. còn tiếp
submitted by Iconic_gymnast to vozforums [link] [comments]


2024.05.03 09:32 Top-Scarcity-6124 Chủ nghĩa Whataboutism

https://disinfo.detector.media/en/post/how-russian-propaganda-uses-whataboutism-tactics
Chiến lược tuyên truyền "whataboutism" liên quan đến việc phản ứng lại những lời chỉ trích hoặc đặt một câu hỏi theo dạng “What about ...?” Tức là “chuyển mũi tên” vào khuyết điểm của đối thủ. Gợi ý rằng họ không có quyền chỉ trích về mặt đạo đức, vì bản thân họ cũng có những vấn đề tương tự hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn, và không tuân thủ các nguyên tắc mà họ đã công khai tuyên bố. Nó dựa trên lỗ hổng logic “Tu quoque” (“bạn cũng y chang” hoặc “coi lại chính mình”).
Chiến thuật này cũng giống như nhiều phương pháp tuyên truyền và đưa thông tin sai lệch khác, đã được phổ biến bởi người Nga. Trở lại khoảng những năm 1880, Bộ Ngoại giao Đế quốc Nga tự bảo vệ mình trước những lời lên án về mặt đạo đức từ Hoa Kỳ. Nhưng chủ nghĩa whataboutism lại phổ biến nhất vào những năm 1970 và 1980 trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Ví dụ, sau thảm họa Chornobyl, hãng thông tấn nhà nước Liên Xô TASS đã viết báo cáo về các vụ tai nạn tại các cơ sở hạt nhân ở Hoa Kỳ, như nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island và Jinnah. Các nhà tuyên truyền Liên Xô cho rằng nhóm chống hạt nhân của Mỹ đã ghi nhận 2300 vụ tai nạn và trục trặc khác vào năm 1979. Ở Liên Xô, thậm chí còn có một giai thoại bộc lộ rất rõ bản chất của chiến thuật này:
Quả thực, các hành vi bạo lực chống lại người Mỹ gốc Phi trong Phong trào Dân quyền Hoa Kỳ năm 1955-1968 đã trở thành một trong những thông điệp chính của chủ nghĩa tuyên truyền của Liên Xô.
Giống như nhiều “di sản của Soviet” khác, các nhà tuyên truyền và quan chức Nga hiện đại sử dụng chiến thuật này một cách có hệ thống.
Nhà quan sát chính trị Nga Abbas Galliamov, người phản đối chế độ Putin, đã viết vào năm 2021 sau khi xem cuộc họp báo của Putin: “Chủ nghĩa whataboutism của Putin vốn đã khá kỳ cục. Sobchak hỏi ông ta về việc tra tấn trong hệ thống FSIN [hệ thống trại giam], và trước hết ông ta bắt đầu chứng minh rằng họ cũng tra tấn ở Châu Âu. Và tại châu Âu ở đây là gì? Nhưng không, có vẻ như châu Âu quan trọng”.
Đáp lại những lời chỉ trích về các hành động gây hấn, trong đó có cuộc chiến xâm lược Ukraine 2014 (giờ tôi mới biết từ 2014 hai bên đã bắt đầu choang nhau rồi), bộ phận tuyên truyền của Nga đã đề cập đến các hoạt động "ko mấy tốt đẹp" của NATO ở Nam Tư, Iraq và Afghanistan. NATO có các hoạt động "ko mấy tốt đẹp" đó được thực hiện để chống lại các chế độ độc tài diệt chủng đã tham gia vào các mạng lưới thanh lọc sắc tộc và khủng bố quốc tế. Nhưng việc này đâu làm các nhà tuyên truyền bận tâm.
Câu chuyện tuyên truyền nổi tiếng của Nga về “8 năm và những đứa trẻ của Donbas” cũng là chủ nghĩa whataboutism. Tôi xem video tuyên truyền xong cảm động rơi nước mắt ( https://www.youtube.com/watch?v=a9eYA_A4Tg0 )
submitted by Top-Scarcity-6124 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.01 17:28 CertifiedMagpie Văn học VN và nghệ thuật nói chung…ờm

Chỉ đọc nổi truyện của Nguyễn Nhật Ánh, còn lại bao nhiêu tiểu thuyết, truyện ngắn của tác giả VN tui nhai ko nổi, gần như 90% toàn là của các bác già kể truyện chiến trường, hiếm hoi lắm thì đc vài tác giả truyện “kinh dị” nhưng đọc thì thấy chả dọa nổi con nít lên 5, tình tiết xàm xí, lời văn nhạt như nước lã, sơ sài cả về hình thức lẫn nội dung
Còn phim, ỐI GIỜI ƠI LÀ GIỜI nếu ko hài nhảm hay bợ đít các chú áo xanh thì toàn dang hù chợ búa các kiểu, nếu ko phải chuyển thể từ kịch bản nc ngoài thì gần như ko xem nổi, ĐẶC BIỆT là dòng phim “kinh dị” của ông Vích To Vũ
R càng ít nói về cái “nghệ thuật” trong QĐ càng tốt, tui ko hiểu các cụ này cắn phải j mà múa múa múa 24/7 dù điệu nào cũng y chang nhau
submitted by CertifiedMagpie to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


http://swiebodzin.info