Phim bo trung quoc

Trại súc vật p11

2024.05.19 06:05 BoDo3ke Trại súc vật p11

submitted by BoDo3ke to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.19 05:27 WaitRight8056 Hình như Trung Quốc không sợ hãi và cố phủ nhận chế độ cũ như Việt Nam.

Hôm qua t vừa xem phim "The eight hundred", tựa tiếng việt dịch là "Bát bách". Bộ phim dựa trên Cuộc phòng thủ kho Tứ Hàng (Tứ Hàng thương khố) ở Thượng Hải năm 1937 của quân đội Quốc dân đảng, một phần của Trận Thượng Hải trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai.
Phim cũng ổn mặc dù có tranh cãi về tính chính xác lịch sử, nhưng cái t để ý là tuy phim được làm và chiếu ở đại lục nhưng những người lính Quốc dân đảng bảo vệ Thượng Hải vẫn được mô tả rất anh dũng, lá cờ Quốc dân đảng tung bay trong phim mà k có một sự kiểm duyệt nào, mặc dù họ là phe thua cuộc trong nội chiến. Tại sao lại vậy nhỉ?
submitted by WaitRight8056 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.19 05:14 No-Joke-453 BÁC TÔ nhà t quá quyền lực

Bác Tô nhà t 1 mình kiêm luôn 2 chức , chuẩn bị xử lý boss cuối lú đầu bạc , lên thống nhất giang sơn , tiêu diệt hết các phe phái rau má , cu đơ , cá gỗ ,.. . Lần này lịch sử sẽ ko lặp lại vs bác Tô giống với bác Quang lớn lần trc đâu
submitted by No-Joke-453 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 18:06 anotherrunningman Những "khoảng trống" trong lịch sử nước ta

Updating ...
Nhân dịp một bạn lên bài về lịch sử 1000 năm Bắc thuộc (đính kèm cuối bài), mình chợt nhớ lại một ý tưởng cũ của mình chưa hoàn thành. Trước định viết một bài về các lần bị "hủy diệt văn hóa" cũng như các lần quy tập văn thư cổ trong lịch sử nước mình. Nhưng thấy kiến thức chưa đủ nên thôi. Anh em nào thấy hứng thú có thể thay mình lên bài.
Các lần bị "hủy diệt văn hóa", đốt sách vở, đập bia đá, phá công trình, cướp tư liệu, vật phẩm, bắt, giết hiền tài có thể kể đến như
Thí dụ: 1000 năm Bắc thuộc, 21 năm giặc Minh đô hộ, các sự kiện Giáp Ngọ, Ất Mão, ...
Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới không thiếu các lần lịch sử xóa, để lại những "thế kỉ trống". Tiếc thay, chúng ta không có những phiến Road Poneglyph để giữ lịch sử "bất diệt". Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho (nếu không, thế giới sẽ hiểu thế nào là "bách gia chư tử"), hậu Thập Tự Chinh tạo nên đêm trường Trung Cổ (may mắn tư liệu phục hồi lại được nên ta có thời Phục hưng) và còn nhiều nữa. Nhật Bản có vị trí địa lý khác lạ, tách biệt với thế giới bên ngoài. Trong suốt lịch sử, Nhật Bản không bao giờ bị xâm chiếm hoàn toàn và cũng không bị thực dân xâm chiếm. Nhờ vậy mà ngày nay họ mới đậm đà bản sắc dân tộc như vậy.
Nếu như châu Âu không khôi phục được các thư tịch bị thất thoát do bại trận trong cuộc thánh chiến, liệu ta có được học về Hy Lạp cổ đại? Nếu như Tần Thủy Hoàng không "phần thư khanh nho", thì sẽ có thêm bao nhiêu trường phái tư tưởng sẽ phát triển ở Trung Hoa? Nếu Nhật Bản bị đô hộ nhiều lần, nhiều năm tháng, thì văn hóa họ giờ đây sẽ như thế nào? Nếu Việt Nam cũng được như Nhật Bản, thì phần lịch sử trước Triệu Đà sẽ tường tận như thế nào, văn chương thơ ca (đặc biệt là Hán văn) sẽ phong phú ra sao, văn hóa dân tộc (văn, thơ, nhạc, họa, trang phục, ngôn ngữ, kiến trúc, ...) sẽ đậm đà bản sắc tới cỡ nào? Để ta không phải loay hoay đi tìm chất Việt trong các sáng tạo nghệ thuật. Không phải chứng tỏ tôi là người Việt bằng cách mở miệng. Không phải bị người ta định nghĩa là "cái tụi giống người Hoa nhưng không nói tiếng Hoa". Không phải nhìn các nhân vật người Nhật, người Hoa xuất hiện trong phim, trong game (mỗi khi cần nhân tố da vàng Á Đông), còn người Việt chẳng thấy đâu nhưng người Thái thì có. Thời 80s 90s rất nhiều sản phẩm giải trí theo xu hướng đa văn hóa (Street Fighters, King of Fighters, Mortal Kombat, ...). Lúc nào cũng có một võ sư búi tóc Thanh triều, một bản sao Lý Tiểu Long, một samurai, một nhẫn giả, một võ sư quyền Thái nhưng tuyệt nhiên không có một Vietnamese based-on character nào cả. Nếu có yếu tố dính dáng Việt Nam thì đó sẽ là chiến tranh, thuyền nhân, vượt biên, tị nạn, những nhân vật phản diện là Việt Plus hay những cô gái điếm Sài Gòn lẳng lơ.
Như đã nói, kiến thức lịch sử văn hóa của mình rất kém, sẽ có những sai sót trong bài viết này. Mong anh em nào có kiến thức hãy trình bày về chủ đề này thay mình.
Cám ơn anh em đã đọc. Khen chê thoải mái. Nghe chửi quen rồi nên là không vấn đề.
KHÔNG CÓ 1000 NĂM BẮC THUỘC ?!?: Một số kết quả nghiên cứu MỚI về sử Việt by u/MinhUkraine in TroChuyenLinhTinh
submitted by anotherrunningman to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 15:09 NatterHi My proposal for a ferry system in Hanoi - it really needs one

My proposal for a ferry system in Hanoi - it really needs one submitted by NatterHi to TransitDiagrams [link] [comments]


2024.05.18 14:10 Ruslan_Tommy Tiểu sử về đồng chí Tô Lâm (xem hình)

Tiểu sử ông Tô Lâm
1 tuần trước đó (Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ nhậm chức Chủ tiệm nước)
submitted by Ruslan_Tommy to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 13:04 PermanentD34th Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu làm chủ tịch

https://preview.redd.it/h9msusxo261d1.png?width=741&format=png&auto=webp&s=6d05559abb5278c9e971fb83f490d5f5cfb93b5a
Lội lại quá khứ 2 tháng trước
https://preview.redd.it/a0e47kl1361d1.png?width=1025&format=png&auto=webp&s=042040ef9dd11891bc92b484702ff5a0255ba71f
reddit.com/TroChuyenLinhTinh/comments/1bfyas6/võ_văn_thưởng_tạch_chủ_tịch_nước_thay_thế_bằng_tô/
submitted by PermanentD34th to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 06:55 AntiTocCoi Trấn Thành nói VN không có đơn vị đào tạo đạo diễn nào ra hồn

https://preview.redd.it/3r2mmpnc741d1.jpg?width=900&format=pjpg&auto=webp&s=a1a8e928b4cc96e395e5dcc19408f9a9d0af90e0
Riêng bản thân tao thấy Trấn Thành nói đúng, mà tao xem bình luận thấy cả đám vào chửi Trấn Thành. Rồi còn tung hô cha nội NSND.
Đậu má nó làm như NSND là hay là giỏi lắm vậy, muốn làm NSND thì chỉ cần bưng bô, hát nhạc đỏ là thành NSND thôi có mịa gì đâu
Trấn Thành từng bỏ tiền đi nước ngoài học làm phim, dù có học diễn viên ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM.
Những đạo diễn học ở trường đó có mấy người thành công?
Kể ra có mấy đạo diễn thành công ở VN học trường đó
Lý Hải - phim Lật Mặt
Nguyễn Quang Minh Phim Cua lại vợ bầu (2017)
Còn Lê Thanh Sơn thì tốt nghiệp Sân khấu Điện ảnh New York. Phim Em chưa 18 (2019)
Tao thì ở nước ngoài không biết phim Trấn Thành hay dở ra sao nhưng nhìn cái đám bưng bô NSND tao ngứa cả đít
Đây là quan điểm của tao, người trung lập không thích hay ghét gì trấn thành
submitted by AntiTocCoi to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 06:49 Phanhoang_16 Sinh sống một thời gian ở Phú Quốc, Côn Đảo (Vũng Tàu), Nha Trang…

Mình làm ngành du lịch. Sinh ra ở DN, hiện đang làm cho Danang Marriott Resort được 2 năm. Mình có Toeic: 810 và hết năm nay sẽ hoàn thành HSK5 (Tiếng Trung). Mình định sẽ chuyển đến một Tp khác mạnh về du lịch để làm việc kiếm thêm kinh nghiệm và kỹ năng trong ngành. Việc này rất cần để thăng tiến trong nghề. Những nơi làm việc mà mình đang tìm hiểu: - Jw Marriott Phu Quoc - Regent Phu Quoc - Six senses Ninh Van Bay (Nha Trang) - Six senses Con Dao Các bạn sinh sống ở những tp này cho mình xin ít thông tin thực tế ở tp đó với. Cảm ơn rất nhiều!!!
submitted by Phanhoang_16 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.17 17:29 Groundbreaking-Item2 How OSM Using 3 Best-First Search Algorithms to Find the Shortest Path (A*, BFS, Greedy)?

How OSM Using 3 Best-First Search Algorithms to Find the Shortest Path (A*, BFS, Greedy)? submitted by Groundbreaking-Item2 to leetcode [link] [comments]


2024.05.17 17:24 Groundbreaking-Item2 How OSM Using 3 Best-First Search Algorithms to Find the Shortest Path (A*, BFS, Greedy)?

submitted by Groundbreaking-Item2 to openstreetmap [link] [comments]


2024.05.17 14:55 Bocchi981 [Giải ảo] Nỗi oan của Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức hình tuyên tuyền một nửa sự thật

https://preview.redd.it/3o523jwxaz0d1.png?width=640&format=png&auto=webp&s=75ff41c1f0d376de1d2818dca0925c080d9f82e5
Điều gì khiến mọi người nghĩ gì khi nhìn vào tấm hình?
Sự tàn khốc của chiến tranh. Tội ác của lính Ngụy khi hành quyết một người lính Việt Công đang bị trói tay?
Tôi xin khẳng định: Đây chỉ là một nửa sự thật. Tất cả chúng ta đều bị lũ tuyên truyền lừa đảo.

1. Sự thật về bức ảnh

Đầu tiên hãy xem báo chí tuyên truyền của Đảng nói gì về bức hình này.
https://preview.redd.it/nwfn37njbz0d1.png?width=1140&format=png&auto=webp&s=ec28d8cb24cea1c0935382c80b009856a28586b6
Người nổ súng là Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Tổng Nha cảnh sát Việt Nam Cộng hòa. Người đàn ông bị giết là Nguyễn Văn Lém, người dân Sài Gòn và là chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi tấm ảnh gây choáng váng của Adams xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới, Nguyễn Ngọc Loan và những kẻ ủng hộ ông này cố gắng bào chữa cho vụ xử tử này, khẳng định Nguyễn Văn Lém là sát thủ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và hạ sát nhiều sỹ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cũng như gia đình họ.
Thế nhưng không một ai, kể cả tướng Loan, có thể đưa ra những bằng chứng cho thấy Nguyễn Văn Lém hạ sát một người nào cụ thể.
Bảy Lốp hay Bảy Nà khi bị bắt.
Vậy nhiệm vụ của Nguyễn Văn Lém là gì? Ngay cả họ cũng không nói rõ ràng mà chỉ nói lập lờ như sau:
Do trục trặc trong việc truyền khẩu lệnh vào những phút chót, quân ta không có đủ vũ khí, rơi vào thế bị bao vây cả vòng trong vòng ngoài. Đến sáng mùng 2 Tết Mậu Thân, 14 chiến sỹ của Đội 3 Biệt động thành vĩnh viễn nằm lại. Trong đó, đội trưởng Bảy Lớp là người hy sinh cuối cùng.
Theo những thông tin chúng tôi tìm hiểu được, ông Bảy Lớp không hy sinh ngay mà bị quân địch bắt giữ, sau đó giải đến đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng chính là thời điểm bức ảnh “hành quyết tại Sài Gòn” được chụp và công bố cho thế giới không lâu sau đó.
Vậy sự thật là gì? Chính tên Việt Cộng Bảy Lốp này giết hại cả một gia đình có người già và trẻ em.
Đám tang gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài. Nguồn: https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/9339422314
Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan
Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Một kẻ giết người không gớm tay, hạ sát cả bà già 80 tuổi và một đứa trẻ (may mắn thoát chết) thì liệu có đáng được tha thứ không?
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan đã hành xử đúng lương tâm và theo luật thời chiến, ông đã tiễn hắn lên đường với một phát đạn ân huệ.
Võ Sửu là phóng viên quay phim làm việc cho đài truyền hình NBC. Tuy Võ Sửu cũng quay được cảnh tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng thật là bất công, cả thế giới chỉ biết đến bức hình của Eddie Adams. Võ Sửu kể lại: “Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: ‘Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi’.”
Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:
“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”
Về phần mình, Eddie Adams nói,
“Tôi dõi máy theo ba người đó, chụp một kiểu ảnh. Khi họ đến gần - cách khoảng 5 foot (1,5m) - những người lính dừng lại và lui về phía sau. Tôi thấy một người đàn ông từ bên trái bước vào trong vùng ngắm máy ảnh của tôi. Ông ta rút một khẩu súng lục ra khỏi bao và nâng lên. Tôi không hề nghĩ là ông ta sẽ bắn. Người ta thường chĩa súng vào đầu người tù khi hỏi cung. Do đó tôi chuẩn bị chụp ảnh về sự đe dọa, cuộc thẩm vấn. Nhưng nó đã không xảy ra. Người đàn ông chỉ rút một khẩu súng lục ra, chĩa vào đầu người Việt Cộng và bắn vào thái dương anh ta. Đúng lúc đó tôi chụp bức ảnh…”.
  1. Eddie Adam đã nói gì về bức ảnh
Eddie Adams trên chiến trường VN năm 1966.
Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này.
Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.
Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng:
“Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.
Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình:
“Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi.”
Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích:
“Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ.
Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”
  1. Nhân chứng còn sống sót
Đứa con trai trong gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn sống sót chính là Phó Đề Đốc Nguyễn Tử Huấn.
Ông Nguyễn Tử Huấn
Trong bài phát biểu tại Lễ thăng cấp Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày 10/10/2019 tại Trung tâm Tưởng niệm & Di sản Hải quân Hoa Kỳ (US Navy Memorial & Heritage Center), ở Thủ đô Washington DC, ông Nguyễn Từ Huấn cất lời cảm ơn đến nước Mỹ đã đón nhận ông là một người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam và đã cho ông một cuộc đời mới với hoài bão phục vụ cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn cũng gửi đến chú thím, ông Tú Nguyễn và bà Kim Chi đã thay thế bố mẹ nuôi dạy ông kể từ sau khi biến cố của gia đình bị thảm sát hồi Mậu Thân năm 1968, mà chỉ duy nhất một mình ông còn sống sót vào lúc ông 10 tuổi.
“Tôi muốn nói lời cảm ơn đến một người Mỹ gốc Việt, chú của tôi là cựu Đại tá Không quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cùng thím của tôi, bà Kim Chi đã nuôi nấng và dạy dỗ tôi nên người. Chú của tôi giống như hàng ngàn người lính VNCH khác đã cùng với những người lính không quân đồng minh Mỹ (chiến đấu-pv) cho đến tận những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Chú tôi đã hy sinh trọn cuộc đời của ông cho con cháu được có cuộc sống tốt đẹp hơn, được sinh sống ở một quốc gia tự do và tiếp tục tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền.” Nguồn: Tướng Hải quân Hoa kỳ gốc Việt Nguyễn Từ Huấn tri ân bố mẹ bị thảm sát trong Biến cố Mậu Thân — Tiếng Việt (rfa.org)
  1. Cuộc đời bi thảm của Tướng Loan sau bức hình oan nghiệt
Nguồn:Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố tết Mậu Thân - VietCatholic News
Từ sau cuộc đảo chánh 1963, các nhân viên ngành CSQG bị gán tiếng là thân cận với chế độ Ngô Đình Diệm, nên bị bạc đãi và mất tinh thần, nhưng khi Tướng Loan về lèo lái con thuyền Cảnh Sát thì tất cả đều đổi mới, bóng tối tự ti mặc cảm biến mất, ánh sáng bình minh ló dạng và mọi người hăng hái ra khơi. Lúc đó, ngành Cảnh Sát có 70.000 nhân viên, chỉ chuyên chú về việc bảo vệ luật lệ.
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51311067975/in/album-72157719549235882/
Đại Tá Loan đã quân sự hóa ngành Cảnh Sát để trở thành một lực lượng bán quân sự, vừa bảo vệ trật tự dân chúng vừa hành quân võ trang chống Cộng Sản với lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến. Thành quả đáng tuyên dương là chính lực lượng Cảnh Sát đã chống trả cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân ngay từ giây phút đầu tiên, để rồi sau đó, các quân binh chủng khác mới tập trung tiếp sức.
Năm 1966, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được chính quyền Saigon cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật Giáo miền Trung. Với thành quả rất mạo hiểm và xuất sắc này, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng vào tháng 11-1967.
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.
Tác giả Phạm Phong Dinh trong cuốn “CHIẾN SỬ Quân Lực VNCH” đã viết rằng: “Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa…
“Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Các chiến sĩ Cảnh Sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên, khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.”
Cựu Đại Tá Trần Minh Công, trước khi giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đã có thời làm việc sát cánh bên Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Hồi Tết Mậu Thân, ông giữ chức Trưởng Ty CSQG Quận Nhì Đô Thành Saigon. Nhờ mặc chiếc áo giáp nên ông đã thoát chết, vì đạn Việt Cộng đã bắn nát áo ông.
HUẾ, tháng 3/1968 - Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Chỉ huy trưởng CSQG. Nguồn:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310809284/in/album-72157719549235882/lightbox/
Đại Tá Công đã khẳng định rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị anh hùng dân tộc. Ít có vị tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận như một người lính thường. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ đô Saigon trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Saigon sẽ tan hoang không khác gì Huế.”
Tướng Loan bị thương trên cầu Phan Thanh Giản.
Chỉ bốn tháng sau, tức ngày 5-5-1968, Bắc Việt lại mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Lần này, Tướng Loan cùng với lực lượng Cảnh Sát can đảm của ông ngày đêm xông xáo chiến đấu ngoài đường phố Saigon. Ông bị địch quân bắn trọng thương vào cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản. Một ký giả người Úc nhìn thấy và đã khẩn cấp dìu ông vào chỗ an toàn. Định mệnh thật lạ kỳ: Một ký giả Mỹ đã hủy diệt danh tiếng Tướng Loan thì một ký giả Úc đã cứu sống ông.
đó là vì tôi ... và tôi không thích hủy hoại cuộc sống của mọi người bằng những bức ảnh của mình. Nguồn ảnh:https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310787714/in/album-72157719549235882/lightbox/
Sau đó, Tướng Loan được chở sang Úc chữa trị, nhưng vì bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chở sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng thật đau đớn cho Tướng Loan, các dân biểu phản chiến tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối. Trở về Sài gòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành thì giờ vào các công tác thiện nguyện giúp trẻ mồ côi.
Ngày 3-6-1968, 6 sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH mà phân nửa là CSQG đã bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” (?) tại một cao ốc ở Chợ Lớn trong cuộc hành quân đánh đuổi Cộng Sản. Người ta nói rằng nếu Tướng Loan không bị thương thì có lẽ cũng đã bị chết với bộ tham mưu hành quân này.
Năm 1975, miền Nam sụp đổ, máy bay của Hoa Kỳ không đưa Tướng Loan và gia đình ông di tản, nhưng các chiến hữu không quân của ông đã cứu ông.
Khi Tướng Loan đến Hoa Kỳ, nữ Dân Biểu Nữu Ước Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông và cả Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ cũng đồng quan điểm.
Nhưng quyết định trục xuất Tướng Loan về Việt Nam có nghĩa tương đương với bản án tử hình dành cho ông. Vì thế, chính Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép ông được định cư tại Hoa Kỳ.
Tướng Loan và gia đình đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là “Les Trois Continents” (Ba Đại Lục).
Đã có lần, Eddie Adams đến tiệm pizza này thăm Tướng Loan. Khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Tướng Loan không hề nói một lời oán trách tác giả tấm hình. Ông còn yên ủi Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!” Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm Tướng Loan tại quán ăn, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng rưng nước mắt thổ lộ hoài bão:
"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".
Đến năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm pizza này, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu khiếm nhã này bằng Anh ngữ: “Chúng tao đã biết mày là ai.”
Nhận xét về cá tính của Tướng Loan, cựu Đại Tá Trần Minh Công nhận định như sau:
“Nhìn phong cách và diện mạo của Tướng Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp, sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ, mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt dầm dề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể: ‘Tao phục vụ quốc gia, dân tộc, chứ tao đâu có phục cá nhân nào.’”
Ngay khi còn ở Việt Nam vào lúc nắm giữ quyền uy trong tay, gia đình Tướng Nguyễn Ngọc Loan vẫn sống rất thanh bạch. Tiền lương đem về hôm trước, hôm sau ông lại lấy đi để giúp đỡ thuộc cấp. Khi bị thương, phải đi ngoại quốc chữa trị, ông không đủ tiền. Thuộc cấp xin đóng góp, nhưng ông không nhận.
Trong cuốn “Bốn Tướng Ðà Lạt” của Lê Tử Hùng có kể lại vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan trả lại chiếc nhẫn kim cương cho một Hoa kiều giầu có, tên là Hoa Hồng Hỏa.
Ông này là một trong những thương gia gốc Hoa lương thiện, nhưng đã trở thành nạn nhân của các tướng lãnh sau cuộc đảo chánh 1963. Ông ta bị vu oan để rồi chiếc biệt thự của ông ở Ðà Lạt bị một ông tướng chiếm. Tới thời Tướng Loan chỉ huy ngành CSQG, họ Hoa mới được minh oan và tiếp tục làm ăn.
Khi ông Loan gặp hoạn nạn, phải ra ngoại quốc chữa chân, Hoa Hồng Hỏa biết ông là người thanh liêm, gia cảnh thanh bạch, lại không có thân nhân ở ngoại quốc, nên đã trả ơn Tướng Loan bằng cách tặng ông một cái nhẫn kim cương. Sau này ông Hoả kể lại rằng ông không biết Tướng Loan phải chữa trị bao lâu và cuộc sống ở ngoại quốc khó khăn ra sao, nhưng ngày trở về Việt Nam, Tướng Loan đã đem trả lại chiếc nhẫn cho chủ nó. Vợ chồng Hoa Hồng Hỏa đã lạy khóc và ca tụng Tướng Loan là bậc “Thánh”!...
  1. Một phút mặc niệm
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/51310143191/in/album-72157719549235882/lightbox/
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14-07-1998 vì bệnh ung thư, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại.
Ngay sau khi nhận được tin này, Eddie Addams đã viết ra bản điếu văn bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận. Tuần báo TIME đã đăng tải bài điếu văn này ngay trong số phát hành ngày 27-07-1998.
"Kính thưa ông Tướng, Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".
Dưới đây là bản dịch nguyên văn những lời nói của chính Eddie Adams, phát ra từ đáy con tim, với những cảm xúc ân hận vì đã chụp tấm hình oan nghiệt, làm hại đời của Tướng Loan:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu được điều này và cho tới giờ này tôi cũng vẫn không hiểu được, vì trong thời chiến, con người ta chết vì chiến tranh. Và điều mà tôi đã hỏi nhiều người rằng nếu quý vị là ông Tướng đó và nếu quý vị bắt được kẻ đã giết hại dân chúng của quý vị thì quý vị sẽ làm sao? Đây là thời chiến mà!
“Làm sao mà biết được nếu chính quý vị gặp hoàn cảnh này mà lại không bóp cò súng?
“Bởi vậy tấm hình này đã nói dối, đưa đến việc người ta kết án ông Tướng. Ông là một vị Tướng, nhưng thực ra, lúc đó ông là Đại Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN. Ông đã tốt nghiệp trường chỉ huy tại Hoa Kỳ. Ông là người đậu thủ khoa. Tôi hiểu ông và kính phục ông. Tôi nghĩ rằng đã có hai người chết trong bức hình của tôi: Không phải chỉ người bị bắn, mà cả chính ông Tướng bắn nữa.
“Bức hình đã hủy diệt cuộc đời ông và tôi không hề có ý như vậy. Ý của tôi là chỉ muốn trình bày việc gì đã xảy ra. Sự thực là tôi không muốn gánh trách nhiệm là kẻ đã hủy diệt đời sống của bất cứ ai cả.”
Eddie Adams đã đến tham dự đám tang của Tướng Loan và nói rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông. Tôi không thích ông ra đi lặng lẽ theo cách này, để không ai biết đến”.
Sáu năm sau đó, vào ngày 12-9-2004, Eddie Adams cũng qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.
submitted by Bocchi981 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.17 13:30 BacKySlayer Bắc Kỳ chó nhận vơ món canh chua

![img](rq4sik7k2z0d1 "")
Link gốc mô tả là món món canh chua từ me, thơm, cà chua, đậu bắp, giá thì 100% là canh chua kiểu miền Nam mà đám Bắc Kỳ chó VTV up bài nhận vơ là món của miền Bắc với miền Trung, đéo nhắc tới miền Nam luôn. Y chang vụ bánh cam mà nhận vơ là bánh rán.
submitted by BacKySlayer to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.17 12:06 Groundbreaking-Item2 OSM Uses 3 Best-First Search Algorithms to Find the Shortest Path (A*, BFS, Greedy)

We use algorithms to find the shortest path cost using heuristics. Get free here: lusbnz/osm-astar (github.com)
https://preview.redd.it/mltpisjkny0d1.jpg?width=1424&format=pjpg&auto=webp&s=2c865d6e2e5235b33897f1ca55e5d31115dda13f
https://preview.redd.it/k7u9wwfnny0d1.png?width=1534&format=png&auto=webp&s=30a2f01184f063912ec872ad7eae7cf38420f324
submitted by Groundbreaking-Item2 to openstreetmap [link] [comments]


2024.05.17 04:46 dienmaylucky617 [LẮP ĐẶT] Bộ thiết bị trung tâm chăm sóc xe ô tô tại Thanh Hóa

[LẮP ĐẶT] Bộ thiết bị trung tâm chăm sóc xe ô tô tại Thanh Hóa submitted by dienmaylucky617 to u/dienmaylucky617 [link] [comments]


2024.05.17 04:44 dienmaylucky617 Lắp đặt trạm rửa - sửa - chăm sóc xe ô tô - xe công trình tại Ninh Bình

Lắp đặt trạm rửa - sửa - chăm sóc xe ô tô - xe công trình tại Ninh Bình submitted by dienmaylucky617 to u/dienmaylucky617 [link] [comments]


2024.05.17 04:41 dienmaylucky617 Lắp đặt thiết bị trung tâm chăm sóc xe ô tô tại Nam Định

Lắp đặt thiết bị trung tâm chăm sóc xe ô tô tại Nam Định submitted by dienmaylucky617 to u/dienmaylucky617 [link] [comments]


2024.05.16 05:58 Mobile-Owl-3880 Bàn luận chút về Hồng lâu mộng và tứ đại danh tác Trung Hoa

Tứ đại danh tác TQ hẳn mọi người ko còn xa lạ. Cả 4 tác phẩm nguyên tác đều khác khá nhiều so với phiên bản phim ảnh. Những ai đã ĐỌC cả 4 hoặc ít nhất 2 đến 3 cuốn hãy bình luận xem tác phẩm nào mà mọi người cảm thấy hay nhất, ý nghĩa nhất.
Với mình là Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. Mình chưa xem bản truyền hình nhưng đã nghe audio 3 lần và chắc chắn rằng phim không thể diễn tả được hết ý tứ của tác phẩm. Đọc Hồng lâu mộng độc giả được chìm đắm trong xã hội Trung Quốc cổ đại, thực sự đắm chìm vì tác phẩm miêu tả rất chi tiết cuộc sống hằng ngày của các nhân vật, các ngày lễ, phong tục... Từ quần áo, đồ ăn, nhà cửa, đến tâm tư, tình cảm, mọi thứ đều được khắc hoạ rất chi tiết.
Xuyên suốt tác phẩm là chuyện tình nam nữ nhưng ẩn trong đó là khát vọng bày tỏ tình cảm, tư tưởng nam nữ bình đẳng vượt thời đại, thậm chí còn trọng nữ khinh nam (từ Giả Bảo Ngọc), khao khát tự do, chống lại khuôn phép phong kiến. Tác phẩm tuy được viết trong thời kì phong kiến nhưng vẫn còn mang giá trị và ý nghĩa tới tận ngày nay, thể hiện tâm trí đi trước thời đại của tác giả.
Ở Việt Nam nếu tìm các bài luận, bình, các bài đánh giá các tác phẩm, nhân vật trong tứ đại danh tác thì chắc hẳn các bài về Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thuỷ hử sẽ rất, rất nhiều. Nhưng với Hồng lâu mộng thì ngược lại. Có lẽ đơn giản vì tình tiết chậm, xoay quanh chuyện tình nam nữ, không có những cảnh hành động, ch*m gi*et như các tác phẩm còn lại nên kém thu hút người nghe, người xem hơn.
submitted by Mobile-Owl-3880 to vozforums [link] [comments]


2024.05.16 05:06 Dupidupidupidupidupi Chửi cơm sườn là vô nghĩa nên hãy dừng lại!

*Một vài dòng suy nghĩ cá nhân
Thứ mà tao thấy thiết thực nhất khi tham gia các group phản động đó là nhận thức được độ mất dạy của cs để mà né, có cơ hội thì thoát khỏi nó, còn không thì cũng biết bộ mặt của nó để mà sinh tồn trong xã hội.
Còn việc chửi nó là vô nghĩa giống như Dưa Leo nói đó là chửi cs nhưng có ai nhận mình là CS? hay N10TV chửi là để người dân mình nâng cao nhận thức chứ không phải chửi để tụi nó quê. Và tao nâng cao nhận thức không phải vì Chửi, n10tv chửi đó là phong cách của ổng, mỗi người có cách truyền đạt riêng, có người chửi có người phân tích, nhưng nhờ những người như vậy thì t nhận thức được à mình có những quyền như vậy luôn đó hả? mọi thứ mình biết đều là dối trá sao? nhưng rồi biết rồi thì sao nữa? giao thông phạt vẫn phải móc túi, ra kinh doanh thì vẫn bị tụi nó vặt lông.
Việc đợi chờ một cá nhân hay hội nhóm nào đó đứng dậy để mà lật đổ chính quyền cũng là vô nghĩa, vì ở các nước khác, người dân họ có tư duy độc lập, phản biện, mỗi cá nhân nhận thức được cái quyền to lớn của họ. Còn ở xứ cs thì người dân lại có tư duy bày đàn nhiều hơn, người giỏi sẽ ít nói đi vì kiêng nể người giỏi hơn, và đến cuối cùng là người đứng đầu mới có quyền lên tiếng, giống như con đầu đàn trong một bày khỉ (mới coi phim Kingdom of the Planet of the Apes xong nên hơi lan mang tí), việc sống bày đàn phản ánh qua mọi mặt của cuộc sống thì các mày cũng đã biết. Chế độ sẽ thay đổi do con đầu đàn quyết định, hai còn mạnh nhất sẽ đánh nhau và tranh giành quyền lực, nhưng ở Vn thì khác, tại sao chính quyền đấu đá, thay đổi liên tục mà chế độ vẫn vậy? bởi vì đó không phải là vị trí đầu đàn mà là thằng anh ở trên đó là Trung Quốc, chừng nào cs Trung Quốc còn thì vn sẽ vẫn còn theo cs.
Lúc trước Mỹ đã ra sức để tránh cs nhuộm đỏ thế giới, ở Hàn thì thành công, nhưng lại bỏ rơi miền nam, cơ hội khả thi nhất đã qua đi, giờ chỉ còn một khả năng rất khó khác đó là mong cs Trung Quốc sụp đổ, chứ dân xứ này tao thấy mạc vận.
Mong ae khai sáng cho t biết là còn hướng đi nào khác! chứ giờ thứ các mày có thể làm thoát khỏi cái đất nước này hoặc sinh tồn với nó, chứ việc chống lại nó như châu chấu đá xe.
submitted by Dupidupidupidupidupi to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.16 03:41 TruePresentation4588 bo phim hoc duong

submitted by TruePresentation4588 to u/TruePresentation4588 [link] [comments]


2024.05.15 08:22 fillapdesehules Lịch sử lợi dụng, đàn áp Công Giáo và Sai Lầm Của Anh [Phần 1]

Đầu tiên, bài viết này mang màu sắc và góc nhìn Công Giáo rất mạnh, vì tao là người Công Giáo chính gốc chứ không phải một thằng chỉ đọc qua tài liệu mà phán đoán.
Tao biết tỏng có những đứa chỉ cần nhìn thấy hai chữ "Công Giáo" thôi là ngứa mắt, thấy ghét rồi, xin lỗi, đây là tôn giáo, không phải bài nhạc, quyển sách hay bộ phim để cố gắng làm hài lòng tất cả 70-80% triệu dân.
Tao không có ý kiến gì vì dù nói như thế nào thì tụi mày vẫn ghét mà thôi. Tao càng hoan nghênh nếu tụi mày sẵn sàng đọc hết, như là tôn trọng công sức ngồi chai đít của tao, sau đó tụi mày có thể sỉ nhục, xỉ vả tao thế nào cũng được. Đưa luôn má bên kia cho nó tát.
Bắt đầu thôi.
https://preview.redd.it/i5g7xr4fyi0d1.png?width=512&format=png&auto=webp&s=6315e887e88f9a636c5ff0927131a60371b08758
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết, nhấn mạnh đoàn kết tôn giáo là vấn đề then chốt để tăng sức mạnh dân tộc. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ cấp bách thứ 6 cần giải quyết là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: tự do tín ngưỡng và Lương Giáo đoàn kết”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng luôn nhất quán trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và tư tưởng của Người đến nay vẫn là cơ sở quan trọng để soạn thảo các văn bản pháp lý về tôn giáo.
[...]
Người đau lòng khi biết có kẻ lợi dụng chủ trương tự do tín ngưỡng của Nhà nước chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết Lương Giáo, làm ảnh hưởng đến lòng yêu nước, kính Chúa của giáo dân. Người căm giận khi kẻ thù xâm phạm tự do tín ngưỡng Công giáo, giết hại giáo dân, bắn phá nhà thờ ở Nam Định, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Người bao dung, độ lượng với người bị địch lợi dụng, có hành động chống lại cách mạng nay hối cải quay về."[1]
https://preview.redd.it/dyg6u1ciyi0d1.jpg?width=1069&format=pjpg&auto=webp&s=1f132b885578df601844c2599aeac24a981c2861
Ở trên đây cốt chỉ là một mớ lý thuyết suông của gã Hoa tặc Hồ Tập Chương mà thôi, nhưng những gì mà lũ gian tà này đã và đang làm thì hầu như là đi ngược lại với ý chí và tinh thần của Hồ. Tao đang cười hô hô nhe ra cả hàm răng dính màu đen sau khi cắn một miếng bánh gai.
Khi tụi mày nhìn lại tổng thể lịch sử, tụi mày sẽ thấy Hồ Tập Chương là một nhân tố cực kỳ nguy hiểm nếu so với các đời vua thời phong kiến. Cách làm của gã và những đồ đệ những tưởng như là ôn hòa, muốn kết nối mọi tập thể lại với nhau, nhưng thực chất là đánh theo kiểu cài cắm từ bên trong. Vấn đề này sẽ được nói rõ hơn trong các phần sau.
Để nói về "miếng bánh" này, nó cũng đen như miếng bánh vẽ mà cảng viên và nhà lướt đang che mắt, dắt mũi dân ngoại giáo, lương dân, người vô thần clueless và những người kém hiểu biết, khiến họ hiểu sai về những tôn giáo, tín ngưỡng chính thống được công nhận ở Việt Nam, trong đó bao gồm các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo...Nhưng trong bài viết này sẽ chỉ tập trung về Công Giáo.
Tại sao nó lại "đen"? Mời tụi mày đi dạo cùng tao trong khi nói phét về vấn đề này. Tao sẽ cố gắng viết khách quan nhất có thể, không mang nhiều cảm xúc cá nhân, thái độ thù hằn và cố gắng để hạn chế hết mức các loại ngụy biện.
https://preview.redd.it/rcbhhyfqyi0d1.jpg?width=1164&format=pjpg&auto=webp&s=17e49378fb789a7fc808b092fae87abc52e939f3
1. Nguồn gốc của Công Giáo ở Việt Nam - khởi nguồn của đố kỵ và ganh ghét.
https://preview.redd.it/7326wk9syi0d1.png?width=640&format=png&auto=webp&s=00f4a02ba852b34cbaaa4d43566a59f7dd22a0c1
Để tìm hiểu tại sao lại có sự đàn áp Công Giáo này thì đầu tiên mời tụi mày đọc một số ghi chép tóm tắt về khởi nguồn của Công Giáo ở Việt Nam. Được chia ra thành một vài giai đoạn phía sau đây. Các trích dẫn tham khảo dưới đây đều nằm trong nghiên cứu mang tên "NGUYỄN-CATHOLIC HISTORY (1770s-1890s) AND THE GESTATION OF VIETNAMESE CATHOLIC NATIONAL IDENTITY" của Lan Anh Ngo ở Washington D.C vào năm 2016.
Dài quá, đéo đọc. Đã tóm tắt lại cho ngắn.
a) Những dấu tích đầu tiên của Công Giáo được phát hiện ở Việt Nam.
"Giai đoạn đầu của Công giáo La Mã ở Việt Nam diễn ra vào khoảng giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 [...] Ferrão Mendes Pinto (1515-1583), một cựu tu sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha, mô tả việc tìm thấy một bản khắc lớn hình chữ thập trên tảng đá ngoài khơi bờ biển Việt Nam (Cù Lao Chàm) mà Duarte Coelho, đại sứ Bồ Đào Nha tại Việt Nam, đã để lại vào năm 1525."[2] (p. 4 - p. 5)
b) Sự phát triển của Giáo hội bản địa trong những năm 1660-1860.
"Trong hai thế kỷ này, Giáo hội ở Việt Nam dần dần trở thành một hình thức Công giáo bản địa. Chẳng hạn, số giáo sĩ và giáo lý viên giáo dân địa phương đông hơn nhiều so với các giám mục và nhà truyền giáo châu Âu. Sau đó, rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản những người truyền giáo tiếp cận trực tiếp với những người cải đạo ở địa phương. Hơn nữa, những làn sóng bắt bớ thường xuyên đã buộc những người truyền giáo phải dành nhiều thời gian ở ẩn hơn là phục vụ đoàn chiên. Những lý do này có thể giải thích tại sao Giáo hội địa phương lại trải qua sự phát triển tương đối nhanh chóng mặc dù phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng."[2] (p. 6)
c) Giáo hội bản địa chuyển thành Giáo hội Pháp thuộc địa, những năm 1860-1930.
"Năm 1862, cuộc xâm lược của Pháp-Tây Ban Nha đã buộc chính quyền Nguyễn phải ký hiệp ước đầu tiên trong nhiều hiệp ước về phân chia khu vực. Theo quy định của Hiệp ước Hòa bình Sài Gòn đầu tiên năm 1862, nhà Nguyễn cho phép người Công giáo thực hành tôn giáo của họ, nhưng triều đình không còn thi hành sắc lệnh hoặc bảo vệ người Công giáo khỏi bạo lực lan rộng do lực lượng dân quân quý tộc-học giả địa phương lãnh đạo. Giữa những năm 1864 và 1885, giới trí thức địa phương đã lãnh đạo hai cuộc nổi dậy lớn, Văn-Thân vào những năm 1860 và Cần-Vương vào những năm 1880. Hai cuộc đàn áp diệt rễ tận gốc ở đây đã giết chết 60.000 người Công giáo. Đó là gần một nửa trong tổng số 130.000 người Công giáo bị giết kể từ khi Công giáo La Mã xuất hiện."[2] (p. 8)
https://preview.redd.it/g6nsna6n3j0d1.png?width=1024&format=png&auto=webp&s=957f3b24f6a2799339892d39df3b1aa991ad2319
d) Đỉnh điểm của các mâu thuẫn chính trị từ 1930 đến 1960.
"Bất chấp những nhân vật lỗi lạc này, người Công giáo Việt Nam không thể duy trì các vị trí lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị quốc gia mà họ từng có trong những năm 1930. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc Công giáo Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao vào những năm 1950 và chỉ kết thúc vào những năm 1960. Một thiếu sót của việc thụ phong năm 1933 để đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn này là sự phân chia này không công bằng với những nỗ lực bền vững trước đó của những người cải đạo địa phương mà đỉnh điểm là sự kiện này. Mặc dù bầu không khí thân Pháp lan tràn khắp đạo Công giáo ở Việt Nam trước những năm 1930, nhưng những người cải đạo ở địa phương vẫn không từ bỏ những nỗ lực khác nhau nhằm đưa những đặc điểm dân tộc và văn hóa vào đời sống tôn giáo của họ. Ví dụ, việc tấn phong giám mục đầu tiên của Việt Nam vào năm 1933 có công lớn nhờ công cuộc vận động hành lang của Nguyễn Hữu Bài."[2] (p. 10)
e) Tìm kiếm sự chấp thuận, từ năm 1960 cho đến hiện tại.
"Từ những năm 1960 đến nay, Công giáo không chỉ mất đi vị thế ảnh hưởng trong xã hội nói chung mà còn phải đấu tranh để tái hình dung bản sắc của mình trong một môi trường thù địch về mặt chính trị, nơi nhà nước xác định nghiêm ngặt và giải thích một cách hạn hẹp quyền tự do tôn giáo như một điều đương nhiên và bắt buộc. đặc quyền được bảo vệ để cầu nguyện và thờ phượng trong các tòa nhà nhà thờ. Hai sự kiện then chốt đặc trưng cho giai đoạn này của lịch sử Công giáo Việt Nam: cuộc đảo chính năm 1963 và sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975."[2] (p. 13)
Đặc biệt có hai ông là Trương Vĩnh Ký và Lê Văn Duyệt mà dù thằng nào, bắc kỳ hay nam kỳ hay trung kỳ, hay ngoại giáo, lương giáo lương dân, bò đỏ, bò vàng, có chê bai và chỉ trích thậm tệ về CÁC TỘI của hai ông này thì người Công Giáo vẫn sẽ không quên đi các tội trọng đó. Hơn nữa, hai ông này cũng có CÔNG rất nhiều đối với sự vững mạnh của đạo Công Giáo, vì đều là người có tiếng, có chức danh lẫn có tài, và cũng không quên đi các công.
https://preview.redd.it/reppmc9x3j0d1.png?width=1080&format=png&auto=webp&s=1336372612d8fcfb79cedc91aa9e04ffbb22f1ab
"Ngày 17.2.1825, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cấm đạo Công giáo. Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt lơ không phổ biến lệnh từ Kinh thành Huế nên những trấn miền Nam không biết để truy lùng các giáo sĩ. Sau đó vì Bộ Lễ thúc mãi, và ông nghĩ rằng triều đình cần thông dịch nên chọn ba vị thừa sai là Giám mục Gagelin, Taberd và linh mục Odoric rành chữ Hán Nôm gởi ra Huế.
Đức Giám mục Taberd kể trong một bức thư đề ngày 28.4.1828: “Danh tước của ông là Thượng công, ông đứng đầu hàng quan giai và là nhân vật độc nhất mà nhà vua kính nể”; “Thấy rõ ý hướng cừu địch của nhà vua đối với Thánh giáo, chúng tôi bèn biên thư cho vị đại quan này và nhờ nhiều nhân vật trần thuật với ông tình cảnh của chúng tôi, nhất là thảm trạng ở Bắc kỳ. Nghe kể tình cảnh khốn khổ đó, ông la lên: Tôi không hay biết gì hết về sự việc đó. Các cha cố Pháp có phạm trọng tội chi mà ngược đãi họ?... Tôi sẽ đi ra Huế và tôi sẽ tâu với nhà vua.
Đức Thượng công Lê Văn Duyệt không tán thành chủ trương cấm đạo Công giáo, “vì sự nghiệp mà vô ơn” của vua Minh Mạng, chỉ vì quan niệm hẹp hòi “bế quan tỏa cảng” lỗi thời, rồi đây sẽ đem đến mất nước. Nhìn trước thấy hậu quả đó, nên Đức Thượng công đã lên tiếng can ngăn triều đình Minh Mạng."[3]
"Dù Lê Văn Duyệt đã chết (ngày 25/8/1832), vua Minh Mạng vẫn giữ lòng hận thù. Vua bãi bỏ chức Tổng Trấn, lập toà án xét xử Lê Văn Duyệt tội hà lạm công quỹ. Vua cho đào mả và san bằng mộ bia khiến cho người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chống lại triều đình. Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi cũng là một lý do thúc đẩy vua Minh Mạng thù ghét và bách hại người Công giáo và tạo nên những hiểu lầm về Thánh tử đạo Joseph Marchand Du. Ngày 8/9/1835, quân triều đình chiếm lại được thành Phiên An (Gia Định). Vua truyền chém đầu, phân thây 1.994 người, trong đó có cha Phước, cha sở Chợ Quán, và chôn chung trong một hố sâu gọi là Mả Ngụy. Sáu người còn lại bị giải về kinh đô Huế, trong đó có cha Marchand Du, người đã bị Lê Văn Khôi dùng vũ lực ép phải vào thành Phiên An, vì tin tưởng cha có phép màu và lôi kéo được các tín hữu chống lại triều đình, như các thư cha Marchand Du còn để lại đã minh chứng điều đó. Thật ra, trong số 2.000 người phản loạn, chỉ có 26 người đàn ông và 40 đàn bà trẻ con là người Công giáo Một câu hỏi đặt ra cho những người thời trước và ngay cả thời nay: tại sao người Việt Nam thời đó lại theo đạo Công giáo bất chấp những thử thách, gian lao?"[6]
Hãy đi đập hết những công trình sau đây: Nhà Thờ Đức Bà, Dinh Toàn quyền Đông Dương, Dinh Thống sứ và Phủ Thống sứ Bắc kỳ, Tòa án, Nhà hát Lớn ở Hà Nội; Tòa Đốc lý Sài Gòn, Bưu điện, Dinh Thống sứ Nam Kỳ, Nhà hát Lớn ở TP Hồ Chí Minh, Ga Đường Sắt, Bệnh Viện Saint Paul, Bệnh Viện Pasteur, Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam, Sân Bay Gia Lâm, Chợ Đồng Xuân,...Rồi tao nói chuyện tiếp.
https://preview.redd.it/nqqhe1d44j0d1.png?width=750&format=png&auto=webp&s=bce1e63393d807389b786bf51cb0f6948ae48aa2
Thật vậy, khi muốn xét lại các bậc tiền nhân trong lịch sử, hãy xét đủ cả hai khía cạnh là CÔNG và TỘI, có CÔNG VỚI AI và TỘI VỚI AI, CÔNG Ở ĐÂU và TỘI Ở ĐÂU. Người nào không hiểu biết, có tư duy đóng, phiến diện và một chiều thì dễ lậm vào cái bài chỉ trích tiền nhân trên tất cả các khía cạnh, trên tất cả các nền tảng xã hội, mà do tụi đản nó cố tình thúc đẩy những sự xét lại với các trang fanpage liên quan lịch sử trên phở bò. Ngoài ra, một người có tư duy phản biện vững vàng thì sẽ biết đặt câu hỏi với những thứ mình được dạy. Nếu tụi mày vẫn chưa biết thì phần đa những trang lịch sử mà tụi mày đang theo dõi là của tuyên láo hết.
Và tư duy nhị nguyên, không phải cái này thì phải cái kia, không cái kia thì phải cái này, chính là thứ giết chết chức năng tư duy phản biện của tụi mày.
Ví dụ cho một câu thôi: "Gia Long cõng rắn cắn gà nhà". Nó chỉ viết như thế, và vì một câu viết này ở trong sách mà biết bao thế hệ chỉ xem ông Vua này là thằng chó. Kết thúc ví dụ ngắn gọn này ở đây.
Hay "Menđen là một linh mục bất đắc dĩ", chắc chắn tụi mày cũng bị lùa gà, dắt mũi qua môn sinh học rồi đây. Thật ra thì ổng không có "bất đắc dĩ" đâu, ổng là linh mục thật được phong chức thật vào đúng thời điểm có thể được thụ phong thật.
https://preview.redd.it/wglwykp94j0d1.png?width=1155&format=png&auto=webp&s=dd760d98333e2ceb69ea872aed68bd9f3351eff9
"Linh mục Mendel (1822-1884) sinh tại thị trấn Hyncice, vùng Moravie (thời điểm ấy là lãnh thổ của Áo, nay thuộc CH Czech) trong một gia đình nông dân nghèo. Từ nhỏ, cậu bé Mendel đã được thầy cô quý mến vì học xuất sắc, lại rất kiên nhẫn và ham học hỏi. Ngoài giờ đến trường cậu luôn phụ giúp ba các công việc trồng trọt ở nông trại của gia đình nên rất gắn bó với cỏ cây, hoa lá. Năm 1843, được sự giới thiệu của một thầy giáo, Mendel xin gia nhập học viện của dòng Augustinô tại Brno (phía nam vùng Moravie) và thụ phong linh mục năm 1847. Vị linh mục trẻ được bề trên tiếp tục tạo điều kiện để học tập và nghiên cứu để tham gia vào việc giảng dạy sau này vì dòng Augustinô có nhiều hoạt động trong lãnh vực giáo dục.
Năm 1868, cha Mendel được bầu làm bề trên của tu viện Brno. Với trách nhiệm mới, ngài không thể dành quá nhiều thời gian với các cây đậu Hà Lan như trước, mà chuyển sang tìm hiểu một số lãnh vực như khí tượng học và thiên văn học. Năm 1884, cha đẻ của ngành di truyền học với 3 định luật Mendel nổi tiếng đã qua đời vì suy thận."[4]
=> Đéo bất đắc dĩ tí nào. Tụi mày đã bị chúng nó lừa.
2. Quan điểm của Giáo Hội và hầu hết giáo dân về những cuộc đàn áp và mâu thuẫn ở trên.
Nói về các mâu thuẫn trong lịch sử này, có một vài điều sau đây cần được làm rõ để giúp cho bài viết được khách quan nhất có thể:
- Thứ nhất, xét trên bối cảnh và góc nhìn của lịch sử. Bối cảnh của các triều đại Vua Chúa lúc ấy vẫn là thời phong kiến, được kế thừa và ảnh hưởng bởi Bắc Quốc và các quốc gia lân cận, đoạn này nói hơi chủ quan và cảm tính, nên hẳn là sẽ cảm thấy bị choáng ngợp và sợ hãi trước các ý niệm, concept và văn hóa của Tây phương, trong đó bao gồm cả một tôn giáo mới toanh hoàn toàn và chẳng ăn nhập tí nào với nền văn hóa của đất nước mình cả.
Các lãnh đạo Á Châu sợ chúng sẽ phát triển và trở nên lớn mạnh, lấn át đi cả những giá trị văn hóa của đất nước mình, và các biện pháp đàn áp được đưa ra ban đầu là khá hiển nhiên và là quy luật tất yếu. Nền văn hóa, văn minh Tây Phương hiện đại, đi trước cả bao nhiêu trăm năm với nhiều vĩ nhân và thiên tài, chẳng có lẽ nào lại không sợ bị họ lấn át.
+ Ví dụ như khi Thiên Chúa Giáo cập bến ở nước Anh Cả:"Đức tin Kitô giáo lần đầu tiên được đưa đến Trung Quốc vào năm 635 sau Công nguyên bởi các nhà truyền giáo Ba Tư [...] Người Ba Tư đã dịch một phần Kinh thánh và các tài liệu khác sang tiếng Trung Quốc, thường sử dụng các thuật ngữ Đạo giáo và Phật giáo để truyền đạt ý nghĩa của chúng. Nhưng do cuộc đàn áp nghiêm trọng dưới thời hoàng đế Đường Vũ Tông (Lý Viêm) vào năm 845 sau Công nguyên, nó đã mất đi chỗ đứng ở Trung Quốc, nhưng vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng Cơ đốc giáo trong các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc. Giữa thế kỷ thứ chín và thế kỷ thứ mười chín, người Công giáo La Mã và người Tin lành đã thực hiện nhiều nỗ lực khác nhau để truyền Phúc âm đến Trung Quốc. Nhưng không có nhiều người cải đạo được. Mãi cho đến khi có bước tiến lớn của phong trào truyền giáo Phúc âm vào thế kỷ 19 thì người ta mới đạt được những tiến bộ đáng chú ý."[5]
https://preview.redd.it/jncsjh7l4j0d1.png?width=1200&format=png&auto=webp&s=986797e36cb590c98500325df51de7e13426d61f
+ Các tu sĩ dòng tên thời đó qua Trung Hoa để tìm hiểu Trung Hoa và truyền bá đạo Ki Tô. Họ đem khoa học để giúp đỡ triều đình, được cả lòng vua và đại thần; mà khôn kheo biết tôn rọng tục lệ Trung Hoa, Ki Tô giáo rất khắt khe, tuyệt đối cấm tín đồ thờ thần nào khác, chỉ được thờ Đức Chúa Trời thôi, các tu sĩ Dòng Tên, khoáng đạt hoặc mềm dẻo hơn, để tín đồ Trung Hoa tiếp tục thờ Khổng Tử vì họ nghĩ rằng Khổng Tử không phải là một vị thần, thờ Không Tử chỉ để tỏ lòng ngưỡng mộ một đại luân lí gia thôi. Họ cũng không cấm thờ phụng tổ tiên nữa, vì cúng vái ông bà cha mẹ đã khuất là tỏ lòng nhớ ơn các người, kính trọng các người như khi các người còn sống.[5]
+ Ki Tô giáo cấm sự sùng bái ngẫu tượng (idolâtrie) mà thờ Khổng Tử, và thờ tổ tiên không phải là thờ ngẫu tượng như Diêm Vương, ông Thiện, ông Ác, thần Tài…Nhưng các tu sĩ dòng Thánh Dominique và dòng thánh François d’Assise trái lại, chẳng hiểu tục lệ, truyền thống Trung Hoa, mạt sát cả thần học và lễ nghi Trung Hoa, cho là phát minh của Quỉ, phản đối kịch liệt Dòng Tên, trình lên với Giáo hoàng, và năm 1704 Giáo hoàng phái một nhà truyền giáo, Tournon, qua Trung Hoa bắt Dòng Tên phải tuân lệnh Giáo hoàng, cấm tín đồ Trung Hoa thờ Khổng Tử, tổ tiên; tu sĩ Dòng Tên nào không tuân lịnh thì phải rời Trung Hoa liền.
+ Vua Khang Hi rất có thiện cảm với Ki Tô giáo, giao các hoàng tử cho tu sĩ Dòng Tên dạy dỗ, có hồi ông có muốn theo Ki Tô nữa với một số điều kiện nào đó. Khi Giáo hoàng cấm các tu sĩ Dòng Tên như trên, ông rất bất bình, Giáo hoàng là ai mà dám xen vào việc nước của ông như vậy? Và ông liền nhốt Tournon vào khám ở Macao; ít năm sau Tournon chết trong khám. Đồng thời ông ban một sắc lịnh đuổi hết những tu sĩ Ki Tô giáo nào không theo những nguyên tắc của Matteo Rici (tức của Dòng Tên).
=> Từ các sự kiện này, sau khi các giáo sĩ người Bồ đi thuyền đến Việt Nam để truyền giáo thì các đời Vua - Chúa trong lịch sử Việt Nam cũng đã sử dụng lại cùng những biện pháp tàn sát, sát phạt cách vô lý và ác ôn, máu lạnh giống như nước Anh Cả vậy.
Để có một góc nhìn đa chiều và khách quan hơn thì các tu sĩ người Bồ và Pháp này cũng đã nhận lệnh từ Giáo Hội Tây Phương để đi đến hầu như tất cả các nước, trong đó bao gồm Châu Á. Một trong những mục đích đầu tiên của họ là để chiếm lĩnh quyền sử dụng những phần đất, hoặc có thể thêm vào một ý là để chuẩn bị cho công cuộc đô hộ về mặt văn hóa và tôn giáo, ở Việt Nam trước bằng cách xây dựng nên những nhà thờ, nhà dòng, nhà nguyện, đền thờ.
- Thứ hai, xét trên quan điểm của giáo hội Công Giáo đối với lịch sử du nhập và phát triển, Tổng Giáo Phận Sài Gòn đã viết:
"Tìm lại dòng lịch sử không phải là chúng ta muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn, những mối bất hòa, xung đột, nhưng là để giúp nhau nhận ra hồng ân Thiên Chúa trong mọi biến cố thăng trầm, tạo nên sự cảm thông giữa mọi thành phần dân tộc và xây dựng nền văn hoá Công giáo Việt Nam (GHVN) theo đường hướng hiệp thông và đối thoại của Công Đồng (CĐ) Vaticanô II đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần nhắc đến."[6]
Như lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong sứ điệp gửi cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1960-1985):
"Nếu hạt giống hôm qua gieo vào lòng lịch sử đã có một quá khứ oai hùng, cũng sẽ bảo đảm muôn phần phong phú cho tương lai mùa hoa nở trong vườn hoa Giáo Hội Việt Nam của quý chư huynh "[7]
Hay như Linh Mục Phao lô Nguyễn Thành Sang đã viết trên trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:
https://preview.redd.it/65loirpo4j0d1.png?width=660&format=png&auto=webp&s=ce85e289adfac870f3f754e6e7789990b465a671
"Nói đến lịch sử, chúng ta thường nghĩ ngay đến quá khứ. Mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đều có quá khứ của mình. Và chúng ta thấy rõ quá khứ là thành phần quan trọng tạo nên căn tính của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc ở hiện tại và cả tương lai. Vì có quá khứ, nên những thời điểm quan trọng thường được nhớ đến: những niềm hạnh phúc, những nỗi xót xa, những hạnh ngộ, những chia lìa, những được mất... Chúng ta gọi đó là ký ức lịch sử. Ký ức lịch sử giúp mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc hiểu rõ chính mình hơn ở hiện tại."[8]
Như đã trích dẫn ở phần [c] phía trên, một trong những giai đoạn mà Công Giáo bị đàn áp ác liệt nhất hẳn phải là vào những năm cuối thế kỷ 19 với hai phong trào đình đám là Văn-Thân và Cần-Vương, và rất nhiều cuộc đàn áp lớn khác sau đó. Và con số người Công Giáo tử vong sau hai chiến dịch này chắc chắn vẫn còn chưa đầy đủ và không chỉ nằm trong vỏn vẹn sáu chục nghìn người.
"Các vị vua chúa cho rằng đạo Công giáo dạy nhiều điều trái ngược với luân thường đạo lý khi cổ vũ ý niệm dân chủ cho rằng mọi người đều là anh em con của một Đức Chúa Trời và không ai có quyền sinh sát trong tay như ông vua trong chế độ quân chủ, cổ vũ hôn nhân “một vợ, một chồng” trái với tục đa thê có từ lâu đời trong xã hội, và chủ trương nam nữ bình đẳng đi ngược với quan niệm ngàn đời của Nho giáo “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Hàng chục ngàn giáo dân (khoảng 30.000) đã bị giết chết chỉ vì muốn bảo vệ đức tin và những sự thật đó. Họ chấp nhận bị tù đày, bị ngược đãi, bị cướp bóc tài sản, bị phân sáp vào các làng người không có đạo để làm nô lệ chứ nhất định không bỏ đạo. Trước tình cảnh đó, các vị thừa sai nước ngoài đã đi tìm một giải pháp mới, khiến cho sau này người Pháp có điều kiện can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực" \6])
Qua những cuộc đàn áp xuyên suốt lịch sử này, danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam lên đến 117 người, trong đó có một Á Thánh khá nổi tiếng với đại đa số người Việt nói chung, đó là Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp - một linh mục đứng ra bảo vệ mạng sống cho các giáo dân cùng bị bắt như mình và đã bị sát hại vào năm 1946.
Trong phần "4.1. Giai đoạn thử thách (1802-1886)", mục "Đi tìm con đường sống", TGP Sài Gòn viết rằng:
"Câu trả lời đơn giản là người Công giáo thời đó muốn đi tìm con đường sống trong cái lẽ tử sinh của kiếp người. Hơn nữa, với những sắc dụ cấm đạo, nhiều người đã gặp khó khăn trong việc học hành, thi cử, làm lụng, bán buôn. Có người còn bị đày ải, giết hại. Họ vẫn muốn sống với tất cả niềm vui của Phúc Âm và muốn chứng minh những sự thật của Phúc Âm."[6]
Cũng trong mục này có viết:
"Về phương diện kinh tế, người theo đạo cực khổ tư bề vì bị áp bức bởi bọn cường hào ác bá trong làng, vì sưu cao thuế nặng, vì bị cấm hành nghề. Họ chỉ còn cách từ Bắc xuôi vào miền Nam, đến những phiên trấn mới mở, sống chung với những kẻ bị kết án lưu đày, cùng che giấu lai lịch của mình bằng những tên gọi trống không: anh Hai, chị Ba, cô Tư... để được yên thân giữ đạo. Họ sống đùm bọc lẫn nhau, coi nhau như anh em họ hàng, nên gọi là “họ đạo” hay “giáo họ”, truyền nghề cho nhau để cùng làm cùng hưởng, làm ra cái gì cũng phải thật tốt, bán ra cái gì cũng phải thật rẻ, lúc nào cũng nói thật, nói thẳng để khỏi làm “ô danh Chúa và nhục cho người có đạo”. Nhờ đoàn kết yêu thương như thế, người có đạo luôn sống sung túc, nên mới có câu “theo đạo lấy gạo mà ăn."[6]
Quan điểm cá nhân của tao, cũng như các giáo dân, về những sự kiện đàn áp, trên phương diện là một người Công Giáo, đó là: không cần phải quá tiêu cực hay quá bi lụy về những sự kiện trong quá khứ để ôm thù hằn; người Công Giáo không bao giờ được giữ một tư tưởng độc hại như thế. Vì sao? Vì nó vốn đã qua rồi và dù ta dù có nói dài mãi cũng không thay đổi được gì, chỉ nên ghi nhớ và tập trung sống cho hiện tại.
https://preview.redd.it/ijmojfiu5j0d1.png?width=1208&format=png&auto=webp&s=fdd9db6af67d197ce3c06e4557db12e592b46637
Điều sáng suốt và chính xác nhất cần phải làm đó là vạch trần được những tội ác này qua một góc nhìn văn minh, tha thứ và hợp thời đại hơn, được thể hiện qua tinh thần Công giáo. Tinh thần đó được thể hiện như thế nào? Ở trong hai câu sau đây:
"Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Lu-ca 23,34)
Hay,
"Nếu ai bị vả má bên phải, thì hãy giơ ra cả má bên trái nữa” (Mát-thêu 5,39).
Cả hai câu Lời Chúa này đều hướng đến một tinh thần chung gọi là "tha thứ cho kẻ thù" đầy riêng biệt mà hầu hết các giáo dân Công Giáo như tao đã được rèn giũa và ghi nhớ kể từ thuở nhỏ.
Đó là nói theo kiểu sách vở của Kinh Thánh. Nếu nói theo kiểu con người bình dân trần thế thì đó gần như là một cách chiến thắng, vì cơ bản là: bố cao thượng hơn chúng mày, những thằng tội phạm, thằng giết người, thằng bắt nạt,...Thằng phạm tội lỗi vô lý với tao là thằng thua cuộc, và tao không có lý gì phải ghanh đua hay ghen ghét đối với một thằng như thế, nó sẽ hạ thấp nhân phẩm và danh dự của tao khi làm phép so sánh ấy mất.
Đây là nói theo kiểu phường chợ búa, nhưng Hội Thánh không có dạy như thế nên tao xin rút lại câu vừa rồi.
Tinh thần của người Công Giáo thì đã nói ở trên. Nó không phải là lúc nào cũng luôn trong trạng thái thù như tụi mày vẫn nghĩ, vừa mất thời gian mà lại chẳng được tích sự gì, chỉ có thể nhìn lại các sự kiện này như một vết đạn bắn trượt bay qua vai: Cảm ơn vì đã có các Thánh Tử Vì Đạo, chính vì thế Công Giáo mới được lớn mạnh như ngày hôm nay, bằng sự hy sinh cao cả, không phải bằng cầm đao cầm súng lên bắn nhau đoàng đoàng như mấy thằng đầu đường xó chợ.
Và chỉ riêng điều này thôi đã cho thấy sự khác biệt to lớn đối với tinh thần hiếu chiến, máu lạnh của thằng đản cọng sả, mà tụi mày hay thường so sánh hai thứ đéo liên quan với nhau, thì hôm nay tao so sánh giùm cho đây. Lần sau đỡ phải hỏi.
3. Sự lợi dụng bàn đạp phát triển của Công Giáo để tuyên truyền mị dân.
https://preview.redd.it/96uk07b55j0d1.png?width=600&format=png&auto=webp&s=695685d5a2b33af7a94f49dbe3897acab6241c8b
"Từ ngày 8 đến 11-3-1955, 191 đại biểu, trong đó có 46 linh mục, tám tu sĩ và 137 giáo dân đã về thủ đô Hà Nội dự Đại hội thành lập Ủy ban Liên lạc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, với tôn chỉ là: Nâng cao tinh thần kính Chúa, yêu nước của người công giáo. Cùng toàn dân củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử tự do, tạo điều kiện để hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc. Đoàn kết với toàn dân, đập tan mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của đế quốc. Tôn chỉ đúng đắn đó đã mau chóng được sự tán thành của nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước."[9]
Chẳng hạn gần 2 năm vừa qua có một sự kiện có thể xem là chấn động trong toàn thể cộng đồng CG Việt Nam, đó là về ông Linh Mục Gioan Baotixita (JB) Hồ Hữu Hòa. Một người quá khứ từng là đảng viên, đệ của Vũ Nhôm, và là một thầy bói đã từng bị kết án hơn 2 năm tù giam.
https://preview.redd.it/9ufhg7jk5j0d1.png?width=1280&format=png&auto=webp&s=8229a3b6cc49585f4fd811010a2f1efde44e7a6a
Cả Giáo Hội và giáo dân Việt Nam sau khi biết được thông tin này thì cực kỳ tức giận và chỉ trích ông Hòa thậm tệ, nhưng sau đó nhờ các linh mục lên viết bài phân tích và giúp hạ hỏa lại thì "vụ án" mới chìm dần xuống. Để nói đúng sai về sự vụ này thì không có gì nhiều. Rất nhiều linh mục hiện tại có quá khứ là đảng viên hoặc từng làm cho các cơ quan nhà nước, nhưng khi họ thụ phong và thực hiện sứ vụ truyền giáo thì họ vẫn là những người dẫn dắt giáo dân trên con đường vác thập giá Chúa.
https://preview.redd.it/cfx2uivj5j0d1.png?width=1280&format=png&auto=webp&s=b75018b8085cf3490f2b3b5bc73fa4b1dcebeee8
Cho nên công kích cá nhân, nhục mạ JB Hồ Hữu Hòa không phải là một con đường đúng đắn nên làm, mà Chúa cũng không có dạy công kích người khác. Vả lại, linh mục Hòa cũng đã phải đi học thần học 4-5 năm như bao người, chỉ là đang bị treo chén ở Giáo phận Vinh, nơi xuất phát của ông, nhưng được làm lễ ở Giáo phận khác.
Hai chữ "dẫn dắt" ở đây rất quan trọng. Các giáo dân sợ sẽ có ngày vô tình bị "dẫn dắt" bởi sự cài cắm về từ ngữ, ý niệm cũng như cách truyền đạt, truyền tải thông điệp của những linh mục có quá khứ là đảng viên như trên. Chẳng qua họ quá lo xa mà thôi.
Theo như tao, một giáo dân gần ba chục năm đi lễ và tham gia các hoạt động ở nhà thờ, thì người Công Giáo miền Nam hầu hết đều có tư duy phản biện chứ không phải loại nói gì thì nghe đó. Ngay cả ông nội tao với hội bạn của ổng cũng khịa mấy ông linh mục như hát hay mỗi khi ổng đưa những ví dụ phiến diện, một chiều, vô lý, không liên quan vào các bài giảng của mình, hay thực hiện những chiến dịch không phù hợp, không thiết thực, hay chụp ảnh tự sướng trên phở bò hơn là truyền giáo,...Sự tự do là ở đó, mày được quyền phê phán, chỉ trích, chê bai nếu họ có làm gì đó không tốt với cái chức danh của mình, ở đây là chức sắc tôn giáo.
Gần đây đang có các tin đồn và đủ thứ lùm xùm về bộ phận các giám mục và ban trị sự Công Giáo ở Giáo Phận Vinh ngoài Nghệ An, về việc đản cài cắm cán bộ vào các chức sắc.
Thật vậy, phò có phò xuất gia, Cha thì cũng có Cha đồng chí. Theo đạo, theo Chúa chớ không phải lúc nào cũng nên theo Cha. Các linh mục chỉ là người dẫn đường, điều hướng, hỗ trợ giáo dân trở lại chính đạo để không phạm tội lỗi, sống đời sạch trong. Nhiều người ngoài cố tình không hiểu lại cứ tưởng các Cha là nhất, thật ra là nhì là ba thôi. Bên Vatican ít nhất cũng là nhì.
https://preview.redd.it/l8w1oqkx5j0d1.png?width=512&format=png&auto=webp&s=92f2b8924fc000d4730e8751c2d60fd80a7bfd2c
Và việc JB Hồ Hữu Hòa được nhậm chức ở trên kia cũng là một trong số các lùm xùm ấy.
Ở đây thì tao cần nhiều trích dẫn và ghi chép hơn bình thường nên tụi mày chịu khó đọc dài một tí.
"Tuy nhiên, những làng Công giáo trù phú kia lại trở thành mồi ngon cho một số người, nhất là khi những người này được thúc đẩy cướp phá, nhân danh lòng ái quốc trong phong trào Văn Thân. Để đối phó trong cơn bách hại gắt gao, người có đạo rủ nhau trốn vào những nơi hoang vu, phá rừng làm rẫy như La Vang, Trà Kiệu ở miền Trung và nhiều vùng xa, vùng sâu ở miền Nam. Không ngờ, chính lối sống này lại làm cho quê hương phát triển về mặt kinh tế, mở mang bờ cõi quốc gia.
Đến đây, ta có thể hiểu tại sao đạo Công giáo lại phát triển nhanh chóng ở Việt Nam vì đạo chỉ cho người dân con đường sống khỏe mạnh, tốt đẹp, khôn ngoan, sung túc, cao quý, xứng với phẩm giá con người. Vì thế, dù phải chịu đựng thiệt thòi, bất công, thậm chí bị giết hại, nhiều người vẫn theo đạo cũng như các tín hữu vẫn trung thành với Chúa và yêu thương nhau. Số tín hữu vẫn không ngừng gia tăng trong cả 2 miền Nam Bắc ngay trong những giai đoạn thử thách cam go nhất."[6]
Để nói sơ sơ về Giáo Phận Vinh thì mời đọc về sự kiện sau.
https://preview.redd.it/ienmid269j0d1.png?width=800&format=png&auto=webp&s=bbce22a2573d8f320f9d10a2cb36d31d47aec2cc
"Ngày 12/6/1987, tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ” do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới - Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào Công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ:
Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu.
Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt Minh của mặt trận Thừa - Thiên - Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp.
Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, thực lòng cũng không dám hi vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, Người lại ở quá xa và bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước.
Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:
1- Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.
2- Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.
Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được nhiệm vụ, chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.
Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri."
Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007)
Nói về văn chương tuyên truyền rặn ỉa lợi dụng sự phát triển của CG thì có rất nhiều, nhưng chung quy lại thì tụi cảng và nhà lướt gộp chung chuyện sống đạo với chuyện thực hiện và nương theo các chính sách ngu dân của đản. Nhưng người Công Giáo không vì cái cá nhân mà lấn át đi cái chung. Chẳng hạn bài giảng hôm Chúa Nhật vừa rồi ngày 12 tháng 5 ở Giáo Xứ của tao.
Đại loại là Hội Thánh chỉ trích lối sống lúc nào cũng mơ mơ màng màng mà không quan tâm đến cái ở đời này là lan tỏa và thực hiện tình yêu thương giựa con người, đồng loại với nhau - cái gốc và điểm quan trọng nhất của tình yêu, và cũng đồng thời chỉ trích lối sống mà chỉ chăm chăm xây dựng tài sản ở đời này mà không quan tâm đến những tài sản vĩnh cửu trên thiên đường của mình.
https://preview.redd.it/gtgnckii9j0d1.png?width=639&format=png&auto=webp&s=8d2311032b604c116a6531655fd76befaddbc973
Những ý niệm này hầu hết nghe có vẻ xa vời với người ngoại đạo và lương giáo nhưng đối với giáo dân tụi tao thì đó là chuyện bình thường phải làm. Ý niệm này thường được gọi dưới 4 từ là "tốt đời, đẹp đạo", không hề có chuyện Hội Thánh Việt Nam cấm đoán người Công Giáo tham gia vào các tổ chức chính trị hay gia nhập Đảng Cộng Sản như vẫn thường được lan truyền.
Và một lần nữa, tụi mày lại bị dắt, không phải giáo dân nào cũng chống cộng. Không phải 9 nút nào cũng chống cộng như tao. Không phải 9 nút nào cũng là người Công Giáo. Đó là một ví dụ về thiên kiến kẻ sống sót. Và không phải cứ là người Công Giáo thì nghiễm nhiên là không thờ hay từ mặt tổ tiên. "Sự thiếu hiểu biết của con người là không có giới hạn, quan trọng là họ không chịu tự thân tìm tòi" (Câu này là của tao, khỏi tìm nguồn).
https://preview.redd.it/42rqwfll9j0d1.png?width=750&format=png&auto=webp&s=29522842803f4a94c0bff1a660cb2714a3dc5638
Và tao thấy có một vài sự ác cảm và quan điểm, lời đồn tai hại về người Công Giáo mà thường người ta hay nói, đó là các từ khóa sau: toàn phản động, cuồng tín, thờ ngẫu tượng, thiếu tư duy phản biện, ích kỷ, hẹp hòi, cổ hủ,...Các từ khóa này sẽ được giải thích rõ hơn vào mục 5 ở phần 2 tiếp theo.
(Còn tiếp)
submitted by fillapdesehules to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.14 10:13 Huge_Sentence_8987 moi chieu bo phim

submitted by Huge_Sentence_8987 to u/Huge_Sentence_8987 [link] [comments]


http://rodzice.org/