Bu lon sao cho nang thich

CẨM NANG ĐỂ NGƯỜI MIỀN NAM RA BẮC ĐƯỢC AN TOÀN

2024.06.09 06:59 Many_Scarcity9281 CẨM NANG ĐỂ NGƯỜI MIỀN NAM RA BẮC ĐƯỢC AN TOÀN

Người Bắc không hề kỳ thị dân Nam nhưng dân buôn bán vặt ngoài Bắc có xu hướng chặt chém người ngoại tỉnh, không cứ gì dân Nam mới bị chém, cứ lơ ngơ là dính, nhưng người miền Nam là dễ nhận biết hơn cả và lại hiền lành và hào phóng, nên dễ làm thịt. Dân miền Trung cũng dễ nhận biết qua giọng nói, nhưng đố mà thịt được họ.
Hôm nọ có bạn miền Nam đã viết cẩm nang cho người miền Bắc vào Nam cho dễ hòa nhập, mình tuy dặt dẹo ở trỏng lâu, chả lạ gì, nhưng vẫn cảm kích muốn đáp lễ bằng cẩm nang tương tự cho dân miền Nam ra Bắc.
Vấn đề cốt lõi là các bạn phải biết che giấu thân phận, nguồn gốc của mình và phải biết tránh những nơi lang sói trú ngụ, tránh kích động lòng tham và tính húng chó của thương gia cũng như bần nông miền Bắc. Khoản chặt chém thì kinh điển nhất là ở Thanh Hóa (Sầm Sơn) nghe đồn là đỡ nhiều rồi, HN cũng chém ác, nói chung là cứ chỗ nào có khách du lịch là có đao phủ. Có nhiều bạn dị ứng với du lịch chặt chém ở Bắc, nhưng theo mình thì du lịch mạo hiểm cũng là 1 thú vui tao nhã, nên có trải nghiệm.
Các bạn phải cố gắng học 1 số từ miền Bắc để giao tiếp cơ bản, giống đi du lịch nước ngoài thôi, từ vựng chủ yếu để giao dịch thương mại. Cố gắng học được cả âm điệu tiếng Bắc (HN). Chẳng hạn, bạn gọi "thanh toán" chứ đừng "tứn tiềng" hay "thăn toáng". Nếu không học nổi tiếng HN thì cũng phải cố học tiếng Thanh Nghệ hay Hải Phòng nhé. Kỹ năng này rất là khó, nhưng rèn luyện thì sẽ được. Nếu trình "ngoại ngữ" kém thì bạn đừng nên nói nhiều, chỉ cần chỉ chỏ các món hàng, nói vài câu cơ bản thôi, cho đỡ lộ.
Nên chọn quán nào sang trọng chút, hoặc các chuỗi cửa hiệu có trên toàn quốc, thì sẽ có dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn, không bị chém, cũng gần như quán trong Nam thôi. Nhưng nếu không có lựa chọn đó thì khi vào quán bình dân bạn đừng "đòi hỏi", chẳng hạn như ăn uống 4 người thì đừng có đòi 2 bát nước chấm, vì người Bắc tiết kiệm, chỉ có 1 mà thôi, chấm chung cho nó đoàn kết. Bạn đòi 2 bát trở lên có thể bị ăn chửi. Nếu muốn có bát thứ 2, bạn cứ bảo chủ quán là thằng ăn cùng em bị ho lao, viêm gan B, cho em xin bát nước chấm nữa.
Người Bắc vốn dễ nổi nóng, hay chửi và dễ chửi hơn người Nam, nếu chủ quán hay người phục vụ chửi ĐMM, chưa chắc họ đang chửi bạn, họ chửi ai đó thôi và họ cũng chưa nóng lắm đâu, bạn vẫn an toàn. Khi họ nhìn thẳng vào bạn chửi ĐCMM, lúc đó cần cảnh giác hơn, tìm đường chạy nếu không muốn lĩnh chai bia vào đầu.
Từ khi cách mạng thành công, giai cấp công nông làm lãnh đạo, vào quán bạn phải kính trọng, lễ phép với người phục vụ, đừng có vẫy tay, gõ thìa, hất hàm hạch xách đòi hỏi người phục vụ, bạn tự phục vụ là tốt nhất. Chẳng hạn như tự đi lấy đũa, bát, giấy ăn, tự rót nước mắm, tự bê bát phở (thậm chí bê hộ bát phở cho khách bên cạnh), trả tiền thì tự đi ra quầy. Khi đó chủ quán sẽ có thiện cảm với bạn hơn, đỡ bị ăn chửi. Ra Bắc bạn sẽ rèn luyện được tính tự giác, không ỉ lại vào người phục vụ, rất tốt để giáo dục trẻ em!
Khi mua đồ, tuyệt đối phải mặc cả trước và tránh đi mua vào buổi sáng nếu muốn mua được rẻ, nếu bạn mặc cả vào buổi sáng mà không mua hàng, bạn sẽ bị chửi sml và đốt vía (phong long). Nếu mua đồ ở Sầm Sơn - Thanh Hóa thì cần mặc cả chi tiết hơn. Chẳng hạn, ngoài việc hỏi giá các món ăn chính thì nhớ hỏi giá cả các thứ phụ như bát nước mắm, công phục vụ, rau thơm, giấy ăn... Nếu bạn có điều kiện 1 chút thì tốt nhất là đừng mặc cả, cùng lắm chỉ bị chém gấp 3 thôi, ít khi bị chém gấp 5-10 lần lắm, người bán vẫn có lương tâm. Khi đó bạn chỉ cần nghĩ đến câu "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn", coi như làm từ thiện cho đồng bào ngoài Bắc, ở đây bạn không mất tiền bo mà.
Khi đi xe ôm hay taxi, cố gắng chọn Grab hay Uber, nếu phải dùng hàng truyền thống thì phải dùng Google maps đo khoảng cách và để biết đường đi. Tài xế taxi sẽ hay bảo bạn là "em mới đi làm, không biết đường, anh chỉ giúp em". Nếu bạn thật thà bảo "Anh ở SG ra, không biết đường, em chủ động đi", thì coi như bạn đã bo cho tài xế gấp 2-3 lần tiền. Trong trường hợp đó, bạn lén nhìn vào điện thoại để chỉ đường cho tài xế, khi anh ta thấy bạn biết đường thì anh ta cũng sẽ thạo đường hơn cả bạn. Đòn này bây giờ SG, Cần Thơ cũng đầy, tiếng lành đồn xa.
Khi đi du lịch, cần mua đặc sản địa phương, chưa chắc bạn đã mua được đúng đặc sản. Chẳng hạn, mua trà ở Thái Nguyên có thể gặp trà Thanh Hóa, mua bưởi Đoan Hùng thì gặp bưởi Tuyên Quang, kể cả bà con dân tộc bán hàng cũng lừa như thường. Vụ này mình cũng bị lừa, cách tốt nhất là chọn loại đắt nhất, vì đắt thì đỡ giả hơn (không chắc chắn lắm).
Ra đường chẳng may bị ai đó tông xe, nếu bạn còn chưa bất tỉnh, thì nên xin lỗi họ ngay lập tức với giọng thành khẩn nhất có thể, đền tiền luôn càng tốt. Nếu không muốn mất tiền hoặc xin lỗi thì nên giả vờ bất tỉnh giống như gặp gấu, đừng có trình bày.
Tham gia giao thông ở HN rất phức tạp, bạn sẽ gặp thiên la địa võng những biển phân làn nhỏ nhỏ, khuất khuất, tóm lại là rất dễ dính lỗi, CSGT thì toàn anh hùng núp, sẽ xuất hiện rất bất ngờ khi cần tiền. Ở SG, bạn rẽ phải khi gặp đèn đỏ vô tư, CSGT không bắt, nhưng ở HN, AE CSGT lại hay nấp ở những chỗ mà bạn thích rẽ phải khi đèn đỏ. Tốt nhất là bạn đừng nên tự lái xe ở HN, sẽ rất căng thẳng để theo dõi các biển chỉ dẫn.
Khi bị CSGT bắt, bạn search Google hoặc hỏi giá tiền phạt rồi trả cho các đồng chí ấy 50% nếu muốn được đi ngay. Giá ngoài Bắc cao hơn giá miền Nam 1 chút đấy. CSGT HN cũng hay có thói quen chặt chém dân ngoại tỉnh đấy, giá phạt thông thường là 50% giá nhà nước, nhưng nếu bạn là người ngoại tỉnh, đặc biệt là miền Nam thì có thể bạn vẫn bị chém 100%, bởi vì họ biết là bạn không thể để bị giữ bằng, giữ giấy tờ, đến kho bạc HN nộp phạt. Vì thế, bạn nên nhanh chóng đưa 50% và xin xỏ làm thân (đại khái là em ở miền Nam ra thăm lăng bác).
Tạm thời mình mới nhớ tới đây thôi. Tóm lại là dân Bắc không hề kỳ thị dân Nam, ngược lại là khác, họ rất yêu quý bạn. Các bạn là cừu cho thương gia làm thịt thì sao họ lại phải kỳ thị bạn? Ngoài những vấn đề liên quan đến tiền bạc và lợi ích kể trên thì dân Bắc rất hiếu khách, họ không làm hại bạn đâu, nếu điều đó không ra tiền! Đây là mình cứ cảnh báo chung vậy thôi, chứ không phải đi quán nào cũng bị vặt tiền, nhưng cảnh giác vẫn tốt hơn.
Xin nhắc lại, du lịch mạo hiểm cũng là trải nghiệm thú vị, đừng nên bỏ qua.
https://preview.redd.it/2wo3bqj0ah5d1.png?width=400&format=png&auto=webp&s=3010df72d0bf999c2dad4fd618eda7927149d2c9
submitted by Many_Scarcity9281 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.06.07 07:16 LiamChix Những câu chuyện tuyên truyền về tuyển sinh lớp 10: Drama hóa chuyện thi cử

Mẹ đưa con đi thi lớp 10 trên xe cấp cứu - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Thi tuyển sinh lớp 10: Phụ huynh TP Hồ Chí Minh ‘đội nắng’ đợi con baotintuc.vn
Gần 8 nghìn thí sinh Đắk Lắk đến làm thủ tục dự thi tuyển sinh vào lớp 10 Báo Giáo dục và Thời đại Online (giaoducthoidai.vn) (hổng hiểu cái "giờ G" là gì?)
Thí sinh bật khóc với đề thi toán vào lớp 10 TP HCM (nld.com.vn)
Hà Nội: 2 thí sinh phải kết nối thiết bị truyền insulin suốt thời gian thi lớp 10 (tienphong.vn)
Con dậy ôn thi lúc 3h sáng, cả nhà náo loạn, làm sao giữ sức khỏe cho con? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Công an hỗ trợ đưa sĩ tử mổ ruột thừa đến điểm thi ở Hải Phòng - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Hình ảnh đẹp của thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi (tienphong.vn)
submitted by LiamChix to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.06.07 02:37 The-2ndMouse Đứng về lẽ phải với nhà sư Thích Minh Tuệ!

Về chuyện tu sĩ - nhà sư Thích Minh Tuệ thì tao cũng không cần phải nói dài dòng làm gì. Ai được lòng dân thì cũng đã rõ như hơn 10k cú địt của Thiên Lôi xuống đầu dân nghìn năm văn vở.
Chủ đề chính sáng nay là tao muốn kêu gọi mọi người gửi email cho Human Rights Nation về trường hợp bắt bớ vô lí của côn đồ an với ông Tuệ và những người tu tập đi theo và sự ngăn xâm hại trắng trợn của chế độ cộng sản đối với tự do tôn giáo.
Vấn đề ở đây là báo chí nước ngoài đã lên tiếng, người hải ngoại đã lên tiếng (ví dụ như dân biểu Trí Tạ ở Hoa Kỳ) thì những người Việt Nam yêu nước chính nghĩa trong group này cũng nên lên tiếng. Đừng để những thằng 3 củ, bò đỏ, dân chủ buồi vô đây nói chúng ta chỉ là đám biết chửi đổng. Đừng để thế giới hỏi rằng tại sao chuyện xâm hại quyền con người rõ ràng như vậy mà dân Việt Nam không lên tiếng (tất nhiên là có nhưng không nhiều). Giờ là lúc hãy hành động, một hành động nhỏ dù là gửi email cho một tổ chức quốc tế để nói lên bất công ở xứ chó má này, để lan tỏa cái đức hạnh mà tu sĩ Thích Minh Tuệ tạo dựng được cũng là một việc làm có ý nghĩa.
Tao đã soạn lại email với nội dung cũng tương đương của Trí Tạ nhưng ngắn gọn hơn, tụi mày chỉ cần copy paste rồi gửi theo địa chỉ email này của Human Rights Council: [OHCHR-cp@un.org](mailto:OHCHR-cp@un.org) (Thằng nào sợ trap thì cứ search Human rights violation sẽ ra để kiểm chứng)
Tiêu đề email: Report religious freedom violation in Vietnam
Nội dung email:
"Dear Human Rights Council,
I am a Vietnamese citizen writing this email to express my profound concern over the ongoing issues related to religious liberty in Vietnam, specifically the recent treatment of the Buddhist monk, Thich Minh Tue as known as Le Anh Tu.
Thich Minh Tue has been on his religious pilgrimage to walk the length of Vietnam alone for six years and recently he amassed followers who are inspired by his virtuous journey as well as attracting Vietnamese and overseas social media. However, recent media and witnesses reported that on the night of 04th June 2024, Thich Minh Tue and other following practitioners were arbitrarily moved to several local stations by over 300 Vietnamese police officers as a command from Communist regime to force him to stop his journey and cease his religious practices that have galvanized so many to join him. His safety and health condition are still a serious concern to the public.
Vietnamese authorities used vague concerns about traffic as a pretext to crack down on religious freedoms for the monk and his devotees even though Thich Minh Tue always reminded the about-to-join practitioners to respect the public and civil laws on the social media.
Hence, I respectfully request that you apply your platform and standards in order to demand Vietnamese Communist government to unconditionally release Thich Minh Tue and to advocate for him and his followers to continue their quest for spiritual enlightenment without fear of persecution and harassment.
Sincerely,

[Name]"
Hãy để tiếng nói của mỗi cá nhân là một phần của sự thay đổi! Hay thôi làm những con cừu sống trong trại súc vật! Let's do it!
Disclaimer: Bài viết kêu gọi này hoàn toàn đến từ nhận thức và tự nguyện cá nhân, không hề do bất cứ ai xúi dục, lôi kéo. Đề nghị nhà cầm quyền không sử dụng, bóp méo bài viết này như một công cụ để chống lại tự do tôn giáo cũng như cá nhân nhà sư Thích Minh Tuệ!
submitted by The-2ndMouse to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.06.06 20:55 Duuuckisfuckedup Mẹ em đa nhân cách hay tâm linh (P2)

Phần 1: https://www.reddit.com/vozforums/s/MlyASDNdZp
Phần 3: https://www.reddit.com/vozforums/s/1BSvj1AomD
Tiếp đó thì, mới gần đây, với tư cách là gia đình trưởng họ (theo nhánh) thì các bác trong nhà em có xây dựng lại nhà thờ tổ trong họ. Có thể nói thì nhà thờ là một thành công lớn và không có bất kì chuyện gì xảy ra ngoài ý muốn.
Tuy nhiên, cách đó không lâu thì mọi người lại tiếp tục quyết định sang cát cho ông nội của em. Quyết định này khá chóng vánh và vấp phải một vấn đề cực kì lớn. Đúng vào khoảng thời gian đó, các bác nhà em (gồm 3 bác con trai trong đó có bố em): một người bác cả bị UT nên bị cấm không được ra đồng, bố em laf út bị sốt xuất huyết đúng lúc đó và nằm viện ở Hà Nội. Tức là còn duy nhất người bác thứ có thể có mặt cùng và người chú họ là cháu của ông.
Đến ngày sang cát, em cũng cẩn thận nghe theo lời bố lo lắng cho ông chu đáo. Mọi người tưởng tượng một mình em ở giữa "đồng" từ 8h tối đến 12h đêm giao thừa Tết dương lo hương khói cho ông. Ngoài em ra thì có một người bác gái cũng ở đó nhưng bác mệt nên cũng ngủ tới tận gần 12h mới tỉnh. Tức là về lý thuyết, em đã chạy lon ton giữa "đồng" suốt một đêm mà không có mấy ánh sáng. Tất nhiên, em cũng thấy hơi run ban đầu nhưng rồi cũng bình thường.
Đến lúc người ta đưa ông ra để cọ rửa thì người bác thứ, do làm việc cả ngày để dựng bạt và tiếp khách ở nhà nên quá mệt đã không ra được, các chú kia thì cũng không biết tại sao mà không ra. Ở đó giờ chỉ còn em và một người anh đít tôn cùng các bác gái, anh chị em đằng ngoại và các achi rể. Mọi chuyện thì vẫn như thế bình thường cho đến sáng hôm sau khi mọ người đang làm lễ, một bác đã bị nhập và bác gào thét về việc người bác thứ không ra (người nhập là con gái của ông em, hay là chị của bố em đã mất vì bệnh)
submitted by Duuuckisfuckedup to vozforums [link] [comments]


2024.06.05 14:34 LiamChix Nguyễn Huệ là con người như thế nào? Và thiên kiến xác nhận của Trần Trọng Kim (P2)

Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, Nguyễn Huệ là con ông Hồ Phi Phúc, người gốc Nghệ An, nhưng từ ba đời trước bị chúa Nguyễn bắt vào lập nghiệp tại làng Tây Sơn, thuộc tỉnh Bình Định. Đến đời các con thì đổi ra họ Nguyễn để dễ tiến thân. Họ Hồ dần dần trở nên khá giả, đến đời Hồ Phi Phúc thì lại mở sòng bạc nên càng giàu có. Nguyễn Huệ như vậy không phải xuất thân là một nông dân áo vải như Việt Nam Sử Lược viết. Về anh em Tây Sơn, cũng như về trận Đống Đa, Trần Trọng Kim dựa vào Hoàng Lê Nhất Thống Chí, nhưng lại thêm bớt theo chiều hướng có lợi cho Nguyễn Huệ. Tại sao ? Chúng ta sẽ trả lời sau.
Ba anh em Nhạc, Lữ và Huệ lớn lên đi ăn cướp. Khởi đầu Nguyễn Nhạc kết nạp được một đám thủ hạ đi cướp bóc trong vùng, sau khi thế lực đã mạnh mới về lập đồn ở ngay làng mình công khai chống chúa Nguyễn. Có lẽ vì họ hoành hành khá lâu tại vùng Tây Sơn nên sau này, khi họ làm vua, người ta vẫn gọi họ là nhà Tây Sơn. Ba anh em liên kết với hai đám cướp biển người Trung Hoa là Tập Đình và Lý Tài và cũng chiêu mộ nhiều người Thượng. Trong các thư từ gởi cho nhau, các giáo sĩ thắc mắc không hiểu tại sao các tướng của Tây Sơn, dù là tướng đánh bộ đi nữa, đều xưng là đô đốc : đô đốc Sở, đô đốc Long, đô đốc Tuyết, đô đốc Lộc, đô đốc Lân, v.v... Đó là vì quân Tây Sơn do đám cướp biển huấn luyện, và đối với bọn cướp biển chức đô đốc là một ước mơ.
Một sự kiện nổi bật mà các sử gia cố tình làm ngơ là quân Tây Sơn chỉ thuần túy là giặc cướp. Từ lúc dấy lên cho đến lúc tiêu diệt cả họ Trịnh và họ Nguyễn trong hai mươi năm trời, họ không đưa ra bất cứ một chủ trương dựng nước nào ; không hề có một tờ hịch nào để hiệu triệu quốc dân, hay ngay cả một tờ kể tội họ Trịnh và họ Nguyễn. Họ chỉ đánh phá và cướp bóc mà thôi, không nhân danh một chính nghĩa nào. (Ở miền Bắc, Nguyễn Hữu Cầu khi nổi loạn chống nhà Trịnh ít nhất còn xưng là "Bảo Dân Đại Tướng Quân").
Từ năm 1771, anh em Tây Sơn lập đồn trại, bành trướng thêm lực lượng, đánh chiếm Qui Nhơn rồi tiến lên mạn Bắc đánh chúa Nguyễn. Lúc đó, dù mới mười tám tuổi, Nguyễn Huệ đã bắt đồng đảng và dân chúng gọi mình là "Đức Ông Tám". Cái lối tự xưng xấc xược này cũng là một đặc tính của đám thảo khấu. Cơ nghiệp chúa Nguyễn đã tan tác vì Trương Phúc Loan chuyên quyền nên quân Tây Sơn đánh đâu được đấy, hầu như không có kháng cự. Họ Trịnh ở ngoài Bắc lại nhân cơ hội vào chiếm Thuận Hóa. Quân Nguyễn phía Nam bị Tây Sơn đánh lên, phía Bắc bị quân Trịnh đánh xuống nên tan rã nhanh chóng. Chúa Định Vương nhà Nguyễn phải bỏ chạy vào Gia Định để Đông Cung Thế Tử ở lại. Nguyễn Nhạc bắt được Đông Cung, gả con gái cho, giả hòa với chúa Nguyễn ở Gia Định, nhưng lại ngấm ngầm liên kết với họ Trịnh xin làm tiên phong đánh chúa Nguyễn. Năm 1778 anh em Tây Sơn chiếm nốt Gia Định, tiêu diệt chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở Gia Định và Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương giữ mặt Bắc. Nguyễn Huệ là một tướng giỏi, nhiều công trận lại giữ mặt Bắc phòng họ Trịnh nên nắm phần lớn quân Tây Sơn trong tay.
Năm 1786, nhân lúc nhà Trịnh tan tác vì lính Tam Phủ làm loạn, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ ra đánh chiếm Thuận Hóa, trước đây của chúa Nguyễn nhưng mới bị họ Trịnh chiếm. Nguyễn Huệ chiến thắng dễ dàng rồi theo lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh, một tướng của họ Trịnh vì bất mãn mà bỏ vào theo Tây Sơn, tiến ra Thăng Long diệt họ Trịnh, dù không có lệnh của Nguyễn Nhạc. Lúc đó họ Trịnh đã suy sụp toàn bộ nên Nguyễn Huệ chiếm Thăng Long như vào chỗ không người. Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tông gả con gái là công chúa Ngọc Hân và ở lại Thăng Long gần hai tháng cho đến lúc Nguyễn Nhạc từ trong Nam ra gọi về. Khi vua Lê Hiển Tông chết, Nguyễn Huệ định không cho Lê Chiêu Thống lên kế vị, thân thích nhà Lê phải nhờ Ngọc Hân xin Nguyễn Huệ mới cho. Sau đó hai anh em Nhạc và Huệ đột ngột về Nam giữa đêm, bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại với dụng ý để dân Bắc Hà giết Chỉnh vì tội đã đem quân Tây Sơn ra Bắc. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh chạy thoát vào Nghệ An ra mắt Nguyễn Huệ. Tuy thất vọng vì Nguyễn Hữu Chỉnh không chết nhưng Nguyễn Huệ vẫn cấp cho Chỉnh một số vàng và vũ khí lấy được ở Thăng Long để Chỉnh lập nghiệp tại Nghệ An. Nguyễn Hữu Chỉnh tự tuyển quân chiếm giữ Nghệ An.
Vua Lê Chiêu Thống lúc đó chỉ có vài quan văn và khoảng mười lính hầu. Phe đảng họ Trịnh lại trở về Thăng Long tái lập nghiệp chúa. Lê Chiêu Thống không chịu cho họ Trịnh áp bức nữa nên vời Nguyễn Hữu Chỉnh ra. Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp được dư đảng họ Trịnh và được Lê Chiêu Thống phong tước Bằng Trung Công nắm giữ binh quyền. Trong khi Nguyễn Hữu Chỉnh ra Bắc đánh dư đảng họ Trịnh thì Nguyễn Huệ lại đem quân vào Nam đánh Nguyễn Nhạc. Nhạc phải khóc lóc năn nỉ Huệ mới tha. Sau khi về Phú Xuân, Nguyễn Huệ ra lệnh cho Vũ Văn Nhậm là phó tướng của mình và cũng là rể của Nguyễn Nhạc, đem quân ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Vũ Văn Nhậm bắt được Chỉnh đem giết đi. Vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy lưu lạc khắp nơi, chiêu tập lực lượng chống Tây Sơn. Nguyễn Huệ ra Thăng Long bất ngờ, Vũ Văn Nhậm đang ngủ trưa bị lôi ra chém. Nguyễn Huệ đặt Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thời Nhiệm ở lại trấn giữ rồi rút quân về Nam. Quần thần và tôn thất nhà Lê sang Trung Hoa cầu cứu. Tôn Sĩ Nghị sang, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tiến ra Thăng Long đánh bại Tôn Sĩ Nghị. Nguyễn Huệ chỉ mới làm vua được bốn năm, đang chuẩn bị đánh Trung Hoa chiếm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thì mất năm 1792. Mười năm sau nhà Tây Sơn bị Nguyễn Ánh tiêu diệt.
Nguyễn Huệ là một con người hung bạo đánh tất cả mọi người, đó là một sự thực. Nguyễn Huệ liên kết với hai tướng cướp Tập Đình và Lý Tài đánh chúa Nguyễn rồi lại đánh Tập Đình và Lý Tài, liên kết với chúa Trịnh rồi đánh chúa Trịnh, dùng Nguyễn Hữu Chỉnh rồi bỏ Chỉnh cho dân Bắc Hà giết. Nguyễn Hữu Chỉnh không chết mà lại phát lên được thì sai Vũ Văn Nhậm đem quân đánh giết Nguyễn Hữu Chỉnh, tiện thể lấy luôn Bắc Hà. Rồi lại giết Vũ Văn Nhậm. Đến cả Nguyễn Nhạc đối với Huệ vừa có nghĩa vua tôi vừa có nghĩa anh em, Huệ cũng đánh. Sau này hòa với nhà Thanh, rồi lại kết nạp bọn cướp biển đi đánh phá nhà Thanh và còn định đem quân đánh nhà Thanh. Nguyễn Huệ dùng bạo lực và sự tráo trở trong mọi trường hợp đối với bất cứ ai có khả năng trở thành một đối thủ. Việc Huệ đánh Nhạc chỉ vì hai anh em xích mích với nhau chuyện phân chia kho tàng lấy được ở Thăng Long là một hành động phản trắc và vô đạo. Nguyễn Huệ cũng rất tàn ác, các giáo sĩ thời đó dù bênh Tây Sơn cũng ghê sợ về sự tàn ác của Nguyễn Huệ và gọi ông là một thứ "Attila mới" trong những thư họ viết cho nhau. Họ kể lại khá chi tiết những việc làm dữ tợn của Nguyễn Huệ, mà khuôn khổ cuốn sách không cho phép tôi nhắc lại hết. Sau khi diệt nhà Trịnh và nói là "một tấc đất của nhà Lê cũng không lấy", Huệ vẫn chiếm Nghệ An, vua Lê Chiêu Thống sai danh sĩ Trần Công Sản, mà Nguyễn Huệ biết tiếng và phục tài, cùng với hoàng thân Lê Án, vừa là chú vừa là thầy của công chúa Ngọc Hân, mang quốc thư vào xin lại Nghệ An và cam kết hàng năm nộp toàn bộ thuế của tỉnh cho Nguyễn Huệ, nhưng Nguyễn Huệ đã không cho còn hạ ngục và gông cổ cả phái đoàn rồi đem ra biển thuyền cho chết.
Nhiều người trách Nguyễn Ánh nhỏ mọn quật mồ Nguyễn Huệ sau khi đã giết con cháu, mà quên rằng hành động thô bạo này chỉ là để báo thù một hành động thô bạo trước đó : Nguyễn Huệ đã tàn sát cả họ Nguyễn và đã đào mả tổ tiên Nguyễn Ánh đem vất đi.
Một lần trong một chuyến đánh phá Gia Định, một tướng Tây Sơn bị phục binh giết chết. Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nổi giận ra lệnh tàn sát tất cả dân chúng trong vùng, bất luận già trẻ, lớn bé, trai gái. Cuộc tàn sát đã kinh hoàng đến độ dân chúng các vùng phụ cận sau đó không dám ăn tôm cá vì sợ tôm cá ăn thịt những xác chết trôi đầy sông.
Một thí dụ khác là trận Đống Đa. Sau khi đã đánh tan quân Thanh và sợ quân Thanh quay lại phản ứng, Nguyễn Huệ ra lệnh cho dân chúng Thăng Long phải đắp xong trong vòng ba ngày một chiến lũy chung quanh để phòng thủ. Các giáo sĩ có mặt tại đó không thể nào tưởng tượng dân chúng Thăng Long có thể làm được điều đó. Nhưng họ đã làm được, họ đã làm tới kiệt sức, vì sợ bị Nguyễn Huệ tàn sát, họ biết Nguyễn Huệ không hề do dự trước sự chém giết. Tường xây lên xong các giáo sĩ kinh hoàng, họ đặt tên cho Nguyễn Huệ là "Attila mới" từ đó.
Các tài liệu của các giáo sĩ, và nhiều nhân chứng phương Tây có mặt tại Việt Nam lúc đó, về anh em Tây Sơn hiện vẫn còn lưu giữ trong nhiều thư viện tại Pháp. Một sử gia Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, đã sưu tập một số đáng kể trong cuốn sách "Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802" của ông. Đây là một cuốn sách nên đọc cho những ai muốn tìm hiểu về nhà Tây Sơn.
Khả năng nhìn xa trông rộng của Nguyễn Huệ cũng rất giới hạn. Nguyễn Huệ đem binh đánh làm suy yếu Nguyễn Nhạc, rồi làm ngơ để Nguyễn Ánh tiêu diệt dần lực lượng của Nhạc và Lữ ở trong Nam. Cứ bỏ qua sự tàn nhẫn với hai người anh đi thì đây cũng là một tính toán chiến lược rất chủ quan và phiêu lưu.
Nguyễn Ánh còn đang bành trướng thế lực ở trong Nam thì Nguyễn Huệ đã nghĩ đến việc đánh Trung Hoa. Thật là một ý đồ điên dại, chứng tỏ Nguyễn Huệ không có một hiểu biết chiến lược nào cả. Nếu Nguyễn Huệ còn sống để mà gây chiến với nước Tàu thì quả là đại họa cho nước ta. Cứ giả thử vua Càn Long cho không Nguyễn Huệ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây thì ngày nay nước ta cũng đã bị xóa bỏ rồi.
Cũng nên tương đối hóa tài dùng binh của Nguyễn Huệ. Nhà Nguyễn và nhà Trịnh đánh nhau cả thảy bảy lần trong gần nửa thế kỷ, từ 1627 đến 1674, làm cho đất nước, nhất là miền Bắc suy kiệt và dân chúng chán ghét chiến tranh. Đây cũng là giai đoạn mà đạo Công Giáo và tư tưởng Thiên Chúa Giáo, sau một thế kỷ du nhập, đã phát triển mạnh, làm lung lay tư tưởng Khổng Giáo, nền tảng chính đáng của chế độ. Quần chúng Việt Nam không còn nhìn các vua chúa như những đại diện của Trời mà họ phải phục tùng vô điều kiện nữa. Cả hai họ Trịnh Nguyễn đều suy thoái, việc binh bị bị bỏ rơi, người dân vừa không phục vừa bớt sợ.
Chúa Nguyễn còn lo đánh dẹp, mở mang bờ cõi nên người dân bỏ vào miền đất hoang phía Nam lập nghiệp tránh bị bắt lính rất nhiều. Lực lượng của chúa Nguyễn vừa suy yếu vừa bị trải rộng, dần dần mất thực chất. Các băng đảng cướp lộng hành khắp nơi. Đã thế, từ thời Võ Vương (1765) trở đi, Trương Phúc Loan lại chuyên quyền làm cho triều đình tan nát. Anh em Tây Sơn, nhờ tập hợp được một số băng đảng, nổi lên tiêu diệt chúa Nguyễn mà không cần đánh một trận đáng kể nào.
Quân Tây Sơn đã thắng dễ dàng vì thế lực của chúa Nguyễn đã hoàn toàn tan rã chứ không phải vì lực lượng của họ mạnh. Năm 1778, lúc Tây Sơn đã diệt chúa Nguyễn và chiếm Gia Định, thế lực lên đến cao điểm làm kinh động cả nước, toàn quyền Anh tại ‰ên Độ (Ấn Độ?) cử một chuyên viên là Chapman sang quan sát tình hình Việt Nam. Chapman làm quen được với anh em Tây Sơn và được đi thăm viếng quan sát tỉ mỉ khắp nơi. Chapman báo cáo rằng thế lực của quân Tây Sơn chẳng có gì đáng kể, chỉ cần một đạo quân một trăm người mà có kỷ luật cũng đủ để đánh tan toàn bộ quân Tây Sơn một cách nhanh chóng. Xin nhấn mạnh con số một trăm và cũng xin nhấn mạnh rằng Chapman chỉ nói tới kỷ luật chứ không hề nói tới nhu cầu vũ khí tối tân.
Ở ngoài Bắc, hồi đó gọi là Đàng Ngoài, tình thế còn bi đát hơn. Đời sống cơ cực và cương thường đảo lộn (họ Trịnh phế lập và giết vua Lê một cách rất tùy tiện) nên cả uy quyền chính trị lẫn uy quyền đạo đức đều tan. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Trịnh Sâm vừa tạm dẹp xong giặc thì lại say mê tửu sắc, bỏ trưởng lập thứ gây loạn ngay tại triều đình. Điều cần đặc biệt lưu ý là họ Trịnh lúc đó không còn quân đội. Chỉ một đám lính Tam Phủ, vài ngàn tên không người chỉ huy, mà muốn phá nhà ai, giết quan nào cũng được. Khi chúng nổi loạn, Quận Huy Hoàng Tế Lý trên nguyên tắc cầm mọi binh quyền, phải một mình cưỡi voi ra đánh nhau với chúng rồi bị giết. Các tướng mỗi người trấn giữ một phương, mỗi người chỉ có vài chục gia nhân, rồi dựa vào đám gia nhân này mà đi bắt lính. Có khi họ bắt được cả ngàn quân nhưng những "quân đội" ấy chỉ là những nông dân tội nghiệp không biết chiến đấu và cũng không muốn chiến đấu, hễ gặp quân địch là rã hàng bỏ chạy có khi còn đâm chết tướng để dễ chạy. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí mô tả khá rõ xã hội miền Bắc lúc đó. Các sứ quân đã không có thực lực mà còn hiềm khích với nhau và chẳng tuân lệnh ai. Dân gian thì hễ ai khỏe mạnh ăn cướp được là đi ăn cướp, rất ghét quân Tây Sơn nhưng gặp quan nhà Lê là bắt nộp cho Tây Sơn để lãnh thưởng. (Sau này cũng chính dân chúng bắt vua Cảnh Thịnh và các tướng Tây Sơn nộp cho Nguyễn Ánh). Nguyễn Hữu Chỉnh bị anh em Tây Sơn bỏ rơi lên thuyền chạy về Nghệ An với mấy chục gia nhân, đến nơi không dám lên bộ. Vậy mà rồi cũng đi bắt lính và thành lập được một đạo quân. Với cái "quân đội" ô hợp đó mà Nguyễn Hữu Chỉnh vào được Thăng Long như chỗ không người vì các "quân đội" khác còn ô hợp hơn nữa. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh hoành hành ở miền Bắc, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra đánh, quân Nguyễn Hữu Chỉnh chưa đánh đã tan. Trong một bối cảnh như vậy, Nguyễn Huệ trấn áp được thiên hạ nhờ có được một đạo quân tinh nhuệ là điều dễ hiểu. Lý do thành công của Nguyễn Huệ là ông có một đạo quân thực sự trong khi các đối thủ của ông không có. Những chiến thắng như vậy không đòi hỏi một tài dùng binh nào.
Cả ba trận Cần Giờ, Mân Thít và Đống Đa đều ở rất dưới tầm cỡ của những trận đánh thời Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi quân Minh. Tài dùng binh của Nguyễn Huệ là có thực nhưng chưa được chứng minh ở tầm cỡ của các danh tướng thời Trần Hưng Đạo hay Lê Lợi.
Cần nhấn mạnh để đánh tan một hiểu lầm đã kéo dài quá lâu và đã là nguyên nhân cho nhiều giải thích lịch sử gượng ép : đó là quân Tây Sơn không mạnh mà cũng không tổ chức giỏi ; họ đã thắng được các chính quyền Trịnh và Nguyễn bởi vì các chính quyền này đã đi tới cuối tiến trình phân rã. Nguyên nhân sâu xa của tiến trình phân rã này là cả hai chế độ Trịnh Nguyễn đã không ý thức được rằng nền tảng của xã hội Việt Nam đã thay đổi sau hơn hai thế kỷ tiếp xúc với người phương Tây, và cứ cố tiếp tục duy trì lối cai trị cũ trên một xã hội đã đổi mới.
Nguyễn Huệ chỉ mới làm vua được gần bốn năm thì mất nên tài trị nước của ông không thể bàn đến. Một việc triều đình của ông làm thường được ca tụng là hay dùng chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm thời đó đã phát triển lắm rồi. Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán đã ra đời trước đó. Và đã có Nguyễn Du. Chính Nguyễn Ánh cũng đã dùng chữ Nôm trong một số văn thư. Cũng có người nhắc đến dụ Khuyến Nông của Nguyễn Huệ, nhưng đó chỉ là một dụ bình thường lặp lại những gì các vị vua trước đó đã nói. Một biện pháp làm khổ dân chúng rất nhiều là dùng Tín Bài, một thứ thẻ căn cước, để kiểm soát dân chúng, trong mục đích bắt lính chuẩn bị đánh Trung Hoa. Biện pháp này làm dân chúng bị tham quan ô lại sách nhiễu đến nỗi nhiều người phải trốn vào rừng sinh sống để "tị nạn Tây Sơn". Vả lại làm vua một nước đã kiệt quệ vì chiến tranh, vừa mới được một hai năm yên bình đã lo chuyện đánh nhau với một nước lớn gấp bội mình là điều mà một vị vua sáng suốt không thể làm.
Nhà Tây Sơn tuy chỉ kéo dài một thời gian ngắn nhưng đã ảnh hưởng rất lớn lên lịch sử nước ta và địa lý chính trị trong vùng.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chặn đứng hẳn sự bành trướng của lãnh thổ Việt Nam vào đất Cam-bốt. Năm 1771, khi anh em Tây Sơn bắt đầu tấn công chúa Nguyễn cũng là năm cuối cùng mà một phần đất Cam-bốt được sát nhập vào Việt Nam. Lúc đó đất Cam-bốt gần như vô chủ, các chúa Nguyễn dồn dập mở rộng lãnh thổ, nhưng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm họ sụp đổ và cuộc Tây tiến của Việt Nam chấm dứt. Nếu không có anh em Tây Sơn chắc chắn nước Cam-bốt không còn.
Việc thôi bành trướng về phía Tây Nam, tùy cách nhìn, không nhất thiết là một sự thiệt thòi cho chúng ta. Nhưng anh em Tây Sơn đã làm một việc khác rất lớn, rất tai hại cho chúng ta và đã khiến chúng ta là chúng ta ngày nay : đó là phá tan và chấm dứt hơn hai thế kỷ tiếp xúc và giao thương đầy hứa hẹn với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây.
Chúng ta bắt đầu tiếp xúc với phương Tây từ đầu thế kỷ 16, các giao thương tăng dần với thời gian. Đầu thế kỷ 18 đã có những trung tâm thương mại lớn. Ngoài Bắc có Hà Nội và Phố Hiến [thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến]. Trong Nam có Hội An. Hội An có địa vị đặc biệt quan trọng, đó là trái tim của mọi hoạt động kinh tế của Đàng Trong. Quân Tây Sơn đi đến đâu cướp phá và đem chết chóc đến đó. Tệ hại nhất là việc cướp phá Hội An. Các thương nhân bỏ chạy trong kinh hoàng và mọi hoạt động kinh tế sụp đổ. Miền Trung rơi vào nạn đói chưa từng thấy, người chết vô kể, có nơi mẹ ăn xác con. Khi quân Tây Sơn ra ngoài Bắc thì Kinh Kỳ và Phố Hiến cũng tiêu tan. Cũng như tại Hội An, doanh nhân nước ngoài bỏ chạy trong kinh hoàng và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa. Cánh cửa của chúng ta khép lại với thế giới bên ngoài. Xã hội ta trở lại với bóng tối của sự lạc hậu. Kinh nghiệm Việt Nam đã đen tối đến độ các thương nhân không trở lại nữa ngay cả sau khi nhà Tây Sơn đã đổ. Phần đông những người phương Tây đến sau này chỉ là các giáo sĩ.
Trần Trọng Kim là một học giả có công soạn ra bộ sử công phu đầu tiên cho nước ta. Đây là một đóng góp rất lớn cần được ghi nhận một cách xứng đáng. Trước ông lịch sử nước ta chỉ được chép một cách sơ sài và không trung thực. Điều khó tưởng tượng đối với thế hệ trẻ ngày nay là cho tới thế chiến II người Việt Nam không học sử nước mình. Người học trường Pháp thì học sử Pháp, người học trường Nam thì không học sử nào cả. Tập Việt Nam Sử Lược ra đời đầu thập niên 1930, thường được sử dụng như một cuốn sách để học quốc văn, đã có tác dụng rất lớn. Nó đã giúp người Việt Nam hiểu quá khứ của mình và tạo ra một ý thức quốc gia dân tộc. Việt Nam Sử Lược sau này được lấy làm cơ bản cho các sách giáo khoa sử ở cấp trung và tiểu học. Ý thức về lịch sử của người Việt Nam nói chung vẫn chưa vượt quá Việt Nam Sử Lược.
Tuy nhiên, vì không viết sách với mục đích giảng dạy, ông Trần Trọng Kim đã không cảm thấy có bổn phận phải tuyệt đối khách quan và, đặc biệt là đối với nhân vật Nguyễn Huệ, ông đã để nhiều tâm tình và thiên kiến vào đó. Ông dựng đứng ra chuyện Nguyễn Huệ ra Bắc "phù Lê diệt Trịnh" để ca tụng Nguyễn Huệ "dứt họ Trịnh, tôn vua Lê, đem lại cương thường cho rõ ràng. Ấy là có sức mạnh mà biết làm việc nghĩa vậy". Thật là đổi trắng thay đen ! Trong khi khởi chiến thì người ta thường hay mượn một danh nghĩa, điều này chẳng có gì là lạ. Điều lạ là Nguyễn Huệ đã ngang ngược không thèm mượn một danh nghĩa nào cả. Nguyễn Huệ vâng lệnh Nguyễn Nhạc tiến ra Bắc với mục đích chiếm Thuận Hóa, rồi thấy dễ tiến luôn ra chiếm Thăng Long, không nhân danh gì cả. Nguyễn Huệ vào Thăng Long cướp kho tàng rồi rút về chỉ vì chưa nắm vững tình hình, mặc dầu cũng chiếm đất Nghệ An. Việc phù Lê chỉ là câu nói ngoài miệng sau khi diệt xong họ Trịnh và thấy tình thế chưa chín muồi để chiếm miền Bắc mà thôi. Nếu thực sự phù Lê thì Nguyễn Huệ đã không hống hách đòi quyết định việc kế lập vua Lê và đã không cướp kho, lấy đất như vậy.
Ông Trần Trọng Kim cũng dựng đứng ra con số hai chục vạn quân Thanh, không có trong một sử liệu nào, để thổi phồng tầm vóc của trận Đống Đa và ca tụng Nguyễn Huệ "đại phá quân Thanh". (Trong hịch của Tôn Sĩ Nghị có nói tới năm chục vạn, nhưng đó, theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, chỉ là tờ truyền đơn mà mục đích là hù dọa làm mất tinh thần quân Tây Sơn. Chính Nguyễn Huệ cũng biết đây chỉ là chuyện hù dọa). Ở một điểm Trần Trọng Kim giấu cả sự kiện. Toàn bộ việc thuật lại trận Đống Đa của ông dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nhưng trong khi Hoàng Lê Nhất Thống Chí chép rằng quân Nguyễn Huệ đi sau các bức mộc bia, cứ ba mươi người đàng sau một bức, tất cả là hai mươi bức, thì Trần Trọng Kim bỏ đi câu "tất cả là hai mươi bức", vì như thế chứng tỏ quân Tây Sơn chỉ có sáu trăm người, mâu thuẫn với tầm vóc "hai chục vạn quân Thanh" mà ông gán cho trận Đống Đa.
Ông Trần Trọng Kim cũng kể công Nguyễn Huệ cứu nước khỏi tay quân Thanh. Thực ra chính Nguyễn Huệ đã là nguyên nhân đưa tới việc quân Thanh can thiệp. Vả lại ở đoạn trên chúng ta đã thấy vào giai đoạn đó nhà Thanh hoàn toàn không có ý định đánh chiếm nước ta, chính vì thế mà sau trận Đống Đa họ đã bỏ nhà Lê mà hòa với Nguyễn Huệ. Ngược lại nếu Nguyễn Huệ còn sống để mà gây chiến với nhà Thanh thì rất có thể nước ta đã tan hoang và mất về tay quân Tàu.
Nhờ Việt Nam Sử Lược mà Nguyễn Huệ được ca tụng như một đại anh hùng làm vẻ vang cho dân tộc, nhưng thực ra Nguyễn Huệ chẳng quan tâm gì đến thể diện quốc gia. Đó là một ý niệm phức tạp của giới văn học mà một người sinh ra và lớn lên trong một môi trường đặc biệt như Nguyễn Huệ không quan tâm. Ông chấp nhận sang chầu vua Thanh, lạy phục xuống đất và hôn chân vua Càn Long. Sợ nhà Thanh phản trắc hãm hại, ông cho một người giả làm mình đi thay. Nhưng dù Nguyễn Huệ thật hay Nguyễn Huệ giả thì trên danh nghĩa vẫn là vua Việt Nam lạy và hôn chân vua Trung Hoa. Nguyễn Huệ cũng thường làm những "tờ bẩm" gởi cho Phúc An Khang (người thay Tôn Sĩ Nghị làm tổng đốc Lưỡng Quảng) trong đó ông tự xưng là "tiểu phiên". Trừ trường hợp Mạc Đăng Dung, chưa có vua Việt Nam nào hạ mình đến thế.
Thái độ bênh Nguyễn Huệ của ông Trần Trọng Kim có nguyên nhân sâu xa. Gần hai thế kỷ phân tranh đã tạo ra thế tị hiềm giữa miền Nam và miền Bắc. Người miền Bắc vốn không ưa chúa Nguyễn, vua Gia Long sau khi đắc thắng lại trả thù báo oán, giết hại công thần khiến sĩ phu Bắc Hà càng ghét hơn. Các vua nhà Nguyễn không nể nang mà cũng chẳng đoái hoài gì đến miền Bắc, họ chỉ dùng bạo lực để thống trị mà thôi. Việc thi cử làm sĩ phu Bắc Hà rất phẫn nộ. Bắc Hà tự hào là đất văn học nhưng nhà Nguyễn chỉ cho Bắc Hà một số cử nhân, tiến sĩ thấp hơn miền Trung. Kể từ khi Pháp chiếm Việt Nam thì không cứ gì sĩ phu Bắc Hà mà sĩ phu cả nước trách nhà Nguyễn bất lực làm mất nước, nhưng sĩ phu Bắc Hà thì mạt sát nhà Nguyễn ra mặt. Ông Trần Trọng Kim là một sĩ phu Bắc Hà và sách của ông chủ yếu viết cho sĩ phu Bắc Hà, trong đó tâm lý thù ghét nhà Nguyễn rất mạnh. Nguyễn Huệ là kẻ thù của nhà Nguyễn, vừa là hung thủ vừa là nạn nhân của nhà Nguyễn. Kẻ thù của kẻ thù là bạn. Ca tụng Nguyễn Huệ chỉ là một cách để chống nhà Nguyễn.
Sự thù ghét nhà Nguyễn của ông Trần Trọng Kim rất rõ rệt. Trong Việt Nam Sử Lược, ông mở đầu chương nói về Tây Sơn bằng một cuộc tranh luận công khai với nhà Nguyễn về nhà Tây Sơn, ông thẳng thắn nói lý của nhà Nguyễn không phải là lý của dân tộc. Ông Hoàng Xuân Hãn còn kể rằng khi ông vâng mệnh vua Bảo Đại mời ông Trần Trọng Kim vào gặp vua Bảo Đại để lập chính phủ, ông Kim mới đầu gạt phắt đi : "Cái thằng Bảo Đại gặp nó làm gì". Lúc đó vua Bảo Đại chưa thoái vị. Trần Trọng Kim là một nhà nho, thường thường đối xử rất khiêm cung, phải thù ghét lắm ông mới gọi vua bằng thằng.
Từ 1945 trở đi khi cuộc tương tranh quốc-cộng nổ ra, Nguyễn Huệ lại được thêm một đồng minh mới, mạnh hơn nhiều lần ông Trần Trọng Kim : Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng cộng sản ca tụng Nguyễn Huệ đủ điều (một cuốn sách do chính quyền cộng sản xuất bản để ca tụng Nguyễn Huệ có tựa đề là "Đường Gươm Nhân Ái") và đã dồn nỗ lực đưa hình ảnh Nguyễn Huệ anh hùng áo vải vào quần chúng vì mục đích tuyên truyền. Tôn vinh Nguyễn Huệ là phủ nhận nhà Nguyễn, mà vua Bảo Đại của nhà Nguyễn lại đứng đầu phe quốc gia cho nên tôn vinh Nguyễn Huệ cũng là hạ nhục phe quốc gia. Hình ảnh "áo vải cờ đào" (cờ đào thì có nhưng áo vải thì không) cũng rất thuận lợi cho cuộc êcách mạng vô sảnê. Nguyễn Huệ cũng tiêu biểu cho những giá trị nền tảng của đảng cộng sản : bạo lực và chiến tranh. Cả Nguyễn Huệ lẫn đảng cộng sản đều đã làm khổ dân chúng và làm đất nước suy kiệt, sự chính đáng của cả hai chỉ dựa trên những chiến thắng quân sự. Các đô đốc của Nguyễn Huệ cũng thuộc "thành phần cơ bản", nghĩa là cũng không thuộc giới văn học như các cán bộ nòng cốt của đảng cộng sản. Nguyễn Huệ cũng hành động như đảng cộng sản. Cũng dựa vào một thiểu số có đội ngũ để khống chế cả nước, cũng thẳng tay tiêu diệt mọi phần tử có thể trở thành đối thủ, cũng bất chấp mọi đau khổ của dân chúng và những đổ vỡ cho đất nước, cũng tráo trở và lật lọng với cả đồng minh và đối thủ. Chừng nào Nguyễn Huệ còn là thần tượng của người Việt Nam chừng đó đảng cộng sản vẫn không thể bị phủ nhận dứt khoát, dù có bị thù ghét đến đâu đi nữa. Hình ảnh Nguyễn Huệ đã đóng góp rất nhiều cho thắng lợi của đảng cộng sản và vẫn còn giúp đảng cộng sản duy trì một chỗ đứng nào đó trong lòng người Việt Nam. Sau 1975, các lãnh tụ lớn của đảng cộng sản đều đến làng Tây Sơn trồng một cây để tỏ lòng tôn kính với Nguyễn Huệ mà họ coi gần như một thánh tổ của đảng.
Tôn thất và triều thần nhà Nguyễn đã không thể tranh cãi về Nguyễn Huệ vì nếu tranh cãi về Nguyễn Huệ thì cũng phải bàn đến vua Gia Long và những hành động không đẹp của ông. Sau Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm cũng tránh đề cập đến các vấn đề lịch sử vì thân thế của chính ông. Ông là bầy tôi nhà Nguyễn và thuộc dòng dõi bầy tôi nhà Nguyễn, và hơn nữa ông làm quan dưới chế độ Pháp thuộc chứ không tham gia đấu tranh giành độc lập. Ông không có thế đứng mạnh để tranh cãi về lịch sử và có lẽ cũng chẳng hiểu biết gì về lịch sử. Các tướng tá cầm quyền sau ông Diệm đều là những người không có "chỗ đứng lịch sử" vẻ vang vì trong đại bộ phận họ đã từng ở trong quân đội Pháp. Vả lại họ hoàn toàn không quan tâm đến văn hóa và lịch sử. Nói chung phe quốc gia không nhìn thấy cả một chiến dịch tâm lý chiến của phe cộng sản đằng sau việc thổi phồng và tôn sùng Nguyễn Huệ.
Còn các sử gia ? Phải tiếc rằng họ đã có đủ tài liệu, mà đôi khi họ cũng đưa ra một cách lẻ tẻ, nhưng họ đã không có can đảm đính chính một sai lầm lịch sử, mặc dầu sai lầm này đã có tác dụng rất độc hại trên số phận của dân tộc.
Người Việt chúng ta có một đặc tính là bất cứ điều gì dù sai đến đâu mà được chấp nhận trong một thời gian cũng trở thành một chân lý khó lay chuyển. Không những chấp nhận mà chúng ta còn khó chịu khi có người đặt lại vấn đề. Chúng ta cũng có tâm lý "dĩ hòa vi quí", hễ điều gì bất luận đúng hay sai mà mọi người đã cho là đúng thì đừng nên cãi nữa, chỉ gây bất hòa vô ích. Đôi khi sự gắn bó với thành kiến còn đi đôi với thái độ bất dung, hằn học đối với những người đề nghị xét lại một thành kiến. Và như thế sự sai lầm cứ tồn tại.
Tôi không phải là sử gia cũng không phải là nhà nghiên cứu. Tôi là một người hoạt động chính trị, và là một người hoạt động chính trị rất thiếu thì giờ, do đó tôi chỉ đề cập đến những vấn đề có liên hệ đến cuộc vận động dân chủ hiện nay. Tôi đặt lại vấn đề Nguyễn Huệ bởi vì sự tôn sùng ông đã có ảnh hưởng lớn trên số phận dân tộc và vẫn còn đang ngăn cản một chuyển biến tư tưởng cần thiết. Nguyễn Huệ tiêu biểu cho những giá trị mà chúng ta cần đánh đổ : võ biền, độc đoán, hung bạo, lật lọng và trái ngược với những giá trị mà ta cần phát huy : hòa bình, bao dung, hòa giải, lương thiện. Tôn sùng Nguyễn Huệ là một tâm lý rất tai hại mà ta cần chấm dứt. Hơn thế nữa, nhân vật Nguyễn Huệ thực sự lại không phải như vậy.
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống, v.v... đều là tổ tiên chúng ta cả. Chúng ta phải chấp nhận họ như là quá khứ và cội nguồn của chính chúng ta. Không ai lựa chọn tổ tiên, phủ nhận tổ tiên là phủ nhận chính mình, nhưng bóp méo lịch sử là một chuyện khác. Lịch sử vừa là tấm gương soi chân dung của một dân tộc vừa là một kho kinh nghiệm để học hỏi và quyết định những chọn lựa cho tương lai. Bóp méo lịch sử chúng ta sẽ không còn biết mình là ai và sẽ phải làm việc với những tài liệu sai. Không, tôi không có ý định làm ngược lại điều mà ông Trần Trọng Kim và đảng cộng sản đã làm, nghĩa là đả phá Nguyễn Huệ vì một dị ứng hay một mục đích chính trị. Nguyễn Huệ như thế nào chúng ta cứ chấp nhận ông như thế. Chúng ta có một nhân vật Nguyễn Huệ đã nổi loạn, gây nhiều máu lửa và tang tóc, đã chiến thắng các đối thủ, đã lên làm vua, rồi chết sớm và con cháu bị tiêu diệt. Đó là sự kiện. Nhưng thần tượng Nguyễn Huệ thiên tài quân sự, anh minh sáng suốt và nhân nghĩa chỉ là một sự xuyên tạc lịch sử có dụng ý.
Không nên nghĩ rằng các vấn đề văn hóa và lịch sử không gắn bó mật thiết với vận mệnh của một dân tộc. Qua Nguyễn Huệ chúng ta đã dung túng một số giá trị độc hại góp phần quan trọng tạo ra số phận bi đát hiện nay của đất nước.
Cách đây năm ngàn năm, sắc dân Phénicien đã là những người tiến bộ nhất. Họ đã là người đầu tiên chinh phục biển cả, chế ngự cả vùng Địa Trung Hải và lập ra cả một nền văn minh thương nghiệp. Nhưng họ thờ thần Hammon, thần chiến tranh và bạo lực. Sự hung bạo đã khiến họ tự hủy diệt và bị tiêu diệt sau đó. Tôi đã thăm di tích Carthage. Chỉ còn lại những bức tường đổ nát và những dấu vết của những tập quán ghê rợn. Thay đổi biểu tượng là thay đổi các giá trị nền tảng của xã hội, là thay đổi cách ứng xử, và cuối cùng thay đổi số phận của một dân tộc. Đối với những quốc gia đang bế tắc vì đã là nạn nhân của những giá trị độc hại đó cũng là một bắt buộc.

submitted by LiamChix to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.06.04 11:20 Aggressive_Strain843 Các Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội được nhiều du khách lựa chọn

Mục lục nội dung
Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội là hình thức du lịch đang được giới trẻ ưa chuộng gần đây, bởi xung quanh Hà Thành có rất nhiều địa điểm vui chơi và sống ảo tuyệt đẹp. Du lịch gần Hà Nội 1 ngày vừa tiết kiệm thời gian, vừa là cơ hội để “đổi gió” vào những ngày cuối tuần hoặc lễ Tết.

1. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Núi Hàm Lợn

Địa chỉ: Sóc Sơn, Hà Nội.
Núi Hàm Lợn nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 40km. Đây là địa điểm vui chơi Hà Nội tuyệt đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ. Đường đi đến nơi này cũng không quá khó. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người cầm lái vẫn nên là người giàu kinh nghiệm. Khung cảnh trên núi rất bình yên và thơ mộng, thích hợp cho các hoạt động cắm trại hoặc tổ chức tiệc nướng ngoài trời.
Cắm trại trên núi Hàm Lợn (Nguồn: Internet)

2. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Địa chỉ: Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội.
Một trong những nơi nên có trong danh sách các địa điểm du lịch quanh Hà Nội 1 ngày đó chính là vườn Quốc gia Ba Vì. Nơi đây được biết đến là khu sinh thái sở hữu hệ thực vật vô cùng phong phú. Nằm cách thủ đô chỉ khoảng 60km, vườn Quốc gia Ba Vì khoác lên mình “bộ cánh” lộng lẫy mang nét đẹp của núi rừng và cây xanh. Hơn thế nữa, nơi đây còn sở hữu không gian yên bình và trong lành, giúp du khách cảm thấy thư giãn khi ghé thăm.
Vẻ bình yên tại vườn Quốc gia Ba Vì (Nguồn: Internet)

3. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Núi Trầm

Địa chỉ: Phụng Châu Chương Mỹ, Hà Nội.
Núi Trầm là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội rất được ưa thích. Nơi đây được mệnh danh là “cao nguyên đá Hà Giang” với những vách đá được điểm xuyết sắc trắng trên đỉnh đầu. Tọa lạc tại vị trí cách trung tâm thành phố 30km, Núi Trầm mang một vẻ đẹp còn hoang sơ, nhưng lại ẩn chứa nét quyến rũ đến kỳ lạ. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động vui chơi, cắm trại cùng bạn bè.
Núi Trầm – cao nguyên Hà Giang tại Hà Nội (Nguồn: Internet)

4. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Tam Đảo

Địa chỉ: thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Khoảng cách giữa Hà Nội và Tam Đảo chỉ dài 80km, vì thế, du khách nên đến đây bằng xe máy để trải nghiệm những điều thú vị của địa điểm du lịch gần Hà Nội nổi tiếng này. Nằm ở độ cao 1000m so với mực nước biển, khu du lịch Tam Đảo hiện lên như một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh tuyệt đẹp. Những khu nhà ở nơi đây hầu như đều có lối kiến trúc mang nét cổ kính của nước Pháp. Do đó, chắc chắn bạn sẽ chụp được nhiều bức ảnh sống ảo “triệu like” tại đây.
Tam Đảo của những ngày “lạc lối” trong sương mù (Nguồn: Internet)

5. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Làng Gốm Bát Tràng

Địa chỉ: huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội.
Địa điểm vui chơi gần Hà Nội đặc sắc khác mà bạn không nên bỏ qua đó là Làng Gốm Bát Tràng. Nơi này chỉ cách thủ đô khoảng 10km về phía Đông. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng đi xe máy đến đây. Được biết đến là làng gốm có tuổi đời lớn nhất tại Việt Nam, Làng Gốm Bát Tràng có nhiều sản phẩm gốm được làm hoàn tay bằng tay tuyệt đẹp với giá cả rất phải chăng. Nếu là “tín đồ” của nghệ thuật gốm thì địa điểm này chính là gợi ý phù hợp cho hành trình du lịch 1 ngày gần Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng bày bán rất nhiều sản phẩm gốm đẹp tinh tế đến từng chi tiết (Nguồn: Internet)

6. Tour du lịch 1 ngày gần Hà Nội tại Eduland Ba Vì

Địa chỉ: Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
Khu du lịch nghỉ dưỡng EDULAND - chốn giải nhiệt mùa hè độc lạ giữa vùng đất Ba Vì, toạ lạc ở vùng đất địa linh nhân kiệt có cái nắng có cái gió. Lưng tựa núi Tản Viên, mặt hướng về con sông Đà hùng vĩ. Là điểm đến hấp dẫn khiến khách du lịch mê mẩn bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. EDULAND là điểm đến lý tưởng để hạn chế cái nóng gay gắt của không khí ngày hè miền Bắc.
Tới EDULAND các bạn được đắm chìm ngập trong cảm xúc tươi mát đầy hấp dẫn của đồi thông giữ lòng thủ đô Hà Nội. Đứng trên tháp cối xay gió các bạn có thể ngắm nhìn mãn nhãn với toàn cảnh con sông Đà và thiên nhiên nơi đây.
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch:
Ngoài ra, có khu vui chơi cho trẻ em, có bể bơi, cũng có thể cắm trại, tổ chức teambuilding, có homestay các căn phù hợp với gia đình, có cả nhà sàn dành cho hội nhóm ở cùng nhau!
Đừng để thanh xuân trôi qua lãng phí thay vào đó bằng những chuyến du lịch trải nghiệm, sẽ giúp thanh xuân của mình trở nên có ý nghĩa.
Bạn cần tham khảo giá phòng hoặc đặt phòng gọi ngay hotline: 0399.131.135 / 098.7764.998, tìm hiểu thêm về khu du lịch Eduland xem trên website: https://edulandbavi.vn/
Xem thêm:
Review Homestay Eduland Ba Vì có gì hấp dẫn khách du lịch
NGÀY LỄ GIÁNG SINH EDULAND BA VÌ CÓ GÌ!
Mọi thông tin thắc mắc vui liên hệ:
KHU DU LỊCH TRẢI NGHIỆM EDULAND BA VÌ
Địa chỉ: Thôn Liên Bu, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0399131135
Email: edulandbavi@gmail.com
submitted by Aggressive_Strain843 to u/Aggressive_Strain843 [link] [comments]


2024.06.04 09:41 Ok_Entertainer2412 bai cho cacachi

ROI LAI QUAY RA TUOI CUOI VOI TINH NGO, GIAI THICH: “CO THE DO CAU AY HOI HOP NEN LOI NOI CO CHUT KHONG PHAI, TINH TIEN SINH DUNG CHAP NHAT VOI CAU AY.”
https://cacachi.vn/
https://cacachi.vn/biozyme-la-gi/
TINH NGO NHIN LAM LAC.
NGHI DEN VIEC MINH CON PHAI DUNG NHO DUNG CU VE TRANH, LAM LAC MOI MIEN CUONG NOI:
“LA MO PHONG THEO MOT TRONG NHUNG TAC PHAM SOM NHAT CUA LAM LAC.”
“NGUOI MOI HOC DEU NEN MO PHONG THEO TAC PHAM CUA CAC HOA SI NOI TIENG.”
NG BIET SAO LAM TRACH DIEN THU GI DO QUAY DUC TRAI TIM ANH. XEP HAI NGUOI VAO VI THE NGUOI YEU, BAN DAU LAM TRACH DIEN LEN LOI MOT VUI VE NHO NHOI.
ANH NHU NUONG THEO LOI NOI DOI DE THANH TOAN GIAC CHIEM BAO DEP DE BAO LAU NAY KHONG THE VOI TOI, BIET CAU CHUYEN LA GIA NHUNG KHONG THE NGUNG HUNG PHAN.
“HAI NGUOI KHONG PHAI DANG YEU NHAU SAO!!?!?” – TIEU TRAN LA NGUOI HAO HUNG NHAT, THAM CHI QUEN LUON MINH DANG O DAU, DUNG BAT DAY.
“CAU NGHI TOI VA LAM TRACH DIEN HEN HO HA?” – SUNG SOT QUA DI, CO U MIM CUOI LAC DAU. “CHUNG TOI QUEN NHAU THOI MAC BIM DAY, NEU LA MOT CAP THI MOI NGUOI SOM BIET HET ROI.
“THE SAO, XIN LOI XIN LOI, LA DO EM HIEU LAM” – TIEU TRAN NGOI XUONG, KHONG NGO MINH BO SOT KHA NANG NAY, BONG DUNG TAM TRANG NHE NHOM KHONG IT. HI HUNG NHIN SANG, ANH LAM AC MA NGOI CANH BIEN THANH ANH LAM LA CHUOI HEO.
CA NGUOI TOA RA LUONG KHONG KHI KI LA, NHUNG TUYET DOI KHONG PHAI HUONG TICH CUC.
CAI NAY….SAO ANH LAI THE?.
submitted by Ok_Entertainer2412 to u/Ok_Entertainer2412 [link] [comments]


2024.06.02 13:29 Affectionate_Bat_520 Vneid để làm gì?

submitted by Affectionate_Bat_520 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.06.01 15:22 ANHPOLY ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"

ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ
ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"
"Thời gian gần đây, diễn viên Angela Phương Trinh gây tranh cãi dữ dội vì loạt phát ngôn liên quan đến vụ việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "khổ hạnh đầu đà".
Các nội dung được đăng tải dưới hình thức bài viết và video có giọng điệu gay gắt, ngôn từ nặng nề mang mục đích quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức. Điều đáng nói, Angela Phương Trinh liên tục gọi những quan điểm trái ngược là "truyền thông bẩn", những người có quan điểm, hành vi trái ngược là "giặc", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo". Trong một bài viết, Angela Phương Trinh còn xúc phạm tôn giáo khác.
Mỗi nội dung được đăng tải thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Phần lớn người dùng mạng thể hiện cảm xúc "phẫn nộ" từng bài viết, video; lượng bình luận ít do Angela Phương Trinh hạn chế tương tác.
Angela Phương Trinh còn đăng các câu chuyện về luật nhân quả gây tranh cãi. Tháng 8/2021, cô đăng tải câu chuyện Nhân quả bẻ chân nhái về một cặp trẻ song sinh có đôi chân khuyết tật bẩm sinh do "bố mẹ hành nghề bắt nhái" kèm hình ảnh không xác định của một cô bé khuyết tật. Một lần khác, Angela Phương Trinh chia sẻ về chủ đề Nhân quả của việc sát sinh kèm hình "một chú trâu khóc khi biết sắp bị xẻ thịt" bị chê cười vì nhầm ảnh của loài bò.
Ngoài ra, Angela Phương Trinh còn thường xuyên lan truyền kiến thức sai lệch hoặc không có cơ sở khoa học. Trong một bài viết, cô hướng dẫn người dùng mạng "chữa ung thư bằng cách nói chuyện với khối u và niệm Phật".
Tháng 10/2021, Angela Phương Trinh bị phạt 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật việc chữa trị Covid-19 bằng giun đất.
Là người hoạt động trong showbiz, Angela Phương Trinh nhiều năm không có tác phẩm, không đóng góp gì cho nghệ thuật lẫn giải trí. Sự nghiệp của người đẹp tựu trung mờ nhạt, nhiều tai tiếng, thị phi. Việc Angela Phương Trinh thay đổi hình tượng đột ngột với loạt phát ngôn liên quan ông Thích Minh Tuệ và 1 sư thầy gây khó hiểu. Từ người đẹp showbiz với hoạt động truyền thông xã hội an toàn, cô bất ngờ tham gia bình luận các vụ việc "nóng", tích cực tuyên truyền quan điểm, tư tưởng với nội dung "văn mẫu", giọng điệu gay gắt, đanh thép cùng ngôn từ sắc bén gợi nhớ đến phong cách của các KOLs, dư luận viên."
Nguồn VNN
submitted by ANHPOLY to Vietnamese [link] [comments]


2024.06.01 15:21 ANHPOLY ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"

ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ
ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"
"Thời gian gần đây, diễn viên Angela Phương Trinh gây tranh cãi dữ dội vì loạt phát ngôn liên quan đến vụ việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "khổ hạnh đầu đà".
Các nội dung được đăng tải dưới hình thức bài viết và video có giọng điệu gay gắt, ngôn từ nặng nề mang mục đích quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức. Điều đáng nói, Angela Phương Trinh liên tục gọi những quan điểm trái ngược là "truyền thông bẩn", những người có quan điểm, hành vi trái ngược là "giặc", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo". Trong một bài viết, Angela Phương Trinh còn xúc phạm tôn giáo khác.
Mỗi nội dung được đăng tải thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Phần lớn người dùng mạng thể hiện cảm xúc "phẫn nộ" từng bài viết, video; lượng bình luận ít do Angela Phương Trinh hạn chế tương tác.
Angela Phương Trinh còn đăng các câu chuyện về luật nhân quả gây tranh cãi. Tháng 8/2021, cô đăng tải câu chuyện Nhân quả bẻ chân nhái về một cặp trẻ song sinh có đôi chân khuyết tật bẩm sinh do "bố mẹ hành nghề bắt nhái" kèm hình ảnh không xác định của một cô bé khuyết tật. Một lần khác, Angela Phương Trinh chia sẻ về chủ đề Nhân quả của việc sát sinh kèm hình "một chú trâu khóc khi biết sắp bị xẻ thịt" bị chê cười vì nhầm ảnh của loài bò.
Ngoài ra, Angela Phương Trinh còn thường xuyên lan truyền kiến thức sai lệch hoặc không có cơ sở khoa học. Trong một bài viết, cô hướng dẫn người dùng mạng "chữa ung thư bằng cách nói chuyện với khối u và niệm Phật".
Tháng 10/2021, Angela Phương Trinh bị phạt 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật việc chữa trị Covid-19 bằng giun đất.
Là người hoạt động trong showbiz, Angela Phương Trinh nhiều năm không có tác phẩm, không đóng góp gì cho nghệ thuật lẫn giải trí. Sự nghiệp của người đẹp tựu trung mờ nhạt, nhiều tai tiếng, thị phi. Việc Angela Phương Trinh thay đổi hình tượng đột ngột với loạt phát ngôn liên quan ông Thích Minh Tuệ và 1 sư thầy gây khó hiểu. Từ người đẹp showbiz với hoạt động truyền thông xã hội an toàn, cô bất ngờ tham gia bình luận các vụ việc "nóng", tích cực tuyên truyền quan điểm, tư tưởng với nội dung "văn mẫu", giọng điệu gay gắt, đanh thép cùng ngôn từ sắc bén gợi nhớ đến phong cách của các KOLs, dư luận viên."
Nguồn VNN
submitted by ANHPOLY to VietNamNation [link] [comments]


2024.06.01 15:17 ANHPOLY ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"

ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ
ĐIẾU CÀY UỶ BAN BẮT CHƯỚC DLV GỌI NHỮNG AI ỦNG HỘ THẦY THÍCH MINH TUỆ LÀ "GIẶC"
"Thời gian gần đây, diễn viên Angela Phương Trinh gây tranh cãi dữ dội vì loạt phát ngôn liên quan đến vụ việc ông Thích Minh Tuệ đi bộ theo hình thức thực hành phương pháp tu tập "khổ hạnh đầu đà".
Các nội dung được đăng tải dưới hình thức bài viết và video có giọng điệu gay gắt, ngôn từ nặng nề mang mục đích quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức. Điều đáng nói, Angela Phương Trinh liên tục gọi những quan điểm trái ngược là "truyền thông bẩn", những người có quan điểm, hành vi trái ngược là "giặc", cho rằng họ đang "phá hoại, lật đổ Phật giáo". Trong một bài viết, Angela Phương Trinh còn xúc phạm tôn giáo khác.
Mỗi nội dung được đăng tải thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Phần lớn người dùng mạng thể hiện cảm xúc "phẫn nộ" từng bài viết, video; lượng bình luận ít do Angela Phương Trinh hạn chế tương tác.
Angela Phương Trinh còn đăng các câu chuyện về luật nhân quả gây tranh cãi. Tháng 8/2021, cô đăng tải câu chuyện Nhân quả bẻ chân nhái về một cặp trẻ song sinh có đôi chân khuyết tật bẩm sinh do "bố mẹ hành nghề bắt nhái" kèm hình ảnh không xác định của một cô bé khuyết tật. Một lần khác, Angela Phương Trinh chia sẻ về chủ đề Nhân quả của việc sát sinh kèm hình "một chú trâu khóc khi biết sắp bị xẻ thịt" bị chê cười vì nhầm ảnh của loài bò.
Ngoài ra, Angela Phương Trinh còn thường xuyên lan truyền kiến thức sai lệch hoặc không có cơ sở khoa học. Trong một bài viết, cô hướng dẫn người dùng mạng "chữa ung thư bằng cách nói chuyện với khối u và niệm Phật".
Tháng 10/2021, Angela Phương Trinh bị phạt 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật việc chữa trị Covid-19 bằng giun đất.
Là người hoạt động trong showbiz, Angela Phương Trinh nhiều năm không có tác phẩm, không đóng góp gì cho nghệ thuật lẫn giải trí. Sự nghiệp của người đẹp tựu trung mờ nhạt, nhiều tai tiếng, thị phi. Việc Angela Phương Trinh thay đổi hình tượng đột ngột với loạt phát ngôn liên quan ông Thích Minh Tuệ và 1 sư thầy gây khó hiểu. Từ người đẹp showbiz với hoạt động truyền thông xã hội an toàn, cô bất ngờ tham gia bình luận các vụ việc "nóng", tích cực tuyên truyền quan điểm, tư tưởng với nội dung "văn mẫu", giọng điệu gay gắt, đanh thép cùng ngôn từ sắc bén gợi nhớ đến phong cách của các KOLs, dư luận viên."
Nguồn VNN
submitted by ANHPOLY to ChinhTriNgheThuat [link] [comments]


2024.05.31 11:29 Aggressive_Strain843 Homestay gần vườn Quốc Gia Ba Vì đẹp giá rẻ

Homestay gần vườn quốc gia Ba Vì đẹp giá rẻ cho nhóm, cho đoàn nhỏ hoặc các cặp đôi. Tại Ba Vì có nhiều những homestay vô cùng sang trọng và hiện đại. Vậy đâu mới là những homestay vừa đẹp vừa rẻ lại thích hợp cho nhóm. Bài viết này giới thiệu đến bạn homestay tại EDULAND BA VÌ dành cho 2 người, 4 người, hộ gia đình, hội nhóm,... View đẹp, tiện nghi, giá cả phải chăng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Tại Homestay Eduland Ba Vì có gì hấp dẫn

1. 1. View núi rừng xanh mát tại homestay Eduland Ba Vì

Đến Eduland, quý khách và các thành viên trong công ty sẽ được trở về với thiên nhiên, không gian ngập tràn cỏ cây, hoa lá, tách biệt với những ồn ào, căng thẳng của công việc, đời sống đô thị, điều đó sẽ mang đến cho quý khách và các thành viên trong công ty nhiều lợi ích kỳ diệu về mặt thể chất và tinh thần.
Hơn thế, với bãi cỏ thoáng đạt, xanh tươi, sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú tại Eduland quý khách có thể tổ chức các hoạt động trò chơi: bịt mắt đập niêu, cuộc đua cờ tiêu, chiếc hài vạn dặm, chuyền vòng,... giúp cho quý khách và các thành viên trong công ty gắn kết tinh thần đồng đội, nâng cao tính sáng tạo, lãnh đạo, cũng như thúc đẩy năng suất làm việc teamwork. Ngoài ra quý khách và các thành viên trong công ty có thể tổ chức tiệc BBQ, dựng lều ngủ qua đêm trên bãi cỏ để đón bình minh sớm mai tuyệt đẹp nơi Eduland.
*vui chơi
Dưới đây là một số hình ảnh tại Eduland quý khách có thể xem thêm:

1.2. View hồ bơi cao cấp tại homestay Eduland Ba Vì

Bên cạnh dịch vụ nghỉ ngơi, ẩm thực cơ bản nơi đây còn có rất nhiều dịch vụ khác để du khách lựa chọn. Các dịch vụ này xây dựng với mục tiêu mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho du khách khi tới Eduland Ba Vì.
Mùa hè đến thời tiết miền Bắc thường nóng, oi bức, bể bơi chính là sự lựa chọn hàng đầu giúp du khách xóa tan cái nóng. Bể bơi của khu hoàn toàn miễn phí bạn sẽ không phải mất thêm chi phí nào nữa. Bể bơi được chia thành nhiều mực nước khác nhau từ nông cho đến sau để mọi du khách đều có thể xuống bơi lội.

2. Nhà sàn và các phòng tại homestay Eduland Ba Vì như thế nào?

Nhà sàn Tại Eduland – Gồm các phòng cộng đồng với sức chứa lên tới 40 người/phòng
Nhà sàn Tại Eduland
View nhà sàn vào buổi tối, phía trước là bể bơi.
Phòng nghỉ Bungalow có 16 căn, tiêu chuẩn căn dành cho 2 người lớn
Eduland là một khu nghỉ dưỡng rộng khoảng 3 ha nằm trên đỉnh đồi Ba Vì tuyệt đẹp. Đặc biệt, Eduland là vùng đất địa linh nhân kiệt, có vị trí lưng tựa núi tản viên, mặt hướng con sông đà mang nét trữ tình thơ mộng, bên tay trái là núi linh thiêng của Sơn Tinh Ngự còn bên tay phải là dãy núi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh lấy đó làm căn cứ quân sự trong thời chiến tranh.
Hệ thống bungalow tại Eduland được bao bọc bởi những ngọn núi, đồi tạo nên khung cảnh yên bình nên thơ. Một thế giới chan hòa cùng thiên nhiên, vừa mang vẻ đẹp man mác lãng mạn, thanh bình lại vừa gần gũi, thân quen sẽ khiến lòng người dịu lại và giúp cho du khách có những giây phút thư giãn.
Hơn thế, khác hẳn so với các nhà nghỉ hay khách sạn cao cấp 5 sao, Bungalow Eduland đẹp đơn giản nhưng lại có một sức hút riêng khó cưỡng nổi. Với căn Bungalow này, được thiết kế hài hòa với thiên nhiên, đơn giản mà tinh tế, đầy đủ tiện nghi, đảm bảo sự riêng tư cho du khách. Không chỉ vậy, ở trong Bungalow du khách có cảm giác thật yên bình, thư giãn, bỏ xa những ồn ào tấp nập nơi phố thị, có một khoảng không gian riêng để nghỉ dưỡng.
Điều tuyệt vời nhất đó là, vào lúc sáng sớm thức dậy ở ngoài sân hiên bungalow, du khách có thể vừa ngồi nhấm nháp ly cafe nguyên chất đi vào lòng người, vừa có thể ngồi ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời, tạm quên đi bộn bề trong cuộc sống, hít hà cái bầu không khí trong lành nơi đây, đãi mắt bằng bức họa bình minh tuyệt đẹp, đầy chất nghệ thuật của tạo hóa, miệng ngân nga vài câu hát du khách sẽ cảm thấy cuộc đời này mới đẹp làm sao.

3. Giá thuê homestay tại Eduland Ba Vì bao nhiêu?

Giá thuê homestay tại Eduland Ba Vì tùy thuộc vào nhu cầu mục đích cũng như số lượng người mà Eduland có thể tư vấn cho Quý khách hàng lựa chọn những chỗ nghỉ ngơi phù hợp, thoải mái nhất. Liên hệ với Eduland theo số hotline: 03 99 131 135 để được tư vấn và báo giá nhé.

4. Lý do bạn nên lựa chọn Homestay Eduland Ba Vì?

Khu du lịch nghỉ dưỡng EDULAND - chốn giải nhiệt mùa hè độc lạ giữa vùng đất Ba Vì, toạ lạc ở vùng đất địa linh nhân kiệt có cái nắng có cái gió. Lưng tựa núi Tản Viên, mặt hướng về con sông Đà hùng vĩ. Là điểm đến hấp dẫn khiến khách du lịch mê mẩn bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. EDULAND là điểm đến lý tưởng để hạn chế cái nóng gay gắt của không khí ngày hè miền Bắc.
Tới EDULAND các bạn được đắm chìm ngập trong cảm xúc tươi mát đầy hấp dẫn của đồi thông giữ lòng thủ đô Hà Nội. Đứng trên tháp cối xay gió các bạn có thể ngắm nhìn mãn nhãn với toàn cảnh con sông Đà và thiên nhiên nơi đây.
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch:
Ngoài ra, có khu vui chơi cho trẻ em, có bể bơi, cũng có thể cắm trại, tổ chức teambuilding, có homestay các căn phù hợp với gia đình, có cả nhà sàn dành cho hội nhóm ở cùng nhau!
Đừng để thanh xuân trôi qua lãng phí thay vào đó bằng những chuyến du lịch trải nghiệm, sẽ giúp thanh xuân của mình trở nên có ý nghĩa.
Bạn cần tham khảo giá phòng hoặc đặt phòng gọi ngay hotline: 0399.131.135 / 098.7764.998, tìm hiểu thêm về khu du lịch Eduland xem trên website: https://edulandbavi.vn/
Mọi thông tin thắc mắc vui liên hệ:
KHU DU LỊCH TRẢI NGHIỆM EDULAND BA VÌ
Địa chỉ: Thôn Liên Bu, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0399131135
Email: [edulandbavi@gmail.com](mailto:edulandbavi@gmail.com)
submitted by Aggressive_Strain843 to u/Aggressive_Strain843 [link] [comments]


2024.05.29 15:32 Additional_Camp6217 NÓNG

NÓNG
Xin tip cho phòng bớt nóng với mn. Vì phòng trọ mình không có điều hoà, trọ 7 tầg thì phòng mình t4 mà hợp đồng hết thág 7 mới dc chuyển! 😭🥲
Mà ai đã mua sp trog hình chưa?? Cho mình xin review vs liệu đúg ko?? 🥲
submitted by Additional_Camp6217 to vozforums [link] [comments]


2024.05.29 11:13 ANHPOLY "HOT GIRL HÀ NỘI BẮT CHƯỚC QUAN CHỨC ĂN NGẬP HỌNG BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM THÌ NGÂY NGÔ GIẢ TÂM THẦN ?

"HOT GIRL HÀ NỘI BẮT CHƯỚC QUAN CHỨC ĂN NGẬP HỌNG BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM THÌ NGÂY NGÔ GIẢ TÂM THẦN ĐỂ DÂN ĐEN È CỔ TRẢ TIỀN ?
"Cô gái này vào một khách sạn 5* tại Hà Nội, ăn mặc sang trọng, nói chuyện rất lịch sự, cô ta yêu cầu nhân viên lấy Menu và gọi món như sau: 1 bò wagyu nhật A5 , (300gr) 1 con Tôm hùm nguyên con ( 1kg) 1 chai rượu vang Đức Ăn xong 3 món chính trên cô ta order gọi món thêm: 1 đĩa hoa quả 1 đĩa bánh 1 oliuver 1 ly cocktail 1 chai nước
Tới lúc cửa hàng chuẩn bị đóng cửa và tiến hành in hoá đơn tính tiền là 11 triệu đồng , thì cô này bắt đầu nói chuyện kiểu cười ngây ngô, nói quen các quan chức, xong giả t.hần k.inh. "
Nguồn Cafe đường phố
submitted by ANHPOLY to ChinhTriNgheThuat [link] [comments]


2024.05.22 04:41 5conmeo Tô Lâm mất chức bộ trưởng Công An, Ba Đình hỗn loạn!

Vở tuồng “trò chơi vương quyền” trên sân khấu chính trị Ba Đình đang có những diễn biến bất ngờ và đầy kịch tính, báo hiệu một cuộc hỗn loạn càng lúc càng sâu sắc.

Ông Tô Lâm tìm mọi cách để có thể làm chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm bộ trưởng Công An, nhưng kế hoạch đó của ông bất ngờ bị gãy, ông phải bị miễn nhiệm chức bộ trưởng Công An. (Hình minh họa: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)
Truyền thông trong nước đưa tin trong phiên họp chiều 21 Tháng Năm, có 468/469 đại biểu Quốc Hội (QH) đã bỏ phiếu đồng ý điều chỉnh chương trình của kỳ họp thứ 7 QH khóa 15, bổ sung thêm nội dung “miễn nhiệm chức bộ trưởng Bộ Công An với Đại Tướng Tô Lâm.” Diễn biến này bất ngờ, “gây sửng sốt” vì chỉ mới hai hôm trước, ông Bùi Văn Cường, tổng thư ký QH, loan báo kỳ họp này chưa phê chuẩn hoặc miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công An bởi vì kỳ họp thứ 9 Ban Chấp Hành (BCH) Trung Ương khóa 13 chưa giới thiệu nhân sự để QH “bầu” vào chức bộ trưởng Công An.
Có lẽ nên lật lại những diễn biến chính trong cuộc đấu đá quyết liệt để giành ghế trên thượng tầng chính trị của đảng CSVN để thấy, diễn biến mới nhất và bất ngờ vừa kể trên đang hàm chứa nhiều bất ngờ lớn hơn nữa trong vài ngày tới.
Chỉ trong vòng hai tháng, bộ sậu chóp bu của đảng Cộng Sản (CS) và nhà nước Việt Nam đã có tới ba vị bị đứt gánh giữa đường: ông Võ Văn Thưởng bị mất chức chủ tịch nước ngày 20 Tháng Ba, ông Vương Đình Huệ mất chức chủ tịch QH ngày 28 Tháng Tư và mới nhất là bà Trương Thị Mai mất chức thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương hôm 16 Tháng Năm. Cả ba quan chức chóp bu này đều bị loại vì “có nhiều sai phạm” nhưng không mấy ai biết cụ thể họ đã sai phạm gì. Có điều, cú sụp hầm của ba người này, cộng với ba ủy viên Bộ Chính Trị đã bị loại trước đó (Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Bình Minh) làm cho cơ quan quyền lực nhất nước bị mất một phần ba, từ 18 ủy viên nay chỉ còn 12 người; và “tứ trụ” bị gãy mất hai trụ.
“Sát thủ” thực hiện những vụ hạ bệ ngoạn mục này không ai khác hơn là ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, kẻ đang nuôi tham vọng chiếm chiếc ghế quyền lực nhất, tổng bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng chưa biết đứt bóng lúc nào vì tuổi cao sức yếu.
Các nhân vật bị Tô Lâm hạ bệ có phần do tội lỗi của chính họ, nhưng cũng có phần do đây là những “đối thủ cạnh tranh” mà ông Lâm phải loại trừ khỏi cuộc đua quyền lực để bảo đảm một mình một ngựa đi tới đỉnh vinh quang. Đánh ngã cùng một lúc hai trong bốn “tứ trụ,” loại cả thường trực Ban Bí Thư và trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương, thế lực của ông Tô Lâm lên mạnh như diều gặp gió và cái ghế tổng bí thư béo bở tưởng như sắp vào tay ông Lâm. Nhưng sự đời nhiều khi thật tréo ngoe khi gần tới đích thì ông Tô Lâm lại đối mặt với một đòn hồi mã thương thật cay đắng.
Vụ thanh lọc đội ngũ ở cấp “tứ trụ” và Bộ Chính Trị tất nhiên đã gây ra những tai họa lớn về kinh tế và ngoại giao của đất nước trong thời gian qua. Nó cũng buộc đảng CSVN phải cấp tốc triệu tập hội nghị BCH Trung Ương 9 khóa 13 từ ngày 16 đến 18 Tháng Năm để “lấp chỗ trống.” Hội nghị đã “bầu” bổ sung bốn thành viên mới vào Bộ Chính Trị và “giới thiệu” để QH bầu ông Trần Thanh Mẫn làm chủ tịch QH và ông Tô Lâm làm chủ tịch nước. Ông Mẫn đã tuyên thệ nhậm chức hôm Thứ Hai, 20 Tháng Năm, và ông Tô Lâm sẽ nhậm chức vào sáng 22 Tháng Năm. Chỗ trống trong “tứ trụ” như vậy đã được lấp lại, và vở tuồng chuyển sang một cao trào mới, hấp dẫn hơn nữa.
Đáng chú ý là trong bốn ủy viên Bộ Chính Trị mới bầu lên không có ai là thành viên ban lãnh đạo chính phủ và các “đệ tử” mà ông Tô Lâm bảo kê như các tướng Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc (hiện đều là thứ trưởng Bộ Công An) đều không được “bầu” với lý do những người này chưa ngồi đủ một nhiệm kỳ trong BCH Trung Ương.
Hồi Tháng Ba, khi ông Võ Văn Thưởng mất chức chủ tịch nước, ông Tô Lâm đã tuyên bố sẽ không ngồi vào chiếc ghế “có dớp” này. Nhưng vấn đề của ông Lâm là do tuổi tác, ông ta sẽ phải về vườn trước đại hội (nếu có) của đảng CSVN lần thứ 14 vào năm 2026; muốn được tiếp tục leo cao thì ông Tô Lâm phải kiếm được một “suất tứ trụ,” tức là dù không muốn Lâm cũng phải ngồi vào chiếc ghế xui xẻo mà ông Thưởng để lại thì mới có cơ may được ưu đãi “trường hợp đặc biệt” tiếp tục làm lãnh đạo khi đã quá tuổi quy định.
Trong hai tháng qua, ông Lâm tìm mọi cách sao cho ông ta vừa có thể làm chủ tịch nước, vừa kiêm nhiệm bộ trưởng Công An, nếu không được như vậy thì cũng phải cố cài đệ tử vào chiếc ghế bộ trưởng Công An để bảo đảm an toàn cho chính ông ta, tránh đi vào vết xe đổ của ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Võ Văn Thưởng, hay tệ hơn là chết bất đắc kỳ tử như ông Trần Đại Quang, sếp cũ của ông ta ở Bộ Công An.
Nhưng sau hội nghị BCH Trung Ương 9 vừa qua, kế hoạch đó của ông Tô Lâm bất ngờ bị gãy. Theo thông lệ, bộ trưởng Công An phải do một ủy viên Bộ Chính Trị đảm trách, không có cửa cho các đàn em của ông Lâm từ thứ trưởng lên bộ trưởng.
Có lẽ do ông Tô Lâm phản ứng mạnh, hội nghị BCH Trung Ương đã không giới thiệu được người làm tân bộ trưởng để QH đóng con dấu cao su vào như thông báo hôm 19 Tháng Năm của Tổng Thư Ký QH Bùi Văn Cường. Tình hình bất ngờ thay đổi vào chiều 21 Tháng Năm, khi QH điều chỉnh chương trình kỳ họp, “bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công An” – nghĩa là ông Tô Lâm không thể ngồi một đít hai ghế, không giữ được chiếc ghế bộ trưởng Công An đầy quyền lực mà chuyển sang chiếc ghế chủ tịch nước hữu danh vô thực.
Chắc chắn chiếc ghế bộ trưởng Công An sẽ do một ủy viên Bộ Chính Trị ngồi vào. Dư luận đồn đoán – có thể đúng hoặc không đúng – ủy viên đó có thể là ông Phan Đình Trạc, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương, hoặc ông Trần Cẩm Tú, trưởng Ban Kiểm Tra Trung Ương. Ông Trạc hay ông Tú thì ông Tô Lâm đều gặp khó. Hai ban kiểm tra và nội chính thực chất là những cơ quan “siêu công an,” chuyên điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ và đề nghị trừng phạt các tổ chức đảng và đảng viên cao cấp trước khi cho phép Bộ Công An bắt giữ, truy tố những quan chức đó. Nếu ông Lâm là hung thần của toàn xã hội thì ông Trạc, ông Tú chính là hung thần của đám cán bộ đảng viên. Thêm nữa, nếu được cử làm bộ trưởng Công An thì ông Phan Đình Trạc – từng là giám đốc Công An rồi bí thư Tỉnh Ủy Nghệ An và là một anh chị có số má trong băng Nghệ An do ông Vương Đình Huệ cầm đầu – sẽ làm cho tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm thất điên bát đảo.
Ông Tô Lâm đã hạ bệ ông Thưởng và ông Huệ bằng đòn “hồi tố” hành vi tham nhũng của hai người này liên quan tới các công ty Phúc Sơn và Thuận An xảy ra nhiều năm trước thì ai dám chắc ông Phan Đình Trạc sẽ không dùng chính đòn “hồi tố” đó để triệt hạ ông Tô Lâm qua điều tra các vụ mua bán MobiFone-AVG trước đây hoặc vụ điều tra công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Xuân Cầu (Xuân Cầu Holdings) do các em, các cháu của ông Tô Lâm điều hành. So với các ông Huệ hoặc ông Thưởng, “hồ sơ tội phạm” của ông Tô Lâm hẳn phải dày hơn, trầm trọng hơn – có vụ liên quan tới quan hệ đối ngoại của nhà nước như vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh làm đứt gãy quan hệ với Đức và Slovakia – nên ông Lâm sẽ ăn không ngon (dù ăn thịt bò dát vàng), ngủ không yên khi ghế bộ trưởng Công An do người không thân tín nắm.
Truyền thông loan tin kỳ họp QH thứ 7 hiện đang diễn ra sẽ “bổ sung nội dung miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Công An” theo đề nghị của ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, dù không cho biết ai sẽ được ngồi vào chiếc ghế bộ trưởng Công An sau khi ông Tô Lâm bị miễn nhiệm chức vụ. Liệu đề nghị bất ngờ, làm cho ông Tô Lâm không kịp trở tay của ông Chính, có dẫn tới một vụ “tái đấu” quyết liệt giữa ông Lâm và ông Chính hay không?
Nên để ý, ông Lâm và ông Chính đều từng là thứ trưởng Công An và giành ghế nhau rất gay gắt trước khi ông Chính chuyển sang chính trị làm bí thư Tỉnh Ủy Quảng Ninh, còn ông Lâm thẳng tiến lên ghế bộ trưởng. Cả ông Lâm và ông Chính đều có thâm niên phụ trách an ninh và tình báo nên đều nắm nhiều bằng chứng về nhau, sẵn sàng sử dụng để triệt hạ nhau khi cần thiết. Thời gian qua, ông Tô Lâm đã ráo riết săn lùng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc công ty Cổ Phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) – nhằm mục tiêu triệt hạ ông Phạm Minh Chính mà chưa có kết quả.
Trang BBC nhận định, “với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.” Nói như vậy không sai về lý thuyết, nhưng trong thực tế chính trị Việt Nam, chức vụ thủ tướng là do tập thể Bộ Chính Trị của đảng CSVN quyết định, không phải ông Tô Lâm muốn mà được.
Một cuộc chiến “sống mái” giữa tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm với Thủ Tướng Phạm Minh Chính sẽ là “cao trào” của vở tuồng quyền lực trên sân khấu chính trị Ba Đình do gánh hát có tên đảng CSVN diễn; bà con nhớ đón xem! [qd]
Hiếu Chân/Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/to-lam-mat-chuc-bo-truong-cong-an-ba-dinh-hon-loan/
submitted by 5conmeo to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.19 13:27 Bocchi981 [Giải ảo]Sự ra đời của Giáo hội Phật quốc doanh và thời đại Mạt Pháp ở Việt Nam

TLDR: Nhân lễ Phật Đản 2024, tao sẽ kể cho anh em nghe câu chuyện về cách Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGN) hay còn gọi là Giáo hội Quốc doanh được Đảng tạo ra như thế nào.
Không chỉ riêng Phật giáo mà Công giáo cũng trở thành công cụ chính trị của Đảng để kiểm soát dân chúng. Hãy dành qua ít phút đọc bài viết của bạn gà u/fillapdesehules
Lịch sử lợi dụng, đàn áp Công Giáo và Sai Lầm Của Anh [Phần 1] : TroChuyenLinhTinh (reddit.com)
Lịch sử lợi dụng, đàn áp Công Giáo và Sai Lầm Của Anh [Phần 2] : TroChuyenLinhTinh (reddit.com)
Đức Phật khi còn tại thế đã nói rằng chính những ma tăng sẽ hủy hoại Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng) sau khi ngài nhập diệt:
https://preview.redd.it/ly747jz87d1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=a8ea23d9268e44e021b8d56f31f3a1920bdda098
“Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiền Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc.
Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc.
Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều tháp tự được kiên cố vững chắc.
Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, “Pháp rõ ràng” đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố.
Này những bậc thông hiểu thanh tịnh! Cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tì Kheo giả”
(Đoạn mười bảy “Phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ 55 “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh”, sau khi giảng về thời kỳ “cháy rực xán lạn trên đời)
Trong “Pháp diệt tận kinh” , Phật Thích Ca Mâu Ni gọi xã hội nhân loại lúc này gọi là “Ngũ nghịch trọc thế”, “ma đạo hưng thịnh”.
Lúc này, “Ma tác sa môn phôi loạn ngô đạo”, tức là ma quỷ chuyển thế xuất gia đến chùa miếu tu hành, phá hoại pháp của Ngài. Lúc ấy, sẽ bại hoại đến mức độ nào? Chính là, áo cà sa có ngũ sắc sặc sỡ, uống rượu, ăn thịt, sát sinh, tham vị, không có từ tâm hơn nữa còn có ghen tức đố kỵ lẫn nhau.(
Nguồn:Đức Phật giảng về viễn cảnh thời mạt pháp: ma quỷ đội lốt thầy tu, sư tăng vô đạo - HỘ PHÁP - THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org)
https://preview.redd.it/thbehtab7d1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=aa94739925896435bf16be7d5ff558481a99b2c8
Khi Đức Phật còn tại thế, Ma Vương Ba Tuần từng có lời nguyền rằng:
“Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.
Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được.
Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này. Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật chất do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất được!”.
Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật chất, mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.
Như hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GPHPGVN) đã là hiện thân của chính lời Phật đã nói và lời nguyền của Ma Vương đã ứng nhiệm.
Mục đích của DCSVN kiểm soát tôn giáo chính là thao túng các trụ cột tinh thần của người dân Việt Nam để dẹp yên mọi mầm mống nổi loạn từ trong trứng nước, còn nếu nó xảy ra thì đã có CA và QD lo liệu.

1. Tóm tắt Lịch sử Phật giáo Việt Nam trước năm 1975

Thái Hư Đại Sư
Đầu thế kỷ 20 tại Trung-Hoa, xuất hiện một nhà sư kiệt xuất : Thái Hư Đại Sư.
Ngài họ Lã, người đất Sùng Đức, tỉnh Chiết Giang, sinh ngày 18 tháng 12 năm Quang Tự thứ 15 (1890).
Bẩm sinh thông minh, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng, Ngài xuất gia năm 16 tuổi (1906, là năm sinh vua Phổ-Nghi) . Tu học với pháp sư Kỳ Xương. Năm 23 tuổi, ngài đến tu trì chùa Song Khê, núi Bạch-Vân. Ngài dốc tâm nghiên cứu Phật học, sáng lập và chủ bút Giác xã Tùng thư, sau chuyển thành nguyệt san Hải triều âm. Ngài cổ súy phong trào hiện đại hóa Phật giáo và tuyên bố :
Phong trào này ảnh hưởng sâu đậm vào Phật giáo VN cận đại. Những người Việt Nam quan tâm đến tiền đồ Phật giáo đã hưởng ứng và khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo VN.
https://preview.redd.it/pvozwb0j7d1d1.png?width=400&format=png&auto=webp&s=d16fbe54de7b9d8960898ef029a1e9698ed5b3d9
Năm 1932 Hội Phật học VN được thành lập do các vị đại sư Giác Tiên và cư sĩ Tâm Minh (Lê Đình Thám) sáng lập. Ngoài ra ngài Phước Huệ ở chùa Thập Tháp là người có nhiều ân đức nhất đối với Hội. Trong việc đào tạo tăng tài phải kể đến công đức của pháp sư Mật Khế, đại sư Trí Độ.
Mục đích của phong trào là đoàn kết các tổ chức Phật giáo, thống nhất thành một để tu học, duy trì và xiển dương Chánh pháp.
Trong những chặng đường chấn hưng Phật giáo đó. Ôn Già Lam đã tích cực đóng góp phần mình.
Hội nghị thống Nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm Huế
Năm 1951, Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ nhất tại chùa Từ Đàm Huế, gồm 6 tập đoàn tăng, cư sĩ Bắc, Trung, Nam.
Thành lập Tổng hội Phật giáo VN (THPGVN, lúc đó bị ràng buộc bởi dụ số 10, chỉ chấp nhận đạo Thiên Chúa là Giáo hội , còn các đạo khác đều là HộI đoàn).
Các nhà sư của khối Ấn Quang, những người đã góp phần lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963 rồi tái lập một giáo hội có thanh thế lớn ở miền Nam - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Các nhà sư khối Ấn Quang biểu tình yêu cầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ngày 3/4/1975. Ảnh: Bettmann/CORBIS.
Năm 1964 Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ 2 tại chùa Xá Lợi Sài Gòn gồm 11 đoàn tăng, cư sĩ Bắc tông, Nam tông ở phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt-Nam, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Lúc này là sau cuộc đãu tranh của phong trào Phật giáo chống chế độ độc tài Ngô-Đình-Diệm thành công, nên không còn bị ràng buộc trong dụ số 10 nữa.

2.Thảm kịch chùa Dược sư sau 30/4/1975

https://preview.redd.it/soxbu0k58d1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=fc0170e3479ced716bfff95a9641dd1cb4991d6f
Vào tháng 11/1975, cách tỉnh Cần Thơ khoảng 30 cây số về hướng Sóc Trăng bây giờ, trụ trì Thích Huệ Hiền cùng với 11 tăng ni ở Thiền viện Dược Sư đang chuẩn bị những ngày cuối cùng của mình.
Tất cả đã cùng nhau tự thiêu tại chùa vào ngày 02/11/1975.
12 tăng ni chùa Dược Sư đã tự thiêu như thế nào? Xác của họ được chôn ở đâu? Và vì sao các tăng ni, trong đó có một người 15 tuổi và một người mới 14 tuổi, lại chọn cách tự vẫn đau đớn như vậy trong khi đất nước vừa mới hòa bình?
Theo nhật báo Chicago Tribune, ba tuần sau thảm họa chùa Dược Sư, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN lúc bấy giờ, người sau này trở thành Chủ tịch đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981, đã gửi thư đến Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam để khiếu nại.
Hòa thượng Trí Thủ nói rằng cán bộ cách mạng đã tịch thu chùa Dược Sư và cả thi thể của các tăng ni.
Bức thư được gửi cùng với thư tuyệt mệnh của trụ trì Huệ Hiền, trong đó ghi lại tên tuổi của 11 tăng ni và lý do tự thiêu là để yêu cầu chính phủ cách mạng “tôn trọng triệt để tự do tín ngưỡng của các tôn giáo đúng mức”.
Trong thư, ông nói bi kịch chùa Dược Sư xảy ra sau khi cán bộ cách mạng cấm chùa treo cờ Phật giáo và cầu siêu cho những nạn nhân chiến tranh. Các tăng, ni được yêu cầu “ăn và nói một cách bình thường [như mọi người] để học theo những con đường của cách mạng”.
https://preview.redd.it/euwftf178d1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=96bf4ec21675ef3f235a65b335114bcb1b2a5e17
Cán bộ ra lệnh Đại đức Huệ Hiền phải cắt nghĩa cho các tăng ni về “chiến thắng quang vinh và lịch sử của cách mạng”, động viên họ tham gia sinh hoạt chính trị trong các tổ chức của cách mạng lúc bấy giờ.
Hòa thượng Trí Thủ viết trong thư:
“Qua vụ việc trên, chúng tôi hy vọng ông [bức thư gửi đến một lãnh đạo của chính phủ] và chính phủ cách mạng sẽ lưu tâm đến những gì đang diễn ra ở cấp cơ sở. Chúng tôi không muốn tin rằng vụ việc đáng tiếc trên cũng như nhiều vụ việc liên quan đến tự do tôn giáo khác phản ánh chính sách của Mặt trận Giải phóng Dân tộc và Chính phủ Cách mạng Lâm thời”.
… đáng lẽ chúng tôi nên đến gặp ông để trình chi tiết và kín đáo hơn là gửi bức thư này. Tuy nhiên, một cuộc họp như vậy có vẻ là bất khả thi, kể từ khi thống nhất chúng tôi đã xin gặp chính phủ ba lần để nói về quan điểm của giáo hội đối với vấn đề tôn giáo nhưng liên tiếp bị từ chối”.
Tương tự như yêu cầu xin gặp chính phủ cách mạng, bức thư của Hòa thượng Trí Thủ không được hồi đáp
Nguyên nhân chính là Cách mạng nếu không tịch thu thì cũng ra lệnh đóng cửa các ngôi chùa của khoảng 40.000 tăng ni lúc đó.
Không chùa nào được treo giáo kỳ. Không ngày lễ được tổ chức. Không có ngoại lệ nào cho các nhà sư, kể cả những người từng ngồi tù vì biểu tình chống chiến tranh hay chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

3. Cuộc thanh trừng các nhà sư Khối Ấn Quang

Các nhà sư khối Ấn Quang bước đi trên đường Lê Duẩn ngày nay trong một cuộc biểu tình phản đối chính phủ Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1967. Ảnh: Co Rentmeester
Vào đêm ngày 06/04/1977, sau khi tịch thu cô nhi viện Quách Thị Trang vào tháng Ba trước đó, công an đã bố ráp chùa Ấn Quang với khoảng 200 nhà sư đang tu tập ở đây.
Trong cuộc bố ráp này, các hòa thượng Quảng Độ, Huyền Quang, Thanh Thế, Thiện Minh, Thuyền Ấn, Thông Huệ và nhiều người khác đã bị bắt,
Ngay sau đó, Phái đoàn Phật giáo Hòa bình tại Pháp (do Thiền sư Thích Nhất Hạnh đứng đầu) đã tuyên bố rằng có 120 tăng ni miền Nam sẵn sàng tự sát để phản đối chính quyền đàn áp tôn giáo.
Chỉ có hai người bước ra khỏi nhà giam. Đó là Thượng tọa Thích Quảng Độ và Thượng tọa Thích Huyền Quang. Người còn lại, Thượng tọa Thích Thiện Minh, đã chết trong trại giam vào tháng 10/1978.
Theo Hòa thượng Thích Đôn Hậu, trước khi thành viên của Viện Hóa Đạo của giáo hội đến chứng kiến, thi thể của Thượng tọa Thiện Minh đã được đưa vào quan tài chỉ để lộ mỗi gương mặt. Các nhà sư cũng không được phép mang thi thể ông về an táng. [2]
https://preview.redd.it/jlnt7uvh8d1d1.png?width=351&format=png&auto=webp&s=c1c296d6ae1e63394330df505c699297b09ca26a
Khoảng sáu tháng sau cuộc bố ráp vào chùa Ấn Quang, Hòa thượng Thích Mãn Giác, Phó hiệu trưởng của Viện đại học Vạn Hạnh, Ủy viên trung ương trong GHPGVNTN, đã vượt biên đến Paris (Pháp) để tố cáo cuộc đàn áp đạo Phật đang diễn ra rất trầm trọng ở miền Nam.
Ông nói mình đã mang theo nhiều tài liệu về xung đột giữa Phật giáo và chính quyền cộng sản.
Trích từ bài viết Giữa hai làn đạn của Nguyễn Hữu Thái đăng trên Thư Viện Hoa Sen. Ảnh: Tạp chí LIFE.
Chế độ mới đang theo đuổi chính sách triệt hạ các cộng đồng tôn giáo ở đất nước chúng tôi. Hàng trăm các tăng ni bị bắt. Hàng trăm các ngôi chùa bị tịch thu rồi bị biến thành cơ quan hành chính. Các tượng phật bị hạ xuống để đập phá. Không được tổ chức lễ Phật Đản như một ngày lễ quốc gia”, Hòa thượng Mãn Giác nói với báo giới vào tháng 11/1977.
“Đảng Cộng sản dường như không hiểu cũng không khoan dung về ước vọng sâu sắc nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã rất đau khổ vì bị ngược đãi, kỳ thị và đàn áp”.
Phong trào Phật giáo của khối Ấn Quang “không tranh giành quyền lực chính trị… mà đòi hỏi sự khoan dung và quyền được tham gia xây dựng đời sống không phải như một cái máy mà bằng khối óc và trái tim”.
Hãng tin Reuters lúc đó đã dẫn tin rằng khối Ấn Quang đã bị mất sức ảnh hưởng ở miền Nam và bị chia rẽ trầm trọng khi kể từ khi nhà nước thành lập Hội Phật giáo Yêu nước.
Hòa thượng Mãn Giác nói Hòa thượng Thích Trí Quang, một trong các nhà sư nổi tiếng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa thuộc khối Ấn Quang vì chống chiến tranh và chống chế độ cũ rất quyết liệt, có lẽ đang bị cách mạng giam giữ tại chùa.
Trong một bài phỏng vấn Hòa thượng Thích Thiên Quang (hoặc Thích Thiện Quang), phó trụ trì chùa Ấn Quang, đã tiết lộ về màn tra tấn của chính quyền sau khi ông vượt biên đến Indonesia vào tháng 6 năm 1979.
Sau năm 1975, ông cho biết mình đã bị cách mạng giam cầm trong hai năm trước khi được thả vào năm 1977.
Ông nói rằng chuồng cọp của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dùng không là gì so với màn tra tấn mà Hòa thượng Trí Quang trải qua trong nhà tù cộng sản.
Ông cho biết Hòa thượng Trí Quang bị bắt nằm trong một cái hố như quan tài và không thể ngồi dậy trong suốt 16 tháng. Mỗi ngày ông được cho ra ngoài 15 phút để vận động và tắm rửa. Vì vậy mà hai chân của ông bị teo lại khi được cho về chùa vào năm 1977.
Hòa thượng Thiện Quang nói lúc ông rời khỏi Việt Nam thì Hòa thượng Trí Quang vẫn đang phải ngồi xe lăn, học cách đi lại bằng đôi nạng và bị giam giữ tại chùa. Trong số những người bị bắt của khối Ấn Quang chỉ có ba người nữa được thả ra và cũng bị cấm ra khỏi chùa.
Vào lúc đó, chùa Ấn Quang bị canh giữa nghiêm ngặt và phật tử chỉ được đến chùa thắp nhang hai lần trong tháng.
Chùa Ấn Quang hay còn gọi là Tổ đình Ấn Quang là nơi chứng kiến các hoạt động sôi nổi của Phật giáo vào những năm 1960. Ngày nay, chùa nằm trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp chùa vào năm 1998. Ảnh: Australian War Memorial.
Vào cuối năm 1978, sau khi Hòa thượng Thiện Minh đã chết trong trại giam, chính quyền đưa các hòa thượng của khối Ấn Quang ra xét xử với nhiều tội danh khác nhau. Dưới áp lực quốc tế, các hòa thượng Quảng Độ và Thanh Thế được trắng án. Hai hòa thượng Huyền Quang và Thuyền Ấn bị tuyên án hai năm tù treo. Hòa thượng Thông Huệ bị tuyên án ba năm tù giam.
https://preview.redd.it/ei8p2jtv8d1d1.png?width=400&format=png&auto=webp&s=da040c1c0ab87396f0a628fbc1b95cf3e4216f47
Hòa thượng Thiên Quang nói rằng mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền sau năm 1975 đã bắt đầu từ vụ 12 tăng ni chùa Dược Sư tự thiêu ở Cần Thơ.
Ông cho biết trong năm 1977 và 1978, miền Nam đã có thêm 18 tăng ni khác tự thiêu riêng lẻ. Ông cũng cho biết rằng các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo cũng đang bị đàn áp nặng nề không kém gì Phật giáo.
Khi được hỏi tại sao các nhà sư Ấn Quang phải tranh đấu với chế độ cộng sản sau khi đã gây ra quá nhiều rắc rối cho chính quyền ông Thiệu, ông trả lời: “Dưới chế độ của ông Thiệu, chúng tôi chỉ chống tham nhũng mà thôi*.
Bây giờ, dưới chế độ cộng sản, chúng tôi không thể tồn tại được. Giờ đây, chúng tôi phải chiến đấu để sống hoặc chết”
Ngay sau ngày 30/4/1975, Phật giáo miền Nam đã bước chân vào một bi kịch mới. Số vụ các tăng ni đã chết vì tự thiêu bị che dấu. Tổng số các tăng ni bị giam giữ, chết trong trại giam từ sau ngày 30/4/1975 không được tiết lộ. Tổng số các chùa bị đập phá và tịch thu không được công bố. Chính phủ chưa bao giờ thừa nhận đã đàn áp Phật giáo miền Nam.
Đến những năm 1990, các vụ tự thiêu vì đàn áp tôn giáo vẫn còn tiếp diễn.

4. Quan điểm của các nhà sư khối Ấn Quang về Thống nhất Phật

https://preview.redd.it/7a7bib5a9d1d1.png?width=396&format=png&auto=webp&s=2ff54a47dbe98afbbf3fc2318e2504b88077be30
Ý chí của chư tăng GGPGVNTN kiên trì đòi hỏi tôn giáo phải độc lập với chính trị của Đảng trong việc tổ chức Giáo hội trên các lĩnh vực đạo cũng như đời. Nội dung có thể tóm tắt :
  1. Về mặt tổ chức, thống nhất Phật giáo VN tức là Phật giáo VN chỉ có một tổ chức có tư cách pháp nhân ở trong nước và quan hệ với quốc tế. Tổ chức Phật giáo đó có hệ thống thông suốt từ Trung ương đến địa phương cơ sở. Tất cả chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo duy nhất của Trung ương. Các hệ phái được quyền giữ phương tiện tu hành riêng, nhưng phải nằm trong và chịu sự lãnh chung của một tổ chức.
  2. Về mặt xã hội, thống nhất Phật giáo VN tức là mọi hoạt động xã hội đều phải tuân theo sự lãnh đạo của Trung ương Giáo hội, độc lập và phù hợp với Giáo lý Đức Phật.
  3. Về nhân-sự , thống nhất Phật giáo VN tức là các vị cao tăng đức độ được tăng ni phật tử cả nước tín nhiệm, cung thỉnh và suy cử, chứ không phải sự thỏa thuận hoặc áp đặt theo yêu cầu chính trị.
==⇒ Nói chung thống nhất Phật giáo VN là tăng cường sự thanh khiết và sức mạnh của Phật giáo VN chứ không phải là làm bài toán cộng.
Còn về lập trường của Đảng thì sao? Có thể thấy được thể hiện qua lời của ông Xuân
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris
Phật-giáo của ta là HPGTNVN ở miền Bắc và BLLPGYN ở miền Nam.
….
GHPGVNTN khối Ấn-Quang là một tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng mang tính xã hội chính trị có màu sắc dân tộc, thu hút đông đảo quần chúng và có uy tín trên thế giới, nhiều nhà sư tài giỏi. Nếu thống nhất theo kiến nghị của cụ Đôn-Hậu, có nghĩa là giải thể BLLPGYN, sát nhập HPGTNVN vào GHPGVNTN và chịu sự lãnh đạo của họ.
Như thế GHPGVNTN phát triển ra toàn lãnh thổ Việt-Nam, chứ không chỉ ở miền Nam như trước năm 1975.
Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được GHPGVNTN, mà ngược lại GHPGVNTN trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức áp lực chính trị thường trực đối với Đảng và chính phủ Việt Nam.
Thống nhất theo dự án của ban Tôn giáo chính phủ chưa ổn lắm, vì chung qui cũng đưa các cụ ở HPGTNVN và BLLPGYN xách cặp cho GHPGVNTN mà thôi. Bởi vì các cụ ta đứng gần thượng tọa Thích Trí-Quang sẽ bị hút vào tay áo tràng của thượng tọa hết.
Vậy muốn thống nhất Phật giáo Việt-Nam phải làm tốt các khâu này :

5.Sự ra đời của Giáo Hội Phật quốc doanh

https://preview.redd.it/zzbe7ml1ad1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=283f7cc71213960acf419a3a377dfaa2531c2a0a
Ngày 12, 13-02-1980, ông Nguyễn-Văn-Linh ủy-viên Bộ chính trị trưởng ban Dân vận Trung ương mời đại diện các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt-Nam họp tại số 31 đường 30/4 (nay là Lê-Duẫn) thành phố Hồ-Chí-Minh, gồm có :
  1. HT Thích Đức Nhuận - Quyền Hội trưởng HPGVNTN
  2. HT Thích Đôn Hậu - Chánh thư ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN
  3. HT Thích Trí Thủ - Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
  4. HT Phạm Thế Long - Phó Hội trưởng HPGVNTN
  5. HT Thích Minh Nguyệt - Chủ tịch BLLPGYN
  6. HT Thích Trí Tịnh - Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
  7. HT Thích Bửu Ý Viện trưởng Viện Hoằng Đạo GHPGCTVN
  8. HT Thích Mật Hiển - Giáo phẩm Viện Tăng Thống GHPGVNTN
  9. HT Thích Giới Nghiêm - Tăng Thống GHTGNTVN
  10. HT Thích Thiện Hào - Phó chủ tịch BLLPGYN
  11. HT Thích Giác Nhu - Đại diện GHTGKSVN
  12. HT Thích Đạt Hảo - Đại diện Thiên thai giáo quán tông
  13. TT Thích Minh Châu - Viện trưởng Viện Đại học Vạn-Hạnh
  14. TT Thích Từ Hạnh - Tổng thư ký BLLPGYN
  15. TT Thích Thanh Tứ - Thư ký HPGVNTN
  16. TT Thích Giác Toàn - Đại diện GHTGKSVN
  17. NS Thích Nữ Huỳnh Liên - Ni sư Trưởng Ni giới KS VN
  18. CS Võ Đình Cường - Nhân sĩ trí thức phật giáo
  19. CS Tống Hồ Cầm - Đại diện Hội Phật học Nam Việt
  20. CS Nguyễn Hữu Thiện - Nhân sĩ trí thức Phật giáo
https://preview.redd.it/t5r7gbb3ad1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=685b0a888df2482975113a6145e613e9027e52d5
Phía Đảng Cộng sản VN có ông Nguyễn-Văn-Linh, Trần-Bạch-Đằng (phó ban Dân vận Trung ương), ông Nguyễn-Văn-Hiệu, Nguyễn-Huy-Quang (ban Tôn giáo chính phủ) và tôi ban Tôn giáo Tp Hồ-Chí-Minh.
Tổng Bí Thư Ngyễn Văn Linh
Ông Nguyễn-Văn-Linh trình bày chính sách tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của Đảng và chính phủ Cộng sản VN nhẹ nhàng có sức thuyết phục. Ông mở đầu bằng một câu nổi tiếng :
"Nếu quí hoà thượng cho phép tôi xin được gọi đạo Phật của chúng ta, và nếu quí hoà thượng không ngần ngại cũng có thể gọi Đảng của chúng ta".
Sau đó ông đề nghị các vị đại biểu nên bàn việc thống nhất Phật giáo VN. Xong ông ra về. Ông Trần-Bạch-Đằng, ban Tôn giáo chính phủ và tôi ở lại nghe các vị đại biểu thảo luận.
Hòa thượng Đôn Hậu phát biểu trước vẫn giữ lập trường của mình, đặt lại vấn đề rõ ràng . Hòa thượng Giới Nghiêm phản đối ý kiến của hòa thượng Đôn Hậu, hưởng ứng lời kêu gọi của ông Nguyễn-Văn-Linh (ông Trần-Bạch-Đằng rất thích, nói với tôi : Có thể cho họ thức tỉnh. Tôi im lặng).
Hòa thượng Đôn Hậu cáo mệt về sớm và ở luôn trong chùa Vạn-Phước quận 11 không ra dự Hội nghị nữa, mặc dầu ban Dân vận Trung ương nhiều lần tha thiết mời hòa thượng.
Tuy nhiên Hội nghị vẫn tiếp tục trọn hai ngày, bầu ra ban Vận động thống nhất Phật giáoVN (BVĐTNPGVN) do hòa thượng Thích Trí Thủ làm trưởng ban, hai hòa thượng Thích Đức Nhuận, hòa thượng Thích Đôn Hậu làm cố vấn.
Khi gặp lại cụ Xuân-Thủy tôi trình bày hết sự thật và tỏ ý lo lắng, vì mới thuyết phục hòa thượng Trí-Thủ, còn hòa thượng Đôn Hậu thì không lay chuyển, ý của thượng tọa Trí Quang ra sao chưa biết, nên vấn đề còn rất nhiều ẩn số. Cụ Xuân-Thủy cười :
Chuyện bây giờ thuộc ông Nguyễn-Văn-Linh.
Trong lúc đó BVĐTNPGVN hoạt động theo tình tự của mình. Các hòa thượng tự quyết định mọi việc. Nhưng lại sinh ra những mâu thuẫn nội bộ. Hòa thượng Trí Thủ làm trưởng ban hợp với thực tế và yêu cầu của Đảng, nhưng hòa thượng Đôn Hậu không bằng lòng, các bộ phận trong GHPGVNTN, đặc biệt là Phật giáo miền Trung chống lại, không đồng tình sự thống nhất này.
Ngày 18 tháng 5 1980 BVĐTNPGVN ra Huế để ngày 24-5-1980 ra mắt. Hòa thượng Trí Thủ rất lo, tâm sự với tôi, ngại sợ gặp khó khăn ở Huế và không vượt qua nổi. Tôi nhắc hòa thượng, khi xưa vua Quang-Trung đem quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh , phải dừng lại ở Nghệ-An để cầu La-Sơn Phu-Tử. Nay Ôn ra Huế làm việc thống nhất Phật giáo, muốn Phật sự được thành tựu cần ghé lại Nha-Trang để cầu La-Sơn Phu-Tử trong đạo Phật.
Ôn hỏi tôi : "là ai ?"
Tôi thưa : "Ôn TỪ-ĐÀM".
Hòa thượng Trí Thủ vui vẻ và cầu được thượng tọa Trí Siêu cùng ra Huế. Mọi việc ở Huế đều êm thấm.
Trong Viện Hóa Đạo, thượng tọa Huyền Quang, Quảng Độ chống quyết liệt. Thuyết phục mãi không được, chính quyền phải dùng biện pháp chuyên chính vô sản, quảng thúc thượng tọa Huyền Quang tại Bình-Định và thượng tọa Quảng Độ tại Thái-Bình.
Thượng Tọa Huyền Quang
Hòa thượng Minh Nguyệt cũng không vui, phải chấp hành ý kiến của Đảng, nhưng làm phó cho hòa thượng Trí Thủ thì không thích chút nào. Hòa thượng Phan-Thế-Long cũng thế. Giáo hội Phật giáo cổ truyền mặc cảm thua kém về nhiều mặt, cũng không mấy hài lòng, nhưng không dám cãi lại ý Đảng. Như vậy Phật giáo của Đảng chẳng mấy yên tâm, GHPGVNTN cũng không toàn ý.
Trung tuần tháng 4-1980 ông Đặng-Thành-Chơn, phó ban Dân vận Trung ương mang đề án thống nhất Phật giáo Việt-Nam vào làm việc với ban Dân vận tp Hồ-Chí-Minh.
Nội dung của đề án là biến hoàn toàn Phật giáo VN thành một hội đoàn quần chúng. Còn thấp hơn hội đoàn vì chỉ có tăng ni không có phật tử; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới. Tên gọi là Hội Phật giáo Việt-Nam (HPGVN) với một bản điều lệ thô sơ.
Đứng đầu là hội trưởng hay chủ tịch, một số hội phó một thư ký hai phó thư ký, một số ủy-viên. Ở dưới từ tỉnh trở xuống không có tổ chức, tỉnh nào có đông tăng ni thì có ban liên lạc, tỉnh nào ít thì thôi. Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động gì liên quan tới quần chúng và xã hội. HPGVN ở trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN, tuân thủ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam.
Ông Đặng-Thành-Chơn nói đề án này đã được ban Dân vận Trung ương thông qua và đã trình ban Bí thư, ban Bí thư đã nhất trí Đây là một đề án tốt giúp Phật giáo tiến bộ. Bởi vì đạo Phật gắn bó với Dân tộc, có công với Cách mạng, nên Đảng qua tâm muốn làm sao cho đạo Phật mau thoát khỏi sự lạc hậu, tiến bộ ngang với các đoàn thể Cách mạng khác.
Tháng 8 năm 1981 khi BVĐTNPGVN gởi bản Dự thảo Hiến chương cho ban Dân vận Trung ương và ban Tôn giáo chính phủ, sau một tuần đã có những ý kiến bổ sung như sau:
. Lời nói đầu thêm một đoạn như đã nói ở trên.
. Chương II điều 4 thêm "...và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa"
. Chương V điều 18. Qui định hoạt động của Giáo hội gồm vào trong 6 ban một cách hình thức.
. Chương VI. Từ điều 23 đến 26, 27 tổ chức Giáo hội teo dần và cơ sở là Tự viện, Tịnh Xá, Tịnh thất, Niệm-Phật đường, tức lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng phật tử làm đơn vị cơ sở của tổ chức Giáo hội.
Như vậy tinh thần của ông Xuân-Thủy được thể hiện trong bản Hiến chương này rõ rệt: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, và cơ cấu tổ chức là HÌNH THÁP LỘN NGƯỢC.
https://preview.redd.it/2dy1w9uyad1d1.png?width=2000&format=png&auto=webp&s=734bd6a030ed0441576a2a8b806c847943919cf2
Ngày 01.11.1981 tất cả đại biểu tề tựu đông đủ tại Hà-nội. Đại biểu miền Bắc ở chùa Bà-Đá, đại biểu miền Nam ở chùa Quán-Sứ và nhà khách chính phủ.
Ngày 30.10.1981 tổng Bí-thư Lê-Duẫn, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường-Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm-Văn-Đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn-Hữu-Thọ, các vị đứng đầu Viện Kiểm sát tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam, ban Dân vận Trung ương và các đoàn thể Trung ương, cũng như cụ Xuân-Thủy cùng một lúc nhận một lá thơ tố cáo .
Bì thơ đề tên người gởi là Trương-Minh-Hoàng, địa chỉ đường 3 tháng 2 quận 10 tp Hồ-Chí-Minh. Thư dày hơn 20 trang đánh máy, ký tên những đại diện Phật giáo Việt-Nam hơn 30 người gồm tăng ni phật tử (không biết tên thật hay tên giả).
Nội dung tố cáo ông Mười Anh(tức Thích Trí Quang), một người hữu khuynh, trù dập những cán bộ đảng viên có năng lực như ông Tăng-Quang-Tuyền, Trần-Văn-Phú, các vị chân tu theo kháng chiến như hòa thượng Minh Nguyệt, Thiện Hào, thượng tọa Hiển Pháp, tìm mọi cách đưa những tay chân CIA vào nắm các vị trí chủ chốt của Phật giáo như Trí Thủ, Minh Châu, Từ Hạnh... Những người này yêu cầu xử lý đích đáng Mười Anh, gạt Trí Thủ, Minh Châu, Từ Hạnh và những cốt cán khác của Phật giáo Ấn Quang ra khỏi sinh hoạt Phật giáo thì việc thống nhất Phật giáo VN mới có ý nghĩa và thành công tốt đẹp.
Các nơi nhận thư đều điện về Văn phòng ban Bí thư Trung ương Đảng xin ý kiến giải quyết. Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho các đồng chí lãnh đạo kháng chiến miền Nam quyết định.
May mắn ban Chấp hành Trung ương Đảng đang họp, có đủ mặt những người có thẩm quyền, như
ông Nguyễn-Văn-Linh (Mười Út), nguyên Bí-thư Trung ương cục miền Nam,
ông Võ-Văn-Kiệt (Sáu Dân), nguyên Bí thư khu ủy khu Sài gòn - Gia-Định,
ông Trần-Quốc-Hương (Mười Hương), nguyên phó bí thư khu ủy khu Sài gòn - Gia-Định, phụ trách mạng lưới tình báo miền Nam,
ông Mai-Chí-Thọ (Năm Xuân) nguyên phó bí thư Thành ủy Sài gòn - Gia-Định phụ trách Công an Nam bộ.
Các ông hiện nay đều là ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Trung ương và tp Hồ-Chí-Minh. Các ông đọc lá thơ tố cáo xong đều phát biểu thống nhất: "Nội dung không đúng sự thật, anh Mười Anh không có vấn đề gì, chúng tôi biết anh ấy từ lâu và rất rõ."
Ban bí thư điện trả lời cho các nơi, mọi người thở phào nhẹ nhỏm và Đại hội thống nhất Phật giáo VN ngày mai (4.11.1981) tiến hành.
11/11/1981 Hội nghị thống nhất Phật giáo lần thứ ba tại chùa Quán Sứ Hà-nội gồm 9 tổ chức và hệ phái Bắc tông, Nam tông và khất sĩ trong toàn cõi Việt-Nam, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt-Nam (GHPGVN) trong chế độ xã hội chủ nghĩa:
BVĐTNPGVN mở hằng loạt cuộc thăm viếng và tham khảo ý kiến từ GHPGVNTN, GHTGNTVN, GHPGCTVN, Ni giới khất sĩ. Hội Phật học Nam Việt...
Ý kiến phong phú và hợp với tình hình thực tế Phật giáo VN. Ôn Già Lam bàn bạc với thượng tọa Trí Tịnh tiến hành soạn thảo Hiến chương GHPGVN tại chùa Vạn-Đức huyện Thủ-Đức.
Buổi khai bút trang nghiêm tại thiền viện lầu 3. Hòa thượng Trí Tịnh. Mật Hiển, thượng tọa Minh Châu, Từ Hạnh tắm gội tinh khiết. Toàn thiền viện xông trầm thơm phức, ngập phòng trầm hương nghi ngút , bay quyện linh thiêng. Tất cả quì trước Đức Phật nguyện cầu và khai bút. Hòa thượng Trí-Tịnh trịnh trọng viết dàn bài chi tiết bản Hiến chương và Lời nói đầu.
Trong lời nói đầu hôm đó không có những câu :
"cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày nay do Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo"
"cả nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội"
"Giáo hội Phật giáoVN là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo VN về mọi mặt quan hệ ở trong nước và nước ngoài."
"Giáo hội Phật giáo VN hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam."
Những phần nầy do ban Tôn giáo chính phủ thuyết phục các hòa thượng thêm vào cho đúng với khẩu vị của Đảng và chính phủ Cộng sản.
Cuộc thống nhất Phật giáo lần này, bên ngoài do các hòa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay Đảng Cộng sản VN xuyên suốt quá trình thống nhất để nắm và biến Phật giáo VN thành một tổ chức bù nhìn của Đảng.
Hầu hết trên 140 đại biểu miền Nam ở chùa Quán-Sứ và nhà khách chính phủ mở liên hoan thâu đêm, và mỗi vị mua từ 2 đến 10 thước pháo Hà-nội mang về Nam đốt mừng Giáo HộI Phật Giáo VN.
Đến sân bay Tân-Sơn-nhứt mới tóa hỏa, chuyến bay dành riêng chở đại biểu Phật giáo chở đầy chất dễ cháy, dễ nổ .
Nguồn:
Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (dcs.vn)
Tiến Trình Thống Nhất Phật Giáo - Đỗ-trung-hiếu - PGVN 1963-1975 - THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org)
https://www.luatkhoa.com/2020/03/mien-nam-sau-30-4-1975-khi-cac-nha-su-vo-mong/
https://www.luatkhoa.com/2021/08/40-nam-thanh-lap-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-4-van-de-giao-hoi-khong-muon-nhac-den/
https://phatgiao.org.vn/su-ra-doi-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-d47134.html
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - PGVN 1963-1975 - THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org)
Nhìn lại chặng đường 42 năm hình thành và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ghpgvn.vn)
Tiểu Truyện Tự Ghi Hòa Thượng Thích Trí Quang - PGVN 1963-1975 - THƯ VIỆN HOA SEN (thuvienhoasen.org)
Sự ra đời của Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam (laodong.vn)
submitted by Bocchi981 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.18 10:15 minhphuong2007 Majo no Tabitabi Published first time on 2019

 Majo no Tabitabi Published first time on 2019 submitted by minhphuong2007 to majonotabitabi [link] [comments]


2024.05.16 06:13 No_Big_930 Con gái "giữ giá"?

Xin chào mọi người, mình là nam 18 tuổi, chuẩn bị thi đại học, đang phân vân không biết nên tiếp tục yêu hay không vì đối phương "giữ giá" quá. Nhờ các bác có kinh nghiệm cho em lời khuyên.
Chuyện là mình có quen biết một bạn nữ chung lớp học thêm cũng đã được 8 tháng. Nói về ngoại hình thì mình đánh giá là trên trung bình. Do biết là mình học tốt nhất cái lớp học thêm đó nên bạn này bắt đầu chủ động tiếp cận mình. Mới những ngày đầu là xin tài liệu học tập (môn Toán), sau đó bạn lại kiểu "bật đèn xanh" bắt đầu kể chuyện trên lớp rằng bạn xin nghỉ làm bí thư, rồi cho em xem trước story trên fb. Việc này mình có nói với anh em trên lớp thì tụi hắn kêu "Mày có người thích rồi đó!". Mình cũng thấy thế thiệt nên ngoài trao đổi về toán học ra mình còn tấn công bằng việc thả thính dạo, nói về tương lai quá khứ hai bên. Hai người vậy mà tìm được nhiều điểm chung như nhắm 9+ môn toán đại học, thẳng thắn, hài hước. Cứ thế tình cảm của mình với bạn dần phát triển, mình cũng chủ động rủ hai đứa đi date được 2 lần. Nhưng mà sau lần đó mình cũng cảm thấy bạn ấy có vài điểm khá bất thường.
Trong lần date thứ 2, lúc tâm sự cao hứng quá bạn có kể là hồi đầu năm 2024 bạn có quen một anh học Bách khoa Hà Nội, nói không muốn quen nữa do cách nói chuyện và văn hóa của người bắc không được phù hợp với văn hóa vùng mình lắm. Kể cũng lạ, bạn có quen anh đó lại còn tán tỉnh mình là thế nào? Mà mình cũng nghĩ lại là con gái thì kiểu quen nhiều người cùng lúc xong chọn một người phù hợp nhất thì không có gì sai, nhưng mà làm như vậy mình cảm thấy mình như là phương án dự phòng ấy.
Tiếp theo nữa là phần chính: Bạn rất hay khoe mẽ rằng mình có quan hệ rộng và được lợi ích thế nào. Dù mình không phủ nhận rằng bản thân hơi hướng nội và cần có miệng mồm để có quan hệ rộng, và quan hệ rộng sẽ rất giúp ích trong nhiều việc, nhưng cách nói về việc bạn "có lợi" từ những quan hệ đó nghe rất phi lý. Cụ thể là như sau: 1. Bạn có khoe với mình là bạn "thân" với rất nhiều người giỏi, ngay cả người được điểm 10 đh môn toán duy nhất của tỉnh mình năm ngoái. Thân theo kiểu gì mình không rõ, chắc là cũng tán tỉnh bằng cách nhắn tin như cách bạn nhắn với mình vậy. Bạn có nói họ xin đồ và họ cũng cho bạn xin tài liệu thiệt. Có cái mình thấy rất cấn là ở chỗ, bạn kêu năm 11 bạn quen ông điểm 10 mới thi xong đó, ổng đó được 10 nên được thầy dạy online ngoài bắc thưởng tiền nhưng không nhận, mà lại đem đi đưa cho bạn khóa học của thầy online đó. Tức là học phí được giảm 70%, và bạn cũng nói là mình còn chưa biết đến khóa học ấy. Mình thấy rất cấn là bởi làm gì có vụ được tiền dễ như vậy? Sau một lúc lấy lại trí nhớ thì mình có nhớ lại là cũng hồi 11, mình có hỏi thầy dạy thêm của mình (lúc ấy bạn cũng có học) một ít tài liệu học sinh giỏi, thầy có nói là có một bạn học online thầy ngoài bắc nhưng sau đó thầy thu hồi tin nhắn ngay lập tức. Kể thấy lạ, nếu vậy thì không lẽ bạn đã mua khóa học đó ngay từ năm 11 rồi chứ mắc gì được thưởng tiền để kích hoạt khóa học? Bạn nói vậy để tự nâng cao giá trị bản thân mình à? 2. Bạn nói rằng mình được những người xung quanh quý mến. Lúc nhắn tin bạn hay chèn vài câu mình thấy cũng gượng thay. Nội dung chủ yếu là việc bạn được những người kia khen xinh, dễ thương, ngoan hiền, EQ cao, vui tính..., còn được các con trai trên lớp với đội tuyển hsg chọc vui, mời uống nước đồ. Lúc bạn nằm viện cũng kêu các bác giường bên khen..., lúc ở nhà cũng bị các bác hàng xóm hỏi thăm xinh như này sao chưa lấy chồng. Bạn nói làm như mình là tâm điểm của sự chú ý, việc có được bạn là việc khó khăn. Theo phản xạ tự nhiên của một thằng "good boi" như mình thì mình cũng khen bạn lại là xịn ghê, giỏi quá. Rồi cái hôm chụp kỷ yếu bạn còn kêu là bạn kêu gọi tận 5 ông thợ chụp tới chụp riêng cho bạn luôn. 5 ông này bạn kêu là người trong Đoàn trường khóa trên, bạn làm bí thư nên quen biết. Bạn còn nói là chỉ có mỗi chị trang điểm là bạn bỏ tiền ra còn mấy ông thợ thì bạn kêu là không mất tiền mà chỉ cần mời đi uống nước. Mình nghe xong mà sảng luôn, thuê tận 5 ông mà không mất tiền? Bạn còn bồi thêm câu là có quay video thằng tổ trưởng cõng bạn chạy lon ton quanh trường. Nghe rất là vô lý nhưng mình vẫn tin bạn có năng lực giao tiếp thì không gì là không thể. Mình thì vẫn tin bạn, cho đến khi mình nghe thằng bạn thân của mình nói. Hắn nói rằng hắn có bạn học chung lớp với bạn nữ ấy. Và cách miêu tả tính cách bạn nữ khác xa những gì bạn nữ ấy kể với em. Hắn kể rằng bạn nữ này ngông, ảo tưởng sức mạnh, rồi rất bất đồng và biệt lập với lớp. Có chuyện cuối năm 11 phần đông lớp đòi đi chơi nhưng bạn làm bí thư quyết định cho lớp đi ăn gà và nói phụ huynh dọn bàn sẵn chứ không theo ý lớp, nên bạn bị lớp ghét từ đó đến chừ. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách bạn nói ban được trai trên lớp cưng chiều, rủ đi uống nước... Bạn tự ba hoa khoác lác như vậy là để làm gì, để "giữ giá" và "ăn điểm" trong mắt mình ư? Một khi mình biết rõ background cái bạn mất hết điểm trong mắt mình luôn, và bạn ấy không còn là đối tượng phù hợp để mình theo đuổi nữa.
Vậy mình cần làm gì đây mọi người? Kì thi đại học cũng sắp đến gần nên mình muốn giải quyết cho nhẹ đầu để tập trung ôn thi nên mọi người vui lòng cho mình lời khuyên tốt nhất. Cảm ơn đã đọc hết bài ạ.
submitted by No_Big_930 to vozforums [link] [comments]


2024.05.13 13:57 shikaharu_ukutsuki T bắt được một con vino bị dân chúng nó chửi vào đầu.

Cơ mà thằng Cmt bị tụi vino chửi dữ quá, mà tụi nó chửi đổng chứ éo có logic gì :v đúng là cái lũ lương 3 triệu.
https://preview.redd.it/zeuic98wn60d1.png?width=600&format=png&auto=webp&s=029854ad7843d5377f41fb7594e3c8cfacbf2238
https://preview.redd.it/q71xw88wn60d1.png?width=726&format=png&auto=webp&s=c7ad2b0825e86fb6bf9a3e93d7dfb23ce9afc913
https://preview.redd.it/9z2hea8wn60d1.png?width=726&format=png&auto=webp&s=e737acbc1e88fe9f44f7364617dcf342ecf1e424
Link Bài gốc: https://www.facebook.com/photo/?fbid=25934478502810224
submitted by shikaharu_ukutsuki to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.12 10:39 Bocchi981 [Giải ảo] VNDCCH đã nhận viện trợ bao nhiều từ Liên Xô, Trung Quốc và khối XHCN?

Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.
https://preview.redd.it/a9rnvwzicyzc1.png?width=302&format=png&auto=webp&s=691fa90292d4851db65b425f3d2a8c06711d541a
 Dài quá đéo đọc: Lượng viện trợ quá khủng khiếp, không thua kém gì so với Mỹ đã viện trợ cho VNCH. Phần lớn lấy nguồn từ báo chí nhà nước đã đưa tin công khai. 
Bè lũ phản động tay sai ngu dốt của BTG như DLV, Bò đỏ vẫn đang ngày ngày chống phá, xuyên tạc sự thật lịch sử.
Chúng nó dùng nhiêu chiêu trò hèn hạ, bóp méo nhằm biến thứ lịch sử khách quan thành một chiều nhằm có lợi cho chúng.
Chúng nó là lũ nguy hiểm nhất, là lũ xét lại, lũ phản động điên cuồng đang bảo vệ lợi ích cho chủ nhân của chúng, chúng bán rẻ lương tâm, tự moi móc con mắt và con tim ra để mù lòa mà không nhìn sự thật.
Để chống lại bọn này, chúng ta cần lập luận bài bản để bẻ gãy luận điểm xuyên tạc của chúng.
Bài này tao chủ yếu tập trung vào việc Bắc Việt đã nhận viện trợ bao nhiêu - điều mà sách SGK luôn luôn né tránh. 

1. Báo chí chánh thống đã nói về mặt viện trợ của khối XHCN như sau

https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/nhung-nguon-chi-vien-lon-cho-cach-mang-viet-nam-438219
Qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; khối lượng hàng hóa quân sự trên quy đổi thành tiền, tương đương 7 tỉ rúp. Chi tiết phần viện trợ tôi sẽ để bên dưới.
Thời điểm năm 1975 là 1 rúp Liên Xô = 0.25 USD, và giá vàng tại thời điểm đó là 1 ounce vàng = 150 USD.
Vậy, 7 tỉ rúp Liên Xô sẽ có giá trị tương đương với:
7 tỉ rúp liên * 0.25 USD/rúp liên = 1.75 tỉ USD (Thời giá 1975)
1.75 tỉ USD * (1 ounce vàng / 150 USD) = 11.67 vạn ounce vàng = 116 700 ounce vàng .
Biểu đồ Đôla-Vàng , tao sẽ lấy Số liệu vào ngày 12/5/2024 khi tỷ giá 1 ounce vàng = 2360.5 USD
116 700* 2360.5 = 27,78 triệu USD.
Vì Liên Xô và khối XHCN là nền kinh tế đóng, không trao đổi với khối TBCN nên tỷ giá này có thể chưa chính xác nhưng hãy nhìn vào số lượng viện trợ dưới đây.
https://hc.qdnd.vn/lich-su-hau-can/lien-xo-giup-viet-nam-danh-thang-chien-tranh-pha-hoai-cua-de-quoc-my-va-chien-thang-dien-bien-phu-tren-khong-482276
Ngay sau chuyến thăm, theo thỏa thuận giữa Chính phủ Bắc Việt với Chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ, về kinh tế, chỉ trong năm họ đã giúp đỡ VNDCCH như sau
1. Liên Xô giúp các thiết bị máy móc, kỹ thuật trị giá 306 ngàn triệu đồng (ngân hàng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) để khôi phục và phát triển 25 xí nghiệp;
2. Trung Quốc giúp khôi phục hệ thống đường sắt, bến tàu, tu sửa cầu đường, xây dựng nhà máy dệt, nhà máy thuộc da, nhà máy giấy…, trị giá 1.224 ngàn triệu đồng trong 5 năm;
3. Mông Cổ giúp ta 500 tấn thịt và một số bò và cừu để lập một nông trường chăn nuôi.
Đến cuối năm 1962, Liên Xô đã giúp miền Bắc 1.400 triệu rúp, giúp xây dựng 34 nhà máy lớn, 19 nông trường và cải tạo 27 nông trường, một số trường đại học, một bệnh viện lớn…
Tranh tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung-Xô
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa (bao gồm Tiếp Khắc, Ba Lan, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, CHDC Đức, CHDCND Triều Tiên và Cu-ba) viện trợ từ năm 1955 đến 1975, qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1955-1960: tổng số 49.585 tấn, gồm: 4.105 tấn hàng hậu cần, 45.480 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật trong đó: + Liên Xô: viện trợ 29.996 tấn, +Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
- Giai đoạn 1961-1964: tổng số 70.295 tấn, gồm: 230 tấn hàng hậu cần, 70.065 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật trong đó: + Liên Xô: 47.223 tấn + Trung Quốc 22.982 tấn, + các nước xã hội chủ nghĩa khác: 442 tấn.
- Giai đoạn 1965-1968: tổng số 517.393 tấn, gồm: 105.614 tấn hàng hậu cần, 411.779 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật trong đó: + Liên Xô: 226.969 tấn, + Trung Quốc: 170.798 tấn, + Các nước xã hội chủ nghĩa khác 119.626 tấn.
- Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm: 316.130 tấn hàng hậu cần, 684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật; trong đó: + Liên Xô 143.793 tấn, + Trung Quốc 761.001 tấn, + Các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.
- Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm: 75.267 tấn hàng hậu cần, 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật; trong đó: + Liên Xô: 65.601 tấn, + Trung Quốc: 620.354 tấn, + Các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn.


https://preview.redd.it/uq7gq18yeyzc1.png?width=767&format=png&auto=webp&s=ae8958639e05a9d19d17a82331913709c99c873c
Đối với hàng hóa phục vụ quân sự, từ năm 1955 đến 1975, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa chi viện cho VNDCCH gồm nhiều chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, cụ thể theo bảng số liệu sau:
https://preview.redd.it/imcwkk08kyzc1.png?width=597&format=png&auto=webp&s=30f20334cdf8908a7af70ab83fe47a537333c4c8
https://preview.redd.it/xvsw1r89kyzc1.png?width=587&format=png&auto=webp&s=b07bec4842a669fa0a7cfc4d55a4952a523d12e4


2. Tài liệu quốc tế nói gì về Trung quốc viện trợ Việt Nam giai đoạn 1955-1975

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông và Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh năm 1955 tại Bắc Kinh. Ảnh: FlickChưa rõ nguồn.
Theo nghiên cứu của Li Ke và Hao Shengzhang có tên gọi [The People’s Liberation Army during the Cultural Revolution](https://books.google.com.vn/books?id=D0Z5KbjUeaUC&pg=PA311&lpg=PA311&dq=Li+Ke+and+Hao+Shengzhang,+Wenhua+dageming+zhong+de+renmin+jiefangjun+(The+People%27s+Liberation+Army+during+the+Cultural+Revolution)+(Beijing:+CCP+Historical+Materials+Press,+1989&source=bl&ots=Rd7O4MKoM9&sig=ACfU3U2\_gR5MyG8RCdJKr6lSfaluEVQxeA&hl=en&sa=X&ved=2ahUKEwj10MXMkN\_oAhWdyIsBHdnAAcQQ6AEwAHoECA0QKA#v=onepage&q=Li%20Ke%20and%20Hao%20Shengzhang%2C%20Wenhua%20dageming%20zhong%20de%20renmin%20jiefangjun%20(The%20People's%20Liberation%20Army%20during%20the%20Cultural%20Revolution)%20(Beijing%3A%20CCP%20Historical%20Materials%20Press%2C%201989&f=false)*”* (bản gốc tiếng Trung), một trong những nguồn khả tín nhất về lịch sử chiến tranh của quân đội Trung Quốc trên toàn thế giới, các chuyến hàng viện trợ quân sự chở đến Việt Nam bao gồm:
https://preview.redd.it/c2oteqambyzc1.png?width=479&format=png&auto=webp&s=716d553b4a85a281fa2bd5c10010455939fede49
Trong giai đoạn 1963 đến 1975, người Trung Quốc trang bị cho miền Bắc gần 2 triệu khẩu súng, gần 50.000 khẩu pháo các loại và thậm chí là gần 500 xe tăng – thứ vũ khí xa xỉ và đắt đỏ thời chiến. Và đó mới chỉ là đến những loại quân trang thiết yếu cho chiến tranh, chưa tính những khoản viện trợ khác.

https://preview.redd.it/mvlqbh1ibyzc1.png?width=1102&format=png&auto=webp&s=1c5d059a51177ed387b81e984e29e9c5f54339dd
Theo ghi nhận của Washington Post, báo cáo của chính phủ Trung Quốc cho thấy có đến 310.000 quân Trung Quốc hiện diện tại Việt Nam trong thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1960 – 1970. Tổng chi phí mà họ đài thọ cho chính quyền Bắc Việt (hay Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) cả về kinh tế lẫn công cụ, vũ khí quân dụng là hơn 20 tỷ USD. Một đóng góp khổng lồ trong giai đoạn 1955 – 1975.

Trong tổng hợp của Li Ke và Hao Shengzhang mà chúng ta nhắc đến ở phần trước, thống kê chính thức ghi nhận Trung Quốc ủng hộ:
Gộp lại tất cả, Trung Quốc cung ứng đến hơn 687 đầu mục sản phẩm cho quân đội Bắc Việt chỉ ở Lào, phản ánh tầm quan trọng sống còn của các nguồn viện trợ Trung Quốc cho các hoạt động của quân đội Bắc Việt ở mọi mặt trận.
3. Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì về việc Viện trợ của Trung quốc?

http://ckt.gov.vn/ckt/imf-kinh-te-toan-cau-van-doi-mat-voi-nhieu-thach-thuc-du-co-dau-hieu-phuc-hoi-post557.html

Những năm 1954 - 1964,Trung Quốc giúp Việt Nam 900 triệu Nhân dân tệ không hoàn lại (trong đó, phần xây dựng kinh tế là 640 triệu).
Theo 02 Hiệp định đã ký kết ngày 18/2/1959 và 31/1/1961, Trung Quốc đã cho Việt Nam vay 900 triệu Nhân dân tệ (300 triệu Nhân dân tệ và 141,750 triệu Rúp) với lãi suất 1% để phát triển kinh tế và văn hóa.
Ngoài viện trợ kinh tế, Trung Quốc còn đào tạo 4.755 cán bộ, công nhân cho Việt Nam và gửi 5.837 chuyên gia sang giúp Việt Nam.
Ngoài sự giúp đỡ của Trung ương, 4 tỉnh biên giới của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam) đã ký kết thỏa thuận giúp đỡ 7 tỉnh biên giới của Việt Nam phát triển nông nghiệp, giao thông, công nghiệp...
Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông
Ngày 30/5/1965, hai nước ký Hiệp định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam nâng cấp, mở rộng, làm mới 12 tuyến đường ô tô dài 1.782 km (trong đó làm mới 772 km, cải tạo 1.010 km) nhằm tăng khả năng vận chuyển phục vụ kinh tế - xã hội và tác chiến.
Theo đó**, Trung Quốc đưa sang Việt Nam 4 sư đoàn, tổ chức thành 22 trung đoàn** (công binh, đường sắt, tên lửa, cao xạ, hậu cần...) với danh nghĩa Đội công trình làm đường của Bộ Giao thông Trung Quốc để tổ chức thi công.
Chi phí làm đường, ngoài các khoản chi mua vật liệu tại chỗ, thuê nhân công phụ và giải phóng mặt bằng do Việt Nam chịu, số còn lại Trung Quốc viện trợ không hoàn lại. **Bộ đội Trung Quốc còn giúp miền Bắc xây dựng 15 tuyến cáp dưới biển vùng Đông Bắc (**ngày 30/8/1966 bàn giao).
Ngày 20/7/1965, hai sư đoàn pháo phòng không Trung Quốc sang giúp Việt Nam bảo vệ 2 trục đường sắt từ Đáp Cầu lên Hữu Nghị Quan và từ Tiên Kiên lên Lào Cai. Bộ đội Trung Quốc tham gia chiến đấu 1.659 trận, bắn rơi 126 máy bay Mỹ. Từ năm 1965 - 1968, có 346 chuyên gia và 310.011 bộ đội Trung Quốc sang giúp Việt Nam.
Ngày 4/12/1968, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chủ trương đưa bộ đội và chuyên gia nước ngoài đang công tác tại Việt Nam về nước; theo đó, tháng 1/1969 số chuyên gia và bộ đội Trung Quốc rút về nước.

Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giai đoạn 1950-1975
Từ năm 1965 - 1968, Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam:
- 170.798 tấn thiết bị, vật tư để xây dựng 8 công trình quân sự sản xuất thiết bị toàn bộ, tổng giá trị (quy đổi) hàng triệu Rúp
- Nhà máy Z1 trị giá 3.319.340 Rúp, công suất sản xuất 50.000 khẩu súng tự động 7,62 K63/năm.
- Nhà máy Z2 mở rộng trị giá 3.319.340 Rúp sản xuất các loại đạn súng máy, súng trường, 12,7 mm; xưởng đúc vỏ đạn cối trị giá 273.280 Rúp; xưởng gia công nhồi đạn cối trị giá 1.789.300 Rúp; xưởng sản xuất đạn B40, lựu đạn chống tăng, trị giá 816.240 Rúp;
- Xưởng sản xuất ống nổ đạn cối trị giá 1.026.000 Rúp; xưởng sản xuất ngòi nổ đạn cối trị giá 1 triệu Rúp; xưởng sửa chữa súng trung, đại liên trị giá 2.280.000 Rúp.
Về vật chất, từ năm 1965 - 1968, Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 36.448 tấn vũ khí, đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men… trị giá 922 triệu Nhân dân tệ.

Trong giai đoạn 1969 - 1972, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam
- 761.001 tấn hàng quân sự, trị giá 686.659 triệu Nhân dân tệ (năm 1969 là 250 triệu Nhân dân tệ; năm 1970 là 86,659 triệu Nhân dân tệ; năm 1971 là 350 triệu Nhân dân tệ).
- Còn giúp 60 triệu USD để mua sắm tại chiến trường (gồm cả tiền mua 420.000 tấn gạo và 100.000 tấn thực phẩm tại chỗ).
Tính chung từ năm 1955 - 2/1971, Trung Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 6.447 triệu Nhân dân tệ và 10 triệu Rúp, cho vay dài hạn không lấy lãi là 300 triệu Nhân dân tệ và 227 triệu Rúp. Tổng số tất cả quy theo Rúp là 1.775 triệu Rúp.

Trong Chiến Tranh Việt Nam, viện trợ và vốn vay dài hạn của Trung Quốc chiếm 46% tổng số viện trợ và vốn vay dài hạn các nước dành cho Việt Nam; riêng viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc chiếm 71%.
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFfqzKAknK2011.1.18#
Phần lớn số viện trợ này tập trung vào giai đoạn 1966 - 1968.
Ngoài ra, từ năm 1955 - 1975, Trung Quốc đã đào tạo cho Việt Nam 16.275 cán bộ, công nhân kỹ thuật; từ năm 1955 - 2/1971, Trung Quốc đã cử 7.000 chuyên gia kỹ thuật sang giúp Việt Nam về thiết kế, thi công xây lắp, quản lý các ngành giao thông, bưu điện...

Bọn bò đỏ luôn luôn xuyên tạc, chế giễu VNCH là con chó của Mỹ, chỉ biết ăn bám viện trợ rồi thua chạy, đu càng nhưng chúng có bao giờ dám nhắc tới lượng viện trợ khủng khiếp này đến từ Liên Xô, Trung Quốc và khối XHCN hay không để tiếp tục công cuộc "Giải phóng miền Nam"?
Lịch sử không có chữ nếu, nhưng sự thật vẫn luôn là sự thật dù nó có bị che giấu, vùi dưới lớp cát thì vẫn luôn lấp lánh như giá trị của chính nó.
Cổng thông tin điện tử Ngành kinh tế quân đội (archive.org)
Những nguồn chi viện lớn cho cách mạng Việt Nam (archive.org)




submitted by Bocchi981 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.11 09:48 DCSVNthamnhung NÓNG: Số phận đất nước VN trong thời gian tới.!

Vỡ Bình, Đất Nước Sẽ Ra Sao?
Những cuộc đấu đá trên thượng tầng chính trị Ba Đình đã vượt ngoài tầm kiểm soát của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và đẩy đất nước vào hỗn loạn cả về chính trị lẫn kinh tế.
Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images)
Bấp Bênh Số Phận Trương Thị Mai
Người theo dõi thời cuộc tưởng rằng cái lò tôn của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đã tạm nghỉ sau khi đốt được hai thanh củi gộc Võ Văn Thưởng và Vương Đình Huệ, hai trong bốn “tứ trụ” của triều đình Cộng Sản. Đảng cần thời gian để thu dọn chiến trường, để ổn định tình thế và đưa người lấp vào những chiếc ghế trống. Nhưng không. Từ các vụ hối lộ ở tập đoàn Phúc Sơn (dính tới Võ Văn Thưởng), Thuận An (dính tới Vương Đình Huệ), lửa lại cháy sang dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng và giới thạo tin cho rằng có thể sẽ đốt cả Trương Thị Mai.
Bà Mai, hiện là thường trực Ban Bí Thư kiêm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, là một trong bốn người (Trọng, Chính, Mai, Lâm) có đủ “tiêu chuẩn” ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất, tổng bí thư đảng CSVN hoặc giữ một trong tứ trụ. Nhưng sau cuộc họp bất thường của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Quốc Hội hôm 2 Tháng Năm, bà Mai đã không được cử vào ghế chủ tịch Quốc Hội hoặc chủ tịch nước như đồn đoán; có thể do đảng chưa tìm ra người thay vị trí của bà ta ở Ban Tổ Chức và Ban Bí Thư, mà cũng có thể do bà Mai có vấn đề giống như các “đồng chí” Thưởng và Huệ. Nếu có thay đổi gì về nhân sự thì phải đợi đến kỳ họp Quốc hội bù nhìn sẽ diễn ra trong hai tuần nữa.
Tin đồn về khả năng bà Mai bị thất sủng rộ lên sau khi công an bắt giam ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ (bắt hôm 30 Tháng Tư nhưng 4 Tháng Năm mới công bố), sau khi đã tống giam các ông Trần Đức Quận, bí thư Tỉnh Ủy Lâm Đồng, và ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, hồi Tháng Giêng về tội nhận hối lộ. Trước đó, trong năm 2023, công an cũng đã bắt ông Nguyễn Ngọc Ánh, chánh Thanh Tra Tỉnh Lâm Đồng và bà Trần Bích Ngọc, vụ trưởng Theo Dõi Công Tác Thanh Tra, Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo, Phòng, Chống Tham Nhũng, Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại Và Hàng Giả của Văn Phòng Chính Phủ. Những vụ bắt bớ này đều liên quan đến dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh ở Lâm Đồng – một trong những dự án của bà Trương Mỹ Lan và ông Nguyễn Cao Trí, cả hai đã bị kết án trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát vừa xét xử sơ thẩm.
Con đường của dự án Đại Ninh trong 14 năm qua, bị hủy bỏ rồi được phục hồi, rồi sang tay qua vài đời chủ, phá nát hơn 300 hécta rừng, liên quan đến nhiều quan chức lãnh đạo của Lâm Đồng và chính phủ, trong đó có bà Trương Thị Mai. Nếu bà Mai bị cho về vườn thì rõ ràng cuộc khủng hoảng chính trị ở chóp bu đảng CSVN chưa có điểm dừng và hứa hẹn có thêm nhiều màn hấp dẫn cho dân chúng thưởng lãm.
“Đốt lò” đi về đâu?
Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”
Không cần nói ai cũng biết cuộc khủng hoảng chính trị ở chóp bu đảng CSVN đã có tác động rất xấu đến tình hình kinh tế đất nước. Cả guồng máy chính quyền gần như bị tê liệt, không ai làm việc vào lúc người dân và doanh nghiệp đang vật lộn với vô số thách thức từ hạn hán và nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đến tình trạng phá sản và đóng cửa doanh nghiệp tràn lan ở các đô thị, đẩy hàng chục vạn người lao động vào bước đường cùng. Trên các mạng truyền thông, chỉ thấy người dân cứu nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong khi chính quyền dửng dưng, vô cảm.
Đầu tư nước ngoài, cột trụ chính của kinh tế Việt Nam – mà xưa nay đảng Cộng Sản vẫn khoe khoang là nhờ chính trị ổn định – đang bắt đầu bỏ đi dù Việt Nam được kỳ vọng là điểm lựa chọn tốt nhất trong cuộc cạnh tranh quyết liệt Mỹ và Trung Quốc.
Mới đây, các ông Tim Cook của Apple, Jensen Huang của Nvidia đã đến Hà Nội nói những lời đường mật cho chủ nhà sướng rồi đem tiền và kỹ thuật sang làm ăn ở Malaysia, Indonesia. Ngó đi ngó lại, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gần như chỉ còn các nhà tư bản Trung Quốc; họ mở cơ sở ở các tỉnh miền Bắc, nhập hàng từ Trung Quốc, lắp ráp hoặc thay đổi bao bì rồi xuất cảng sang Mỹ và Châu Âu, lấy xuất xứ “made in Vietnam” để tránh mức thuế trừng phạt của chính phủ các nước này. Không phải vô cớ mà nhà báo Shuli Ren của hãng Bloomberg có bài nhận định “Chiến dịch đốt lò đã biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc!”
Từ Đảng Trị Đến Công An Trị
Cái được của công cuộc đốt lò là ở chỗ mà ông Trọng không ngờ tới: Nó đốt cháy những tấm mặt nạ vàng son mà đảng CSVN che đậy bộ mặt thật gớm ghiếc của mình suốt mấy chục năm nay, để người dân thực mục sở thị bản chất của một đảng cầm quyền lúc nào cũng chỉ tìm cơ hội đục khoét tài sản quốc gia, trấn lột người dân, đàn áp nhân dân như một thế lực thực dân chiếm đóng và cản trở con đường tiến hóa của dân tộc. Ông Trọng từng nhắc nhở đàn em: “Đánh chuột không làm vỡ bình,” nghĩa là chống tham nhũng nhưng phải giữ lấy đảng và chế độ. Tiếc thay, chuột sống ở bình, bình nuôi toàn chuột, đánh chuột đến “thượng tầng” mà không “bể bình” là chuyện không có.
Nhưng do sai lầm từ căn bản, công cuộc đốt lò của ông Trọng đã trao quyền lực hầu như vô hạn cho lực lượng công an “còn đảng còn mình,” kết quả là công an đã trở thành một thứ kiêu binh, tự đặt mình lên trên pháp luật và đạo lý, không ai kiểm soát được. Với hai trong “tứ trụ” bị cưa ghế trong chỉ hơn một tháng, công an đã chứng tỏ ngay cả Bộ Chính Trị đảng CSVN cũng không nằm ngoài quyền kiểm soát của họ. Có thể nói, ở Việt Nam bây giờ, chế độ độc tài đảng trị đã biến thành chế độ công an trị.
Ở thượng tầng, công an sử dụng thủ đoạn khống chế các lãnh đạo cao cấp từ đảng đến chính phủ và quốc hội; dưới xã hội, công an gia tăng đàn áp nhân dân, dập tắt mọi biểu hiện phản kháng. Ngân sách dành cho công an nhiều gấp 16.5 lần so với ngân sách ngành y tế; họ tự tung tự tác, từ đổi xoành xoạch thẻ căn cước, hộ chiếu, bảng số xe… làm xã hội thất điên bát đảo, đến tự xây phi trường riêng, rạp hát riêng, muốn làm gì thì làm không ai dám phản đối.
Mô Hình Nước Nga?
Chiếc “bình” đảng CSVN đang rạn vỡ, nhưng do đất nước chưa có một lực lượng chính trị khả dĩ tập hợp được nhân dân cho nên việc thay chế độ đảng trị bằng công an trị xem ra là khó tránh mà còn tai họa hơn rất nhiều.
Nếu tìm một mô hình thể chế gần với Việt Nam trong thời gian tới, có lẽ không ở đâu thích hợp hơn là nước Nga của ông Vladimir Putin hoặc Bắc Hàn của gia tộc họ Kim. Ở Nga, đảng Cộng Sản đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ngày 6 Tháng Mười Một, 1991, nhưng Vladimir Putin – một sĩ quan cao cấp của cơ quan tình báo khét tiếng KGB thời Xô Viết – đã từng bước thiết lập một chế độ độc tài, kết hợp bạo lực của công an với mô hình kinh tế thân hữu, bè phái.
Báo chí tự do bị tiêu diệt, các nhân vật đối lập chính trị bị ám sát, bị tù tội hoặc phải lưu vong ra nước ngoài, tài sản và tài nguyên quốc gia bị một đám đầu nậu, gọi là oligarch, cướp đoạt và chia chác cho nhau. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, Nga đã không đi theo con đường dân chủ và tiến tới thịnh vượng như các nước Đông Âu mà ngụp lặn trong vũng lầy chuyên chế suốt ba mươi năm. Với giấc mộng bá chủ thời Xô Viết, phục hồi đế chế Nga xưa cũ, ông Putin đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine để rồi chịu những tổn thất khủng khiếp và bị cả thế giới văn minh xa lánh… Bắc Hàn thì từ lâu đã là một thứ ngoại lệ của thế giới mà không ai muốn đặt chân tới.
Ông Tô Lâm, bộ trưởng Công An, có thể là một Putin của Việt Nam, cai trị bằng nòng súng, nhà tù và chủ nghĩa bè phái. Nhưng khổ nỗi, Việt Nam không phải là Nga; Việt Nam không có diện tích bao la, tài nguyên vô tận như Nga, cũng không có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất hành tinh và lá phiếu phủ quyết đầy quyền lực ở Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Cho dù Việt Nam có trở thành một bản sao đầy lỗi của nước Nga thì đó cũng không phải là điều mà người dân mong mỏi. [qd]
Hiếu Chân
submitted by DCSVNthamnhung to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.11 04:52 Responsible-Star4041 Comic found in vietnamese fb group.

Comic found in vietnamese fb group.
Translation:
Fuuko: In previous loop, Anno-sensei used a clone to get pass Unknown. If Tella does the same, perhaps you can talk to people. Now you might wonder how you will get new identity. I asked Nico to make this, a high tech invention that you can only know if you live to 2020. Now you can be a Vtuber.
Tella Vtuber: Good morning~. Did everyone sleep well? It's Manager AI Horizon~. Before starting today, let's review last week's work. Somebody forgot to turn off lights in room 3BX8. Kids in Block B5, do not run in hallways.
Union member 1: Horizon's voice is music to the ears. I can listen to her all day.
Union member 2: I heard that Dr. Nico invented her.
Tella Vtuber: We need 3 person to support in artifact storage.
Union member 3: Roger, my waifu!
Union member 4: Oh Horiziie~, where can i donate money to help you upgrade?
Tella: ...? But why?
Fuuko: Tella is doing great!
Nico: So what do we do with the speakers?
submitted by Responsible-Star4041 to UndeadUnluck [link] [comments]


http://swiebodzin.info