Giai tri.com

Quan chức CS "tặng quà" cho dân - Một kiểu tham nhũng chính trị dưới chế độ cai trị bởi đạo tặc

2024.05.13 17:13 Powerful-Scholar6923 Quan chức CS "tặng quà" cho dân - Một kiểu tham nhũng chính trị dưới chế độ cai trị bởi đạo tặc

Hiện tượng quan chức CS, từ Tây sang Đông, Á sang Phi, "tặng quà" dưới danh nghĩa cá nhân cho dân chúng, khiến dân phải "ghi ơn, biêt ơn, nhớ ơn, .... " càng lúc càng thô bỉ.
https://preview.redd.it/tav93pyt970d1.png?width=679&format=png&auto=webp&s=7200b8b7f55fb539bc7ef9427275c9df8b943b77
Đây chính là một dạng Tham nhũng chính trị - sử dụng quyền hạn của các quan chức chính phủ hoặc các liên hệ mạng lưới của họ để trục lợi cá nhân bất hợp pháp.
https://preview.redd.it/8inhhd1bf70d1.png?width=733&format=png&auto=webp&s=56d746a544bc5dfea35f1e8e5619719dce0a145d
Người dân nhận "quà tặng", từ những vật phẩm nhỏ đến ... trang trại chăn nuôi, đàn cá, rừng cây, ... dưới danh nghĩa cá nhân của các quan chức CS. Thậm chí, khi đại diện cho quốc gia tặng quà ngoại giao cho đại diện các quốc gia khác, hiện nay, đều được "chánh thống" ghi nhận (vào báo, đài quốc doanh, sau này sẽ là lịch sử của CS) cũng dưới danh nghĩa cá nhân, mà đúng ra, phải là đại diện cho chính phủ, nhân dân của quốc gia đó mà thôi.
https://preview.redd.it/c8ofeiwmf70d1.png?width=787&format=png&auto=webp&s=4276e2a68b6353a9ec5a38bddedc94f13827de74
Đây chính là Chế độ đạo tặc trị ("chế độ cai trị bởi đạo tặc") là một chế độ chính trị tham nhũng, nơi mà chính phủ tồn tại để làm giàu cá nhân và gia tăng thế lực chính trị của các thành viên chính phủ cũng như giới thống trị trên xương máu của đa số quần chúng. Chúng thường vờ vịt là do dân, vì dân. Những tham nhũng của chính phủ trong chế độ này thường, bằng cách này hay cách khác, là các việc biển thủ ngân quỹ quốc gia.
Các chế độ đạo tặc thường cũng là các chế độ độc tài, hay dính líu tới việc ưu tiên về chính trị và kinh tế cho người trong nhà (Chủ nghĩa gia đình trị).

Hậu quả về chính trị, hành chính và thể chế

Tham nhũng chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. Nó làm tăng chi phí của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ việc mất hiệu quả. Trong trường hợp không có tham nhũng, các dự án của chính phủ có thể mang lại hiệu quả về mặt chi phí ở mức chi phí thực sự của chúng, tuy nhiên, một khi đã tính đến chi phí tham nhũng thì các dự án có thể không hiệu quả về mặt chi phí nên chúng không được thực hiện làm sai lệch việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Tham nhũng chính trị làm suy yếu nền dân chủ và quản trị tốt bằng cách coi thường hoặc thậm chí phá hoại các quy trình chính thức.
Tham nhũng trong bầu cử và trong cơ quan lập pháp làm giảm trách nhiệm giải trình và bóp méo quyền đại diện trong hoạch định chính sách;
tham nhũng trong ngành tư pháp làm tổn hại đến pháp quyền ;
tham nhũng trong hành chính công dẫn đến việc cung cấp dịch vụ không hiệu quả.
Vi phạm nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng hòa về tính trung tâm của đạo đức công dân, làm xói mòn năng lực thể chế của chính phủ nếu các thủ tục bị coi thường, các nguồn lực bị bòn rút và các văn phòng công bị mua bán.
Tham nhũng làm suy yếu tính hợp pháp của chính phủ và các giá trị dân chủ như lòng tin và lòng khoan dung.
Bằng chứng từ các quốc gia yếu kém cũng cho thấy tham nhũng và hối lộ có thể tác động tiêu cực đến niềm tin vào các thể chế.

Hậu quả đối với nền kinh tế

Trong khu vực tư nhân , tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh thông qua cái giá phải trả của các khoản thanh toán bất hợp pháp, chi phí quản lý khi đàm phán với các quan chức và nguy cơ vi phạm hoặc bị phát hiện các thỏa thuận.
Mặc dù một số người cho rằng tham nhũng làm giảm chi phí bằng cách cắt giảm quan liêu , nhưng sự sẵn có của hối lộ cũng có thể khiến các quan chức nghĩ ra những quy định mới và sự chậm trễ. Khi tham nhũng làm tăng chi phí kinh doanh, nó cũng bóp méo lĩnh vực điều tra và hành động, bảo vệ các công ty có quan hệ khỏi sự cạnh tranh và do đó duy trì các công ty hoạt động kém hiệu quả.
Tham nhũng cũng tạo ra sự bóp méo kinh tế trong khu vực công bằng cách chuyển hướng đầu tư công vào các dự án vốn nơi hối lộ và lại quả dồi dào hơn. Các quan chức có thể làm tăng tính phức tạp về mặt kỹ thuật của các dự án thuộc khu vực công để che giấu hoặc mở đường cho những giao dịch như vậy, từ đó làm bóp méo hoạt động đầu tư hơn nữa.
Tham nhũng cũng làm giảm sự tuân thủ các quy định về xây dựng, môi trường hoặc các quy định khác, làm giảm chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng của chính phủ, đồng thời làm tăng áp lực ngân sách lên chính phủ.
https://preview.redd.it/5hs7ow1bf70d1.png?width=733&format=png&auto=webp&s=c243346cd78781539ac28aba9d504c08228f3ae2

Sùng bái cá nhân tại các quốc gia Cộng Sản - Điều kiện thuận lợi cho tham nhũng chính trị

https://preview.redd.it/d3pz57ktl70d1.png?width=676&format=png&auto=webp&s=fcc6690836e7a1cd60957509b10bcc285858a7e6
https://preview.redd.it/i43bcb6vm70d1.png?width=686&format=png&auto=webp&s=be14d3e6cbb1c9e3c62bd3624f5fbd922530f827

Trái xoài của Mao Chổi Sể : https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B9ng_b%C3%A1i_xo%C3%A0i

https://preview.redd.it/ek8ey4xpg70d1.png?width=551&format=png&auto=webp&s=3dd70290bd5049073ac54fe40a471c67b1df191b
Thời Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, Mao từng tặng chừng 40 trái xoài cho một nhóm Hồng vệ binh sau khi họ có thành tích đánh chết 5 người và làm bị thương 700 ở Đại học Thanh Hoa.
Giỏ xoài là quà do Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan tặng Mao và Mao đem thưởng cho nhóm sinh viên đã cầm cuốn Mao tuyển, dùng giáo và acid để đánh, giết những người mà họ cho là ‘phản cách mạng’.
Nhóm Hồng vệ binh lần đầu tiên nhìn thấy quả xoài đã nâng niu trái cây lạ.
Họ quyết định không ăn mà dùng formaldehyde ướp xoài để tôn thờ vì “nhìn thấy xoài cũng như nhìn thấy Mao Chủ tịch”.
Ông Trương Khôi, một công nhân từng tham gia cuộc chiếm đóng Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh kể lại chuyện xoài của Mao đến nhà máy của ông:
“Khi đại diện của Quân Giải phóng mang trái xoài đến nhà máy của chúng tôi, anh ta nâng xoài bằng hai tay.
Chúng tôi thảo luận xem cần phải làm gì: có bổ ra ăn không, hay giữ lại. Cuối cùng thì chúng tôi quyết định bảo tồn nó.”
Chúng tôi tìm đến bệnh viện để cho xoài vào formaldehyde và tẩm ướp thành mẫu vật. Sau đó xoài được đưa vào lồng kính. Rồi chúng tôi làm cả mẫu xoài bằng sáp để đem tặng cho các Công nhân Cách mạng.
Công nhân phải tôn kính các trái xoài và bị phê bình nếu không làm thế.”
Vương Hiểu Bình, làm việc tại Nhà máy công cụ cơ khí số 1 ở Bắc Kinh, kể lại chuyện đón nhận được một trái xoài giả bằng sáp:
“Trái xoài được đón rước bằng lễ hội có trống, có người đứng xếp hàng dọc phố, rồi ra sân bay.
Từ đó, công nhân thuê cả một máy bay chở trái xoài đến tặng cho một nhà máy ở Thượng Hải.”
Xoài có ‘vị thế’ linh thiêng ở Trung Quốc cho đến thời Khai phóng.
Ngày nay, xoài bán đầy ở Trung Quốc và giới trẻ cũng không biết câu chuyện tôn thờ xoài thời Mao.
Nhưng với các sử gia thì đây là câu chuyện hy hữu, khi mà trái cây nhiệt đới này gắn liền với nạn sùng bái cá nhân một thời đầy bạo lực ở Trung Quốc.
submitted by Powerful-Scholar6923 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.05.13 14:09 chrome354 “Bình Tây, sát tả” và những cuộc đàn áp Công giáo bị bôi xóa

Vào thế kỷ 19, giết người Công giáo từng có nghĩa là yêu nước. Phan Bội Châu không nghĩ vậy.
Bạn có biết rằng Trương Định được tụng xưng đầy đủ là “Bình Tây Sát Tả Đại Nguyên Soái”, chứ không chỉ là “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?
Bạn có biết hàng nghìn người Công giáo đã bị tàn sát trong các phong trào yêu nước vào thế kỷ 19?
Sử sách Việt Nam đương đại ít khai thác mối liên hệ lẫn tranh chấp giữa chính quyền phong kiến Việt Nam, các cuộc cách mạng chống thực dân cuối thế kỷ 19 và Công giáo. Việc này một mặt khiến cho người học sử và thế hệ kế thừa không đủ kiến thức lẫn góc nhìn để chuẩn bị đối mặt với các thảo luận nhạy cảm, phức tạp trong tương lai; mặt khác cũng lại khiến họ không cảm nhận và trân trọng đúng mức quá trình phát triển tư tưởng trong lịch sử Việt Nam.
Nghiên cứu "Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question", của giáo sư Mark W. McLeod, trường Đại học Delaware, là một trong những nỗ lực quốc tế hóa và đưa các thông tin này vào kho tàng tri thức chung của nhân loại.

Nền tảng xung đột giữa chế độ phong kiến Việt Nam và Công giáo

Nghiên cứu bắt đầu với thông tin về các chuyến truyền giáo đầu tiên tại Đại Việt từ đầu thế kỷ 17 với các tu sĩ Dòng Tên (Jesuit priests) dưới thẩm quyền của Giáo hội Công giáo Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng chính trị của Bồ Đào Nha tại châu Á lúc này ngày càng suy yếu (một phần vì họ ưa thích vùng đất mới màu mỡ, thưa dân của Tân Lục địa). Nhận thấy tình hình này không có lợi cho việc truyền đạo, các giáo sĩ Bồ Đào Nha nổi tiếng như Avignonese Jesuit, Alexander de Rhodes đã kiến nghị Tòa Thánh (đầu não của Giáo hội Công giáo) tại Roma trực tiếp giám sát các công cuộc truyền đạo ở châu Á.
Năm 1665, Tòa Thánh quyết định thành lập trường dòng Societe des missions etrangeres tại Pháp nhằm đào tạo các giáo sĩ độc lập (secular priests - các giáo sĩ không thuộc bất kỳ nhà dòng sẵn có nào trước đó) để phục vụ cho quá trình truyền đạo tại châu lục mới. Điều này có tác động lớn đến vai trò của các giáo sĩ Pháp và chính quyền Pháp tại Việt Nam sau này.
Sau nhiều thế kỷ truyền giáo, các giáo sĩ độc lập người Pháp đạt được những thành công nhất định tại Việt Nam, song cũng gặp nhiều phản kháng từ phía những người địa phương không theo đạo và giới cầm quyền. Tác giả McLeod liệt kê ra vài lý do chính:
  1. Các cộng đồng theo đạo và giới giáo sĩ thường không hoàn toàn hòa nhập với cộng đồng địa phương, mà có xu hướng tạo lập các làng Công giáo, hay các cộng đồng Công giáo tách biệt với cộng đồng cũ;
  2. Các nhà truyền giáo thường cấm tín đồ của họ thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên truyền thống;
  3. Họ cũng hạn chế việc cho giáo dân đóng góp hay hỗ trợ các tục thờ cúng tập thể như dâng hương cúng thành hoàng, cúng thổ công, cúng mùa vụ…
Ngoài ra, chính quyền phong kiến Việt Nam trước đó đã có sẵn những mối lo ngại đáng kể về Công giáo.
Trước tiên, họ nghi ngại rằng một niềm tin chung của cộng đồng Công giáo người Việt và lòng trung thành của họ cho một lãnh tụ tinh thần ngoại quốc dần dà sẽ tạo nên các tập đoàn chính trị đối lập. Nhóm này, cùng với sự ủng hộ của người nước ngoài, có thể lật đổ chính quyền đương nhiệm và thành lập vương quyền mới trong tương lai gần.
Thêm vào đó, giới quý tộc Việt Nam cũng còn có cái nhìn một chiều về nền văn minh, thông thái chính trị và đạo đức. Họ tin tưởng tuyệt đối rằng Khổng giáo mới là “chính đạo” trong quá trình phát triển kinh tế chính trị của vương quốc. Các giáo lý khác (từ Phật giáo, Đạo giáo, và mới mẻ nhất là Công giáo) đều được xem là không chính thống, là tà giáo, với khả năng tuyên truyền những giáo điều sai lầm, làm lệch lạc đạo đức quần chúng, và từ đó gây hại cho trật tự chính trị hiện hữu.
Giai cấp nông dân ở làng xã Việt Nam, tương tự như hoàng gia, cũng bắt đầu nhận ra những xung đột không thể tránh khỏi giữa họ với nhóm cải đạo theo Công giáo.
Việc nhóm cải đạo không tham gia vào các nghi lễ chung không chỉ xúc phạm đến tinh thần đoàn kết nội bộ và niềm tin tập thể, mà còn khiến cho những người còn lại phải đóng góp công sức lẫn của cải bù đắp vào phần thiếu hụt của những người không tham gia. Không chỉ vậy, niềm tin khác biệt giữa hai nhóm về quyền sử dụng nước, đất đai, v.v. cũng làm xuất hiện các xung đột bạo lực trong làng xã Việt Nam.
Khởi nghĩa chống thực dân và phong trào “sát tả”
Những cuộc tấn công đầu tiên của thực dân Pháp vào Việt Nam bắt đầu năm 1847 với danh nghĩa bảo vệ giáo dân, sau những sai lầm ngoại giao của nhà Nguyễn trong chính sách đàn áp Công giáo đẫm máu. Trong bối cảnh đó, với niềm tin rằng người Công giáo ở Việt Nam sẽ sống và được bảo vệ tốt hơn nếu những người ngoại quốc đồng đạo nắm quyền, khá nhiều người quyết định trở thành “nội ứng”, “tay trong” hay thậm chí tham gia hoạt động quân sự dưới sự chỉ huy của người Pháp.
Tác giả đưa ra một số ví dụ khá cụ thể. Trong cuộc tấn công của hải quân Pháp vào vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vị chỉ huy Francis Gamier nhận được thông tin tình báo từ các nhà truyền giáo Pháp tại khu vực, cùng với đó là hỗ trợ nhân lực từ các nhóm vũ trang tự phát theo đạo Công giáo. Điều tương tự cũng diễn ra khi các toán quân Pháp xâm nhập và chiếm cứ Nam bộ.
Dù có thể đây chỉ là một số ít, và nó phần nào là hệ quả của các chính sách thanh trừng tôn giáo khắc nghiệt do triều đình Nguyễn khởi xướng, các cuộc khởi nghĩa đời đầu luôn xem việc “chống Pháp” tương đồng với “bài Công giáo”.
McLeod đưa ra một số thông tin mới lạ với học sinh Việt Nam.
Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa được phương Tây biết đến nhiều nhất khi nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân của Pháp: khởi nghĩa Trương Định.
Từ năm 1859 đến năm 1864, Trương Định - quan chức nhà Nguyễn - đã dẫn đầu một cuộc đấu tranh vũ trang du kích với mục tiêu gây hoảng loạn cho quân Pháp, tấn công các đồn điền đơn lẻ và ám sát những nhân vật thân thích với quân Pháp. Dấu gạch nối giữa chống Pháp và bài Công giáo được thể hiện rõ nhất trong chính danh hiệu mà người dân địa phương trao cho Trương Định: Bình Tây - Sát Tả Đại Nguyên Soái (Western-pacifying, Heretic-exterminating Generalissimo).
Bình Tây - sát tả (平西殺左) có nghĩa là dẹp người Pháp, giết người Công giáo. Chữ “tả” ý chỉ “tả đạo”, dị giáo - quan điểm của chính quyền nhà Nguyễn về Công giáo lúc bấy giờ. Tuy nhiên cho đến ngày nay, sử sách Việt Nam có vẻ đã loại bỏ hoàn toàn bộ phận “sát tả” của danh hiệu này.
Một phong trào khác ít được biết đến hơn, song cũng dùng chung tôn chỉ “bình Tây, sát tả” diễn ra sau đó hơn 10 năm, có tên gọi Văn Thân Khởi Nghĩa (The Scholars' Uprising).
Trong đó, hai chí sĩ Trần Tấn và Đặng Như Mai đã thành công trong việc tiếm quyền quản lý hai tỉnh Trung bộ là Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, ngay khi chiếm được chính quyền, những người khởi nghĩa tiến hành một cuộc thảm sát và thanh trừng kinh hoàng đối với người Công giáo. Số liệu của nhà Nguyễn ghi nhận được có khoảng 1.000 người Công giáo bị sát hại, tài sản, nhà cửa của họ bị thiêu hủy. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp trong biển máu với hơn 2.000 người bị xử tử vì các tội phạm mà họ thực hiện.
Bất ngờ hơn, phong trào Cần Vương cũng được tác giả phân tích là một phần cực đoan của lời kêu gọi “bình Tây, sát tả”. Thời điểm cao trào, lực lượng vũ trang Cần Vương khắp cả nước đã bắt giữ, thiêu sống, cưỡng bức hay thậm chí xiên cọc những đồng bào theo Công giáo. Đây là một thông tin có vẻ không dễ chịu với nhiều bạn đọc, đặc biệt khi xem xét lại sách sử Việt Nam, phong trào Cần Vương dù thất bại vẫn được xem là một trong những nỗ lực yêu nước “trong sáng” của giới trí thức phong kiến Việt Nam.
Vai trò của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu được tác giả nghiên cứu “Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question” nhắc đến như một chiếc cầu nối trong bối cảnh xung đột bạo lực hỗn loạn kể trên.
Vai trò của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu được tác giả nghiên cứu “Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question” nhắc đến như một chiếc cầu nối trong bối cảnh xung đột bạo lực hỗn loạn kể trên.
Sinh ra vào năm 1867, chứng kiến sự tàn độc của cả hoạt động “trừ tả” la của thực dân Pháp, Phan Bội Châu cho rằng các phong trào chống thực dân thời kỳ đầu đã gây chia rẽ quá nhiều, và thậm chí là phản tác dụng.
Dù cũng cho rằng giới truyền đạo Công giáo là một trong các nguồn gốc giúp thực dân Pháp bám rễ, Phan Bội Châu khẳng định người Công giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cờ của thực dân Pháp, và bản thân niềm tin Công giáo không gây hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phản đối bạo lực từ cả hai phe, ông cho rằng những người Việt Nam yêu nước nên đoàn kết lại để chống thực dân, bất kể họ theo tôn giáo nào.
Trong số các học trò và những người ủng hộ Phan Bội Châu, một lượng đáng kể là những người Công giáo yêu nước.
Nhà cách mạng họ Phan cũng có những suy nghĩ rất đột phá so với nhận thức chung thời bấy giờ, ví dụ như việc ông khẳng định tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không phụ thuộc vào sự quản chế của nhà nước.
Trong một tác phẩm viết năm 1907, Phan Bội Châu hình dung ra viễn cảnh một nước Việt Nam mới và độc lập:
“Mỗi người đều sẽ có quyền tự do tôn giáo: ai muốn theo đạo Khổng thì theo, ai muốn theo đạo Phật thì theo, ai muốn theo Công giáo thì theo. Nếu tôn giáo nào là đúng đắn, tại sao lại cần phải bắt buộc người ta từ bỏ nó? Nếu có tôn giáo nào là ngu xuẩn, thì ngay cả khi bị đầu độc sau một thời gian, rồi thì người ta sẽ chán và tự loại bỏ nó... Chúng ta không nên hạ thấp lẫn nhau và tự biến nhau thành kẻ thù [chỉ vì tôn giáo].”
Tác giả Mark W. McLeod nhận định Phan Bội Châu đã dần thoát khỏi tư duy khởi nghĩa vương quyền thời phong kiến và tiến dần đến hình thức chủ nghĩa dân tộc, tương tự các học giả đương thời ở Trung Quốc như Lương Khải Siêu hay Khang Hữu Vi, tiếp cận các nhà tư tưởng lớn như Rousseau, Montesquieu và các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ý như Mazzini hay Cavour.
***
Nghiên cứu dù khá dài, yếu tố quan trọng nhất trong tên nghiên cứu là cách Phan Bội Châu giải đáp “câu hỏi Công giáo” chiếm một phần tương đối khiêm tốn. Theo người viết, tác giả Mark W. McLeod chưa đưa ra được những phân tích sâu sắc và hệ thống về quan điểm của Phan Bội Châu về tự do tôn giáo, nhà nước hậu thực dân và các chính sách liên quan đến tôn giáo sau này.
Tác giả cũng bỏ lỡ cơ hội bàn về sự biến đổi lớn về mặt tư tưởng của Phan Bội Châu từ một Nho sĩ yêu nước sang một nhà dân tộc chủ nghĩa, một trong những lý do khiến ông bỏ qua tầm quan trọng của “chính đạo”.
Tài liệu tham khảo:
McLeod, M. W. (1992). Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question. The International History Review, 14(4), 661–680. http://www.jstor.org/stable/40107113
Sinh ra vào năm 1867, chứng kiến sự tàn độc của cả hoạt động “trừ tả” la của thực dân Pháp, Phan Bội Châu cho rằng các phong trào chống thực dân thời kỳ đầu đã gây chia rẽ quá nhiều, và thậm chí là phản tác dụng.
Dù cũng cho rằng giới truyền đạo Công giáo là một trong các nguồn gốc giúp thực dân Pháp bám rễ, Phan Bội Châu khẳng định người Công giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cờ của thực dân Pháp, và bản thân niềm tin Công giáo không gây hại đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phản đối bạo lực từ cả hai phe, ông cho rằng những người Việt Nam yêu nước nên đoàn kết lại để chống thực dân, bất kể họ theo tôn giáo nào.
Trong số các học trò và những người ủng hộ Phan Bội Châu, một lượng đáng kể là những người Công giáo yêu nước.
Nhà cách mạng họ Phan cũng có những suy nghĩ rất đột phá so với nhận thức chung thời bấy giờ, ví dụ như việc ông khẳng định tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không phụ thuộc vào sự quản chế của nhà nước.
Trong một tác phẩm viết năm 1907, Phan Bội Châu hình dung ra viễn cảnh một nước Việt Nam mới và độc lập:
“Mỗi người đều sẽ có quyền tự do tôn giáo: ai muốn theo đạo Khổng thì theo, ai muốn theo đạo Phật thì theo, ai muốn theo Công giáo thì theo. Nếu tôn giáo nào là đúng đắn, tại sao lại cần phải bắt buộc người ta từ bỏ nó? Nếu có tôn giáo nào là ngu xuẩn, thì ngay cả khi bị đầu độc sau một thời gian, rồi thì người ta sẽ chán và tự loại bỏ nó... Chúng ta không nên hạ thấp lẫn nhau và tự biến nhau thành kẻ thù [chỉ vì tôn giáo].”
Tác giả Mark W. McLeod nhận định Phan Bội Châu đã dần thoát khỏi tư duy khởi nghĩa vương quyền thời phong kiến và tiến dần đến hình thức chủ nghĩa dân tộc, tương tự các học giả đương thời ở Trung Quốc như Lương Khải Siêu hay Khang Hữu Vi, tiếp cận các nhà tư tưởng lớn như Rousseau, Montesquieu và các nhóm dân tộc chủ nghĩa Ý như Mazzini hay Cavour.
***
Nghiên cứu dù khá dài, yếu tố quan trọng nhất trong tên nghiên cứu là cách Phan Bội Châu giải đáp “câu hỏi Công giáo” chiếm một phần tương đối khiêm tốn. Theo người viết, tác giả Mark W. McLeod chưa đưa ra được những phân tích sâu sắc và hệ thống về quan điểm của Phan Bội Châu về tự do tôn giáo, nhà nước hậu thực dân và các chính sách liên quan đến tôn giáo sau này.
Tác giả cũng bỏ lỡ cơ hội bàn về sự biến đổi lớn về mặt tư tưởng của Phan Bội Châu từ một Nho sĩ yêu nước sang một nhà dân tộc chủ nghĩa, một trong những lý do khiến ông bỏ qua tầm quan trọng của “chính đạo”.
Tài liệu tham khảo:
McLeod, M. W. (1992). Nationalism and Religion in Vietnam: Phan Boi Chau and the Catholic Question. The International History Review, 14(4), 661–680. http://www.jstor.org/stable/40107113

Luật Khoa tạp chí

Một tạp chí độc lập về chính trị và pháp luật Việt Nam. Phi kiểm duyệt.

Bùi Công Trực

submitted by chrome354 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.04.15 10:31 Nhathuochongduc Thuốc Casodex 50mg hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Thuốc Casodex là loại thuốc có công dụng gì? Hướng dẫn sử dụng và liều lượng ra sao? Có những tác dụng phụ nào? Hãy cùng mình tìm hiểu trong phần bài viết dưới đây.
Thuốc Casodex là gì?
Thuốc Casodex 50mg là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống ung thư, tác động vào hệ miễn dịch. Thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ hormon sinh dục nam và được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
Tác dụng của thuốc Casodex
Casodex giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt tiến triển kết hợp với liệu pháp điều trị tương tự luteinizing-hormone giúp giải phóng hormone (LHRH) hoặc thiến phẫu thuật.

Chống chỉ định của thuốc Casodex

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc Casodex:
Cách dùng và liều dùng của thuốc Casodex
Cách dùng: Sử dụng cho đối tượng bệnh nhân nam giới, uống thuốc với nhiều nước, có thể dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn, nên dùng vào một thời gian cố định trong ngày để tránh tình trạng quên liều.
Lưu ý: Đối với đối tượng là bệnh nhân bị suy thận thì có thể dùng liều thông thường. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị suy gan vừa và nặng cần được hiệu chỉnh liều để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc.
Liều dùng:
Thông thường liều dùng ở các độ tuổi khác nhau thường không có sự chênh lệch đáng kể về liều dùng.
Bệnh nhân sử dụng mỗi lần 1 viên Casodex 50mg, ngày dùng 1 lần.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Casodex
Một số tác dụng phụ mà người sử dụng có thể gặp trong quá trình điều trị bằng thuốc Casodex như:
Giá thuốc Casodex bao nhiêu, mua ở đâu uy tín chính hãng?
Thuốc Casodex sẽ có giá chênh lệch tùy vào thời gian, địa điểm mua thuốc mà có giá khác nhau. Nếu bạn chưa biết mua thuốc Casodex ở đâu chính hãng và có giá tốt nhất thì có thể liên hệ qua hotline: 0901.771.516 để được tư vấn và mua thuốc với mức giá tốt nhất.
Xem thêm bài viết sau:
https://nhathuochongduc.com/giai-phap-dieu-tri-ung-thu-tuyen-tien-liet-voi-thuoc-casodex/
#Casodex, #thuocCasodex, #Bicalutamide, #nhathuochongduc
Liên hệ:
Hotline: 0901.771.516
Địa chỉ: 134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TPHCM
Website: https://nhathuochongduc.com/
submitted by Nhathuochongduc to u/Nhathuochongduc [link] [comments]


2024.04.13 15:05 NewSpray2242 Phản biện u/Fine_Sea5807 (Lý lẽ của nó dưới comment)

  1. Thế để tôi dạy cho anh môn đọc hiểu nhé. Câu đấy tôi đang hỏi là tại sao không phải CHO DÂN TỘC mà lại cho Cả LX TQ và cả Khối XHCN. Vậy thành ra VNCS là lính đánh thuê cho quốc tế cộng sản à? Tôi tưởng cộng sản và tuyên giáo các anh hô hào là cuộc chiến cho dân tộc à? Anh vòng vo bắt bẻ tôi trích thiếu làm gì thế, vì nếu có trích đủ ra thì có thay đổi nghĩa câu đâu? Anh bảo là VNCH pro ngoại bang, nhưng các anh nhìn lãnh đạo các anh đấy, những người mà các anh tôn thờ hơn cha mẹ, xem họ đã nghĩ những gì.
  2. Vấn đề là CS đang đánh chính quyền mà ko còn được nhật hỗ trợ vì nhật lúc ấy đã đầu hàng. Thêm nữa, nhật đã trao quyền độc lập cho Đế Quốc VN (Điện Kiến Trung - Du Lịch Huế (archive.org), Đế quốc Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt) và Bảo Đại là vua có tính chính danh ở Việt Nam. Vậy nên việc Việt Minh lật đổ ĐQVN chả là một hành động cướp chính quyền? Theo tôi thấy thì chính việt cộng các anh cũng đã dùng từ “Cướp chính quyền”. Báo Tuổi trẻ Không nên dùng cụm từ "cướp chính quyền" - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) nói rằng:
“Từ trước đến nay trên sách báo cũng như một số kênh thông tin đại chúng khi nói về cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 giành chính quyền về tay nhân dân thường dùng cụm từ: “tham gia cướp chính quyền””.
Hay theo báo Vang mãi hào khí Cách mạng Tháng Tám - Báo Quảng Ngãi điện tử (baoquangngai.vn),
“... mở rộng và củng cố Mặt trận Dân tộc Thống nhất để thêm bạn bớt thù, đặc biệt xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng khi có thời cơ thì vùng lên khởi nghĩa cướp chính quyền*…”*
“...Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn từ ngày 14 - 16/8/1945, tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp, linh hoạt, nhạy bén của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nhân dân trong tỉnh đã nổi dậy khởi nghĩa cướp chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng”
Cái việc Bảo Đại trao ấn kiếm cho cách mạng chưa đủ cho việt cộng tính chính danh, vì việt cộng còn phải ký kết với Pháp vì pháp lúc ấy có quyền bảo hộ VN.
  1. Pháp có sáp nhập Tonkin và Annam vào lãnh thổ Pháp đâu? Pháp xâm chiếm VN làm thuộc địa nhưng họ vẫn giữ lại nhà Nguyễn. Tuy họ có chèn ép nhưng lãnh thổ VN được Pháp bảo hộ. Anh nghĩ rằng chỉ cần đánh đuổi Pháp là giành được chủ quyền, nhưng điều đấy là sai lầm vì các anh không có tính chính danh. Để có tính chính danh và pháp lý thì các anh còn phải ký kết.
Thế nên là khi các anh giành chính quyền năm 1945 thì không có quốc gia nào công nhận cả, kể cả Liên Xô.
Ừ rồi, sau này các anh có giành lại chủ quyền rồi lại còn bán lại cái chủ quyền đấy cho tàu chỉ để lấy vũ khí? Ví dụ như là công hàm 1958.
Trong nước các anh hô hào to lắm là "HS, TS là của VN", nhưng tôi không hề thấy hải quân các anh có động thái gì cả. Ngoại giao thì cứ "Quan ngại, quan ngại". Hay là cuối cùng võ mồm, đéo có khả năng tự làm gì?
  1. Tôi ko hô hào ngoại bang xâm lược. Chúng tôi chỉ nói lên những cái dở của CSVN
5.
Anh đang hiểu sai về “Ly khai”, “Tổng tuyển cử” và hiệp định Geneva
Tôi chỉ thấy anh đang cố gắng bác bỏ sự thật rằng VNCS đã kí vào điều phân chia lãnh thổ. Cho tôn xin hỏi những điều gì hay những tài liệu nào đã cho anh những suy nghĩ ấy?
Ly khai (secession), có nghĩa là một đảng phái tuyên bố độc lập, tạo ra quốc gia mới trên lãnh thổ nước khác, mà VNCS ko hề có chủ quyền ở miền Nam năm 1945, vì miền Nam vẫn thuộc quyền quản lý của Pháp (Southern Resistance War (1945–1946)). Nếu là Ly khai thì lãnh thổ của họ trên đất cộng sản đã chiếm đóng trong giai đoạn 1945-1954 đâu rồi anh chỉ rõ được không? Anh lại đi đánh đồng nhà nước với đảng à? Một quốc gia tại sao không thể có nhiều đảng phái?
Rồi trong hiệp định Geneva, theo tài liệu của Liên hợp quốc:
“Article 14
Political and administrative measures in the two regrouping zones on either side of the provisional military demarcation line:
(a) Pending the general elections which will bring about the unification of Viet-Nam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement;
(b) Any territory controlled by one party which is transferred to the other party by the regrouping plan shall continue to be administered by the former party until such date as all the troops who are to be transferred have completely left that territory so as to free the zone assigned to the party in question. From then on, such territory shall be regarded as transferred to the other party, who shall assume responsibility for it.
…”
Vâng, đây là tuyển cử giữa 2 miền (“either side”, “one party”, “other party”), nếu mà chỉ có mỗi cộng sản thì tại sao lại có được các từ đó?. Nếu theo anh, miền Nam hợp nhất với cộng sản xong thì tổng tuyển cử thì tại sao ở đây lại ghi là “general elections which WILL bring about the unification of Viet-Nam”? Tưởng theo lời anh nói thì đến lúc ấy VN đã thống nhất sẵn rồi mà?
Rồi anh căn cứ vào đâu mà anh cho rằng QGVN tự tan rã. Trong hiệp định có điều nào ép buộc QGVN phải tan rã? Hoặc theo anh suy đoán thì họ sẽ tan rã vì lý do gì? Điều
Rồi tổng tuyển cử là tổng tuyển cử liên quan gì đến bầu cử quốc hội? Tổng tuyển cử (general election), được từ điển Cambridge định nghĩa là “an election in which the people living in a country vote to choose the government”. Chứ parliamentary election là bầu cử ra những người thi hành và sửa đổi luật, hiến pháp. Government và Parliament khác nhau -> Hai cái là 2 thứ hoàn toàn khác nhau
6.
Ngạo nghễ nhỉ?
Về mặt quân sự Quân cộng sản chưa chiến thắng tuyệt đối đâu, vì cộng sản chỉ chiếm được các tỉnh miền núi phía Bắc. Pháp vẫn còn ở Hà Nội, ở đồng bằng rất nhiều, Việt Minh đánh Pháp ở đồng bằng chưa chắc nếu ko muốn nói là ko có cửa nếu ko bú Trung Cộng mạnh (Không tin thì anh hãy giải thích ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954) của các anh lại sau hiệp định Geneva). Tuy nhiên, vì nước Pháp lúc ấy đã mệt mỏi vì chiến tranh và trong nước Pháp thì nhân dân phản nên mới ngồi vào bàn đàm phán với việt cộng.
Anh có thể sẽ ngạc nhiên nhưng việc VNCS ký vào việc phân chia lãnh thổ là do mẫu quốc của các anh giật dây đấy
Theo trang https://web.archive.org/web/20160222225128/http://www.hanhchinh.com.vn/forum/f9/quan-he-viet-nam-trung-quoc-qua-hoi-ki-cuu-dai-su-viet-nam-33483.html, có đoạn
“Sau khi ta ký hiệp định Giơ-ne-vơ, nước ta chia làm hai miền, Trung Quốc gợi ý ta xây dựng miền Bắc trước và thực hiện trường kỳ mai phục ở chiến trường miền Nam. Ý đồ là giữ chúng ta luôn ở thế yếu thì họ mới dễ khống chế (vì ta chỉ có một nửa nước). Họ không muốn ta hoàn toàn giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất toàn vẹn lãnh thổ*, trở thành một nước mạnh tuột khỏi tay Trung Quốc.”*
Hay trong bài nghiên cứu China and the Geneva Conference of 1954 của Zial Qiang, trang 112, có đoạn
“Zhou had meetings with Ho Chi Minh in Liuzhou, a city near the Sino-Vietnamese border from 3 to 5 July. He persuaded the Vietminh leader to accept the idea of compromising on the issue of the demarcation line in order to end the war.”
Đấy là cộng sản các anh. Trung Quốc và VNCS đã có âm mưu chia cắt đất nước, chứ QGVN thì sao?
Theo trang Wikipedia của ông Trần Văn Đỗ, có đoạn:
“Năm 1954, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phái đoàn đại diện Quốc gia Việt Nam ở Genève, thay cho ông Nguyễn Quốc Định. Ông nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và nhân danh phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
"... chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở."

Vâng, phía QGVN không hề muốn sự chia cắt đâu, chứ không phải là CS phải nể QGVN như lời anh nói.
Edit: Link của China and the Geneva Conference of 1954 - Zial Qiang bị sai và đã được sửa lại. Link cũ là bài Zhou Enlai's Diplomacy and the Neutralization of Indo-China, 1954-55 - Kuo-kang Shao, cũng nên xem
submitted by NewSpray2242 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.04.12 05:36 Nhathuochongduc Aromasin 25mg là thuốc gì? Công dụng – cách dùng – giá bao nhiêu?

Thuốc Aromasin là loại thuốc có công dụng gì? Hướng dẫn sử dụng và liều lượng ra sao? Có những tác dụng phụ nào? Hãy cùng mình tìm hiểu trong phần bài viết dưới đây.
Thuốc Aromasin là gì?
Công dụng của thuốc Aromasin
Thuốc Aromasin có các tác dụng sau:

Chống chỉ định của thuốc Aromasin

Không nên sử dụng thuốc Aromasin trong những trường hợp sau:
Cách dùng và liều dùng của thuốc Aromasin
Cách dùng: Thuốc Aromasin 25mg là thuốc dạng viên nén được dùng đường uống sau khi ăn.
Liều dùng:
Đối với người lớn và những người cao tuổi:
Đối với trẻ em:
Người bị ung thư vú giai đoạn sớm phải dùng thuốc trong thời gian dài tới 5 năm theo trị liệu hỗ trợ tiếp nối (tamoxifen được tiếp theo bằng thuốc Exemestan). Nếu khối u tái phát thì ngừng sử dụng thuốc Exemestane.
Người bị ung thư vú giai đoạn muộn phải dùng Exemestane cho đến khi nào có dấu hiệu bệnh tiến triển tốt.
Đồng thời, khi sử dụng cần được bổ sung vitamin D và calci.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Aromasin
Giá thuốc Aromasin bao nhiêu, mua ở đâu uy tín chính hãng?
Thuốc Aromasin sẽ có giá chênh lệch tùy vào thời gian, địa điểm mua thuốc mà có giá khác nhau. Nếu bạn chưa biết mua thuốc Aromasin ở đâu chính hãng và có giá tốt nhất thì có thể liên hệ qua hotline: 0901.771.516 để được tư vấn và mua thuốc với mức giá tốt nhất.
Xem thêm bài viết sau:
https://nhathuochongduc.com/day-lui-ung-thu-vu-o-phu-nu-man-kinh-voi-thuoc-aromasin/
#Aromasin #thuocAromasin, #Exemestane, #nhathuochongduc
Liên hệ:
Hotline: 0901.771.516
Địa chỉ: 134/1 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TPHCM
Website: https://nhathuochongduc.com/
submitted by Nhathuochongduc to u/Nhathuochongduc [link] [comments]


2024.04.08 09:43 win88bz Win88

Win88 la mot nha cai truc tuyen hang dau noi tieng voi su da dang va chat luong dich vu ca cuoc va giai tri tren mang Voi giao dien nguoi dung than thien de su dung va dich vu khach hang 24 7 Win88 thu hut nguoi choi bang cach cung cap trai nghiem ca cuoc dang tin cay va thu vi Diem manh cua Win88 la viec lien tuc cap nhat cac tro choi moi kem theo cac chuong trinh khuyen mai va uu dai lon Voi cam ket ve an toan va cong bang Win88bz la lua chon hang dau cho nhung ai yeu thich ca cuoc truc tuyen Dia Chi 20 D Vinh Quynh Vinh Quynh Thanh Tri Ha Noi Viet Nam Trang web https://win88.bz/ Hotline 0961999777 Email Win88.bz@gmail.com Zipcode 12513 Tags win88 winbz nhacaiwin88
submitted by win88bz to u/win88bz [link] [comments]


2024.04.03 16:21 Frequent_Cycle4744 Việt gian bán nước trong lịch sử – vua Gia Long làm việt gian để tôn vinh vua Quang Trung

Nguyễn Ngọc Lanh
Quan điểm mới nghiên cứu Lịch Sử
– Tôn vinh chưa đủ. Lịch sử nước ta dưới triều Nguyễn vẫn tôn vinh anh hùng Nguyễn Huệ – người làm nên chiến công lừng lẫy Ngọc Hồi – Đống Đa. Nội dung này được dạy ngay từ bậc tiểu học; kể cả dưới thời nước ta thuộc Pháp.
Nhưng lịch sử do triều Nguyễn viết về ông rất thiên lệch, do vậy phải sửa chữa, bổ sung. Ý kiến này tuyệt đối đúng. Nhưng sửa chữa, bổ sung cách nào?
– Chỉ có một cách: Vận dụng chủ thuyết “đấu tranh giai cấp” và quan điểm “quần chúng làm nên lịch sử”. Đó là năm 1954. Đến thập niên 1960 chúng ta tiếp thu thêm quan điểm của bác Mao: “Chính trị là thống soái”, “Tất cả phục vụ chính trị”. Nghiên cứu sử học cũng phải như vậy. Đó cũng là thời điểm miền Bắc đang tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, được dẫn đường bằng chủ nghĩa Mac-Lenin.
Chúng ta hiểu vì sao, hai vị tranh nhau ngôi báu – có thành, có bại – bỗng nhiên một vị trở thành lãnh tụ anh minh của giai cấp bị trị; vị kia thành kẻ đại diện ngoan cố của giai cấp thống trị.
Xây dựng nhân vật điển hình: Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh
Cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu có 2 mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến (vua quan, địa chủ). Hai mực tiêu trên được cô đọng thành 4 chữ, trong khẩu hiệu Đả thực – Bài phong (các từ Hán-Việt này ngày nay rất lạ tai với những người trẻ). Làm xong “đả thực, bài phong”, miền Bắc sẽ bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. Học sinh cấp II (nay dưới 70 tuổi) nếu không nói được như trên, không thể đủ điểm khi thi môn Chính Trị.
Tới năm 1954, “đả thực” đã xong ở miền Bắc. Cũng năm 1954, đảng CSVN thừa nhận những sai lầm (quá tả) trong Cải Cách Ruộng Đất (bài phong). Dẫu vậy, đây vẫn là thời điểm cần công khai hóa và đề cao tuyệt đối chủ nghĩa Mác-Lenin để phục vụ chủ trương đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Điều kỳ vọng là miền Bắc sẽ ấm no, hạnh phúc; trở thành hình mẫu để đồng bào miền Nam ngưỡng vọng mà tự mình đứng lên đấu tranh đánh đổ chế độ tay sai Mỹ ở đó.
Một số nhà sử học miền Bắc cũng tìm cách phục vụ nhiệm vụ cách mạng, nhưng họ chỉ có quyền nghiên cứu quá khứ, do vậy họ đóng góp bằng cách mô tả cuộc nổi dậy ở ấp Tây Sơn (gần 200 năm trước) như một phong trào cách mạng rộng lớn, điển hình, trong đó bần-cố nông vùng dậy đấu tranh quyết liệt và đẫm máu với giai cấp địa chủ – phong kiến cực kỳ lạc hậu và phản động. Hỏi: Còn gì điển hình hơn để minh họa thuyết đấu tranh giai cấp?. Có quyển sách nhan đề Cách Mạng Tây Sơn. Hai lãnh tụ đối lập cần được xây dựng thành hai “con người mới” – chính diện và phản diện ­- với mọi đặc trưng đối nghịch nhau. Vua Quang Trung được tô hồng. Muốn cho màu hông thêm thắm, ta đặt cạnh vua Gia Long bị bôi đen kịt. Cách làm mới hay cũ?
Chú thích. – Một bên là biểu trưng của sự tiến bộ, phù hợp với xu thế thời đại (dù mới là thế kỷ 18, Mác vẫn chưa sinh ra). Thuận lợi là Nguyễn Huệ trước đó đã là anh hùng dân tộc, nay chỉ cần giao thêm cho ông nhiệm vụ làm lãnh tụ cách mạng “bài phong” là xong. Chính do vậy, dẫu thế kỷ 18 có rất nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, nhưng chỉ phong trào Tây Sơn xứng đáng được chọn để một số nhà sử học phóng bút.– Bên kia là điển hình của thế lực phản động, lạc hậu, tha hóa, mục ruỗng, thối nát (không đủ từ để tả) thể hiện bằng nhân vật Nguyễn Ánh – thế lực đương đầu với Nguyễn Huệ. Nhưng vẫn phải lôi cả cha-ông của Nguyễn Ánh ra bêu, vì khi nổ ra phong trào Tây Sơn thì Nguyễn Ánh còn nhỏ; chỉ biết chạy cho thoát chết. Oái oăm là rốt cuộc Nguyễn Ánh lại thắng; do vậy cần giao cho Nguyễn Ánh nhiệm vụ làm Việt Gian, đặng nói lên phong kiến và thực dân câu kết nhau (bán nước và cướp nước), cùng áp bức bóc lột dân ta. Một thuận lợi nữa, rất tốt để phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt, là lúc này, chế độ ở miền Nam đứng đầu là Ngô Đình Diệm vốn là thượng thư của triều Bảo Đại (tay sai của thực dân Pháp). Chỉ cần vạch thêm: Diệm từng “thay thầy, đổi chủ”: từng tay sai phát xít Nhật, nay đang là tay sai của đế quốc Mỹ.
Nội chiến: không thể tránh được
Hầu hết các dân tộc phải trải qua các cuộc nội chiến trên con đường phát triển, lớn mạnh. Do vậy, nhiều khi rất khó quy kết công-tội cho mỗi bên. Tuy nhiên, nếu vì nội chiến kéo dài (đã đánh là dân điêu đứng) dẫn đến nguy cơ bị ngoại bang xâm chiến, thì ai thống nhất được đất nước vẫn là có công. Thời Loạn 12 sứ quân là vậy. Đó là nội chiến, mà người khởi đầu gây loạn chính là Đinh Bộ Lĩnh, nhưng trước sự dòm ngó của nhà Tống, ông là vị vua có công thống nhất đất nước. Ông mất, lập tức nhà Tống kéo quân sang.
Xin nhớ rằng công thống nhất đất nước với công (và tội) sau khi thống nhất đất nước là hai điều khác nhau. Sau khi có cả nước, mà vua Đinh vẫn phải dùng những hình phạt rất tàn bạo (nấu vạc dầu bày ngoài sân, nuôi hổ báo ở trong vườn: để đe dọa ai chống đối) là rất bất thường. Nó có liên quan gì tới chuyện mất ngôi của ông?
Nội chiến Trịnh-Nguyễn rất khó tránh. Khi đại công thần nhà Lê (Nguyễn Kim) vừa mới mất, con rể ông (Trịnh Kiểm) đã giết con trai trưởng công thần để giành độc quyền… khiến người em (Nguyễn Hoàng) phải bỏ chạy, thì tránh sao được nội chiến? Thời nay, chúng ta không thể dùng đạo đức để khuyên Nguyễn Hoàng “nên tự mình chấp nhận cái chết cá nhân để dân tộc tránh được nội chiến”. Nhưng trong hai phe, hoặc có thêm phe thứ ba nhảy vào, nếu ai thu được giang sơn về một mối vẫn là người có công.
Số phận không dành cho Nguyễn Huệ – là điều hiện nay một số người cứ tiếc hùi hụi – mà dành cho Nguyễn Ánh. Càng đáng tiếc, khi năm 1789 Nguyễn Huệ đã xưng hoàng đế, đã được nhà Thanh chính thức phong An Nam Quốc Vương, trong khi Nguyễn Ánh vẫn chỉ là một vị chúa ở Gia Định.
Ai tiếc cứ tiếc. Đó là quyền. Nhưng viết lách thế quái nào khiến mọi người (tốn thời gian) tiếc những thứ chỉ là “lẽ ra phải thế” thì phỏng ích gì?
Bôi bác và Tán tụng
Mãi mãi, nếu nước ta chưa gia nhập “thế giới đại đồng”, Việt Nam vẫn còn là Việt Nam, vua Quang Trung vẫn được đặt ở vị tri cao cả trong Lịch Sử nước nhà.
Vậy những gì là công lao thật sự của đức vua, nhưng bị các nhà sử học triều Nguyễn bôi bác, bịa đặt, để giảm bớt ý nghĩa và tầm vóc? Và những gì bị một số nhà sử học Marxist khuếch đại thêm để biến ông thành “nhà cách mạng”?.
Đó là điều cần làm rõ. Trong xã hội phong kiến, chỉ có các triều đại tiến bộ, chứ không có triều đại cách mạng.
– Ví dụ bôi bác. Khi vua Quang Trung viết thư cầu phong gửi vua Càn Long tất nhiên phải tự coi mình là bề tôi đang quỳ phục, dâng thư, thì trong thư phải dùng văn phong thích hợp. Dù ở An Nam ông xưng đế (cứ xưng) nhưng trong thư, ông vẫn phải dùng niên hiệu Càn Long. Thậm chí, ông tâu rằng những người dưới quyền ông đã (lỡ) giết Hứa Thế Hanh, Sầm Nghi Đống là do không nghe lệnh ông, đã bị ông… chém hết (!). Rất được lòng vua Thanh. Khi ông sang Yên Kinh, được vua Thanh đón tiếp nồng hậu, trọng thể “như tình cha con”. Chênh nhau 40 tuổi, chuyện đó có thể hiểu được. Nhưng hẳn là chuyện bịa – do sử nhà Nguyễn viết – là cái lễ “ôm gối”. Đó là vua ta quỳ xuống (tất nhiên) lê đến ngai vàng, ôm lấy đầu gối vua Thanh và nói lời chúc tụng.
Thời gian xin cầu phong, Quang Trung không thể nấn ná ở Thăng Long (vua giả đi thay) mà miền Trung, miền Nam đang rối ren, rất cần ông xử trí. Không thể có chuyện ông “đòi” lại Lưỡng Quảng. Làm sao dám có thái độ ấy. Nhiều giả định, nhưng một trong những cái có lý là Quang Trung “xin” cầu hôn, và “xin” vua Thanh nhường Lưỡng Quảng như của hồi môn. Chưa có bất cứ trả lời chính thức nào từ phái vua Thanh. Chẳng hiểu chúng ta viết lách thế nào mà người ta có cảm giác Quang Trung “quật cường” (rất gần với ngỗ ngược) bỗng dưng thay đổi thái độ – rất khác với thái độ trong thư cầu phong). Tự sướng kiểu này rất không cần thiết.
Ví dụ khác. Vua ở ngôi có hơn 3 năm, trong đó năm đầu lo chinh chiến, ngoại giao, dẹp các thế lực chống đối ngầm… Vậy hai năm sau phỏng làm được mấy việc? Lệnh ban ra, có khi nửa năm hay cả năm mới tới cấp cơ sở (cứ xem thời nay thông tin hiện đại, đủ rõ). Không thể căn cứ vào số sắc lệnh đã ban ra mà dùng cách viết để mọi người tưởng rằng nó đã phát huy hiệu lực trong cuộc sống. Ngay thời nay cũng còn lâu!.
Khái niệm “văn học thời Tây Sơn” cũng cần thể hiện chính xác, chừng mực. Vua Quang Trung có một số chủ trương (3 năm) nhưng sau đó vua Cảnh Thịnh chỉ lo tồn tại là chính. Thời Quang Trung, vua tổ chức được 01 kỳ thi Hương, Thời Cảnh Thịnh (12 năm) thì… hết thi cử. Nếu nói rằng mọi sáng tác trong 15 năm dưới triều Tây Sơn đều bắt nguồn từ chủ trương (trên giấy) của hai vua mà có, liệu có phải là nói “vơ vào”?
Phải thừa nhận, Quang Trung quyết định dùng chữ Nôm là thể hiện ý thức dân tộc rất cao. Nhưng sẽ lưỡng nan, vì chữ Nôm chính là chữ Hán bị phúc tạp hóa, học rất khó, khi đọc lại phải… . Nếu không giỏi chữ Hán thì không thể thạo được chữ nôm. Xin hãy tìm hiểu kỹ chữ Nôm để hiểu rằng chúng ta quá nan giải về chữ viết.
Chú thích. Chúng ta lưu giữ kho tàng văn học dân gian bằng truyền khẩu. Sẽ rơi rụng rất nhiều. Phải có chữ để ghi lại trên giấy. Ví dụ, câu ca dao (dưới) không thể ghi lại bằng chữ Hán; mà phải là chữ Nôm.Buồn trông con nhện giăng tơNhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối aiCó quá nhiều nguyên tắc viết chữ Nôm. Thật rắc rối. Xin đưa ra một nguyên tắc để thấy sự rắc rối. Chữ nôm thường gồm hai chữ Hán ghép lại (viết cạnh nhau), trong đó một chữ để nêu “nghĩa”, còn một chữ để nêu “âm” (cách đọc). Câu ca dao trên có chữ “nhện”. Nó sẽ thể hiện bằng chữ “nhạn” (loài chim), đọc lên lơ lớ âm “nhện”. Bên cạnh nó là chữ “trùng” (sâu bọ). Người đọc phải giỏi chữ Hán (để đọc được và hiểu được cả hai chữ). Sau đó phải… đoán: Loài sâu bọ gì mà khi đọc tên thì gần giống âm “nhạn”. À! hẳn là “nhện” rồi.
Cần làm rõ mọi công trạng của vua Quang Trung
Vua có công đến đâu phải làm rõ đến đó. Nhiều khi lập trường giai cấp (giai kiếc) hay chính trị (chính triệc) không cần thiết bằng công bằng và công minh lịch sử.
Chỉ vì muốn đôn một vị vua ở thế kỷ 18 thành lãnh tụ cách mạng (tự thấy khó thành công) mà phải đôn cả Gia Long lên đại Việt Gian?
Cách này không mới. Đã có từ thời xa xưa khi tổ tiên ta viết về 12 sứ quân rồi.
Tham khảo :Thư cầu phong của vua Quang Trung
Ttrích công trình khảo cứu của Nguyễn Duy Chính
(Nguyễn Ngọc Lanh chú thích thêm)
Ngày 22 tháng 2, sau khi nhà Thanh đã đánh tiếng là họ bằng lòng phong vương cho vua Quang Trung, phái bộ Đại Việt tất cả hơn 20 người, do Nguyễn Hữu Chu cầm đầu, từ Thăng Long đi lên, mang tờ biểu cầu phong đồng thời chuẩn bị lễ lạc và dự bị tiệc mừng, đánh dấu một thắng lợi vẻ vang trong bang giao giữa hai nước.
Chú thích. Trong thư, vua tự xưng “thần” (bề tôi) và chỉ giữ chức “tiểu mục”. Vua tự kể công “phò Lê” nhưng nói xấu Chiêu Thống là “dâm bạo”… Viết gì về Quang Trung thì cứ viết, nhưng phải giữ thái độ nhất quan (như trong thư), mỗi khi Quang Trung giao tiếp với nhà Thanh. Ví dụ, thái độ khi cầu hôn, khi “xin” lại Lưỡng Quảng…Lá thư chính thức đó nguyên văn như sau:
Nguyên văn chữ Hán
安南國小目臣阮光平堇奏為冒瀝微誠仰干天聽事,欽惟大皇帝陛下,受天明命,為萬國君,臨御五十餘年,洪恩溥洽,華夷內外,同風共貫,臣安南界居炎徼,久沐教聲。 乃因二百年來,國王黎氏失柄,權臣鄭氏專有其國,暨前王黎維端年老,輔政前鄭氏懦,兵驕民怨,國內乖離。臣以西山布衣乘時舉事,丙午夏,興兵滅鄭,還國于黎。其年前王謝世,又擁立其嗣孫維祁襲位。維祁為人淫暴,不恤國政,朝綱弛於內,邊釁生於外,方宜陷害忠良,誅鋤族姓,國內之臣若民,奔愬於臣,請為出兵除亂。 臣自惟國者天朝所封之國,臣何敢自行廢置。丁未冬,遣一小將以兵問其左右之助桀者,而維祁望風宵遁,自詒伊戚。戊申夏,臣至黎城,復委前黎王之子維瑾監國承祀,經遣行价叩關,備以國情題奏。 日者邊臣反書卻使,不即遞達。去年冬,調動大兵,出關征剿,臣遠道聞信,自念從來一片畏天事大真衷壅於上聞,令前黎王子維瑾及臣民稟文三道偕行价叩稟轅門,不料大兵真趨黎城,殺守兵甚眾。 臣自揣進退無據,且其事總由黎維祁不道所致,於今年正月初五日進抵城下,並不敢與官兵抗拒也。乃官兵殺戮太多,勢難束手就縛,迹似抗衡,臣不勝惶懼現在已將對壘之人查出正法。 伏惟大皇帝體天行化,栽培傾覆,一順自然,恕蠻無知之禍,諒款關籲奏之誠,樹牧立屏,用祈籠命,俾臣得以保障一方,恪共侯服,則事有統攝,民獲乂安,皆出大皇帝陛下幬覆之仁。 臣謹當奉藩脩貢,以表至誠,臣拱北馳神,不勝激切屏營膽仰候命之至,謹奉表奏以聞。 一恭遞上進儀物,金子拾鎰,銀子貳拾鎰。 一謹遣行价貳名,阮有晭,武輝璞。 乾隆伍拾肆年貳月日。[14]Dịch âm
An Nam quốc tiểu mục thần Nguyễn Quang Bình cẩn tấu vi mạo lịch vi thành ngưỡng can thiên thính sự, khâm duy đại hoàng đế bệ hạ, thụ thiên minh mệnh, vi vạn quốc quân, lâm ngự ngũ thập dư niên, hồng ân phổ hiệp, hoa di nội ngoại, đồng phong cộng quán, thần An Nam giới cư viêm kiếu, cửu mộc giáo thanh.
Nãi nhân nhị bách niên lai, quốc vương Lê thị thất bính, quyền thần Trịnh thị chuyên hữu kỳ quốc, ký tiền vương Lê Duy Đoan niên lão, phụ chính tiền Trịnh thị noạ, binh kiêu dân oán, quốc nội quai ly. Thần dĩ Tây Sơn bố y thừa thời cử sự, Bính Ngọ hạ, hưng binh diệt Trịnh, hoàn quốc vu Lê.
Kỳ niên tiền vương tạ thế, hựu ủng lập kỳ tự tôn Duy Kỳ tập vị. Duy Kỳ vi nhân dâm bạo, bất tuất quốc chính, triều cương trì ư nội, biên hấn sinh ư ngoại, phương nghi hãm hại trung lương, tru sừ tộc tính, quốc nội chi thần nhược dân, bôn sách ư thần, thỉnh vi xuất binh trừ loạn.
Thần tự duy quốc giả thiên triều sở phong chi quốc, thần hà cảm tự hành phế trí. Đinh Mùi đông, khiến nhất tiểu tướng dĩ binh vấn kỳ tả hữu chi trợ Kiệt giả, nhi Duy Kỳ vọng phong tiêu độn, tự di y thích. Mậu Thân hạ, thần chí Lê thành, phục uỷ tiền vương chi tử Duy Cẩn giám quốc thừa tự, kinh khiển hành giới khấu quan, bị dĩ quốc tình đề tấu.
Nhật giả biên thần phản thư khước sứ, bất tức đệ đạt. Khứ niên đông, điều động đại binh, xuất quan chinh tiễu, thần viễn đạo văn tín, tự niệm tòng lai nhất phiến úy thiên sự đại chân trung ủng ư thượng văn, lệnh tiền Lê vương tử Duy Cẩn cập thần dân bẩm văn tam đạo giai hành giới khấu bẩm viên môn, bất liệu đại binh chân xu Lê thành, sát thủ binh thậm chúng.
Thần tự sủy tiến thoái vô cứ, thả kỳ sự tổng do Lê Duy Kỳ bất đạo sở chí, ư kim niên chính nguyệt sơ ngũ nhật tiến để thành hạ, tịnh bất cảm dữ quan binh kháng cự dã. Nãi quan binh sát lục thái đa, thế nan thúc thủ tựu phọc, tích tự kháng hành, thần bất thắng hoảng cụ, hiện tại dĩ tương đối luỹ chi nhân tra xuất chính pháp.
Phục duy đại hoàng đế thể thiên hành hoá, tài bồi khuynh phúc, nhất thuận tự nhiên, thứ man mạch vô tri chi hoạ, lượng khoản quan dụ tấu chi thành, thụ mục lập bính, dụng kỳ lung mệnh, tỉ thần đắc dĩ bảo chướng nhất phương, khác cộng hầu phục, tắc sự hữu thống nhiếp, dân hoạch nghệ an, giai xuất đại hoàng đế bệ hạ trù phúc chi nhân.
Thần cẩn đương phụng phiên tu cống, dĩ biểu chí thành, thần củng bắc trì thần, bất thắng kích thiết bình doanh đảm ngưỡng hầu mệnh chi chí, cẩn phụng biểu tấu dĩ văn.
Nhất cung đệ thượng tiến nghi vật, kim tử thập dật, ngân tử nhị thập dật. Nhất cẩn khiến hành giới nhị danh, Nguyễn Hữu Chu, Vũ Huy Phác. Càn Long ngũ thập tứ niên nhị nguyệt nhật. Dịch nghĩa
Thần là tiểu mục nước An Nam Nguyễn Quang Bình mạo muội kính cẩn đem tấm lòng thành tâu lên mong đại hoàng đế bệ hạ (là bậc) thụ mệnh sáng như trời, vua của vạn quốc, ở trên ngôi báu đã trên năm mươi năm, hồng ân rải khắp mọi nơi Hoa cũng như Di đều được thấm nhuần, (cả đến) nước An Nam của thần tuy ở chỗ viêm nhiệt xa xôi cũng từng được tắm gội, (xin) lấy đức lớn mà nghe cho.
Hai trăm năm qua, quốc vương họ Lê (nước tôi) mất quyền khiến cho quyền thần họ Trịnh coi giữ việc nước, đến vua trước là Lê Duy Đoan tuổi già, phụ chính họ Trịnh hèn yếu, binh kiêu dân oán, khiến người trong nước chia rẽ ngả nghiêng. Thần là kẻ áo vải đất Tây Sơn (vì thế) phải tùy thời mà dấy lên, mùa hạ năm Bính Ngọ, hưng binh diệt họ Trịnh, trả lại nước cho họ Lê.Trong năm đó tiền vương tạ thế, thần lại đưa tự tôn là Duy Kỳ lên nối ngôi. Duy Kỳ là người dâm bạo[15], không lo quốc chính, mối giềng lỏng lẻo bên trong, lân bang gây hấn ở bên ngoài, chỉ lo hãm hại trung lương, giết người trong họ, người trong nước cũng như bầy tôi đều chạy về với thần, xin xuất binh trừ loạn.
Thần vẫn biết rằng nước đây đã được thiên triều sách phong, đâu dám tự ý phế lập. Mùa đông năm Đinh Mùi mới sai một tiểu tướng đem binh ra hỏi tội bọn tả hữu dám giúp cho kẻ Kiệt kia, hay đâu Duy Kỳ mới nghe tiếng đã bỏ chạy, tự mình làm khổ mình. Đến mùa hạ năm Mậu Thân thần đến Lê thành, đưa con của vua trước là Duy Cẩn trông coi việc thờ tự và giám quốc, rồi sai người sang gõ cửa quan trình bày mọi việc trong nước.
Khi đó người biên thần (chỉ Tôn Sĩ Nghị) lại trả lại thư, đuổi sứ về, không chịu đề đạt lên. Mùa đông năm ngoái y lại điều động đại binh, xuất quan qua đánh, thần ở xa nghe tin, tự nghĩ xưa nay một lòng kính sợ thiên triều, định đem tấc lòng giãi bày lên trên, nên mới bảo vương tử Lê Duy Cẩn và thần dân gõ cửa trình ba bẩm văn, ngờ đâu đại binh tiến thẳng đến Lê thành, giết binh trấn giữ nhiều vô số kể.
Thần chẳng biết tiến thoái ra sao, việc đó chính là do Lê Duy Kỳ không biết tính toán, nên đến ngày mồng năm tháng giêng năm nay tiến đến Lê thành, đâu có dám chống cự lại quan binh. Thế nhưng quan binh tàn sát quá lắm, thế không thể thõng tay chịu trói nên đành chống trả. Việc đó cũng khiến cho thần sợ hãi nên đã đem những kẻ dám đối địch chính pháp cả rồi.Cũng mong đại hoàng đế theo mệnh trời hành hoá, tài bồi cho kẻ ngả nghiêng, thuận theo tự nhiên, tha thứ cho kẻ man di không biết, thấu cho lòng thành của kẻ cầu xin được chăn dắt ở một cõi mà để cho thần được đứng chắn ở một phương, làm chư hầu tuân phục thì mọi sự được thống nhiếp, dân chúng được yên ổn làm ăn, cũng đều do đức nhân của đại hoàng đế ban cho cả.
Thần nguyện triều cống theo lệ phiên vương, dâng biểu chí thành, hướng về phương bắc, không khỏi cảm kích trông đợi mệnh lệnh kính cẩn dâng lên tờ biểu này.
Cung kính đệ lên tiến vật gồm mười dật vàng, hai mươi dật bạc.Cung kính sai hai hành nhân là Nguyễn Hữu Chu, Vũ Huy Phác. Càn Long năm thứ 54, tháng hai.
Chú thích. Chuyện Quang Trung giả.Kỹ sư Phan Duy Kha có nhiều khảo cứu lịch sử. Liên quan tới phái đoàn Đại Việt sang Yên Kinh cầu phong, trong đó vua Quang Trung là “giả”, ông cố gắng lý giải những điều mà hiện nay còn khó hiểu.Bạn đọc nào quan tâm, xin đọc bài của ông. Đó là bài Bí ẩn sự kiện Quang Trung giả thời Tây Sơn.
Còn có thể đưa ra những giả thuyết táo bạo về sự kiện này. Vua Quang Trung tự đem thân qua biên giới để bệ kiến vua Thanh không những là chuyện hi hữu, chưa từng có, mà còn là chuyện mạo hiểm. Không chỉ nguy cho sinh mệnh vua, mà khi vắng vua, biết bao bất trắc sẽ xảy ra trong nước?
Đời Trần, vua Nguyên “năm lần, bảy lượt” đòi vua Trần sang chầu, đều bị từ chối.
Bới vậy, có thể đề ra giả thuyết sau:
Phái đoàn sang Yên Kinh có mặt vua Quang Trung “thật”, nhưng bị phao tin là “giả” (mọi người hiểu là vua “thật” vẫn đang điều hành triều đình); nhờ vậy, các thế lực phản loạn, chống đối (nhiều vô thiên lủng) không dám ngo ngoe.
Đây có thể là cách góp phần làm sáng tỏ lịch sử, nếu may mắn chúng ta phát hiện được những sử liệu mới phù hợp với giả thuyết này.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, là nếu người học Lịch Sử được tham gia thảo luận các giả thuyết – kể cả tự đề xuất giả thuyết – thì môn Lịch Sử sẽ không bị chán ngán như hiện nay.
Tham khảo: Xem xét lại thời Tây Sơn
submitted by Frequent_Cycle4744 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.03.29 16:26 pk-kien-thanh Thuốc làm mềm phân là gì, khi nào cần dùng?

Thuốc làm mềm phân là loại thuốc hiệu quả được sử dụng để phòng ngừa cũng như điều trị táo bón. Nó cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại thuốc này nhé.

Thuốc làm mềm phân là gì?

Táo bón là tình trạng phân trở nên khô và cứng, khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí là đau đớn. Nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời thì táo bón có thể dẫn tới các nguy cơ sức khỏe khác như đầy hơi, buồn nôn… Mặt khác, nếu như rặn quá nhiều còn có thể khiến cho các mạch máu ở xung quanh hậu môn bị sưng lên, huyết áp gia tăng và dẫn tới tổn thương trực tràng.
Thuốc làm mềm phân, theo các bác sĩ là chất hoạt động bề mặt, giúp tăng lượng nước mà phân hấp thụ ở trong ruột, từ đó trở nên mềm hơn và dễ được đào thải ra ngoài. Nó có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc đường trực tràng.
Thuốc là mềm phân cũng kích thích sự bài tiết nước, natri, clorua, kali, ức chế sự hấp thụ bicarbonate và glucose tại phần hỗng tràng của ruột non, cho phép các chất ở trong ruột lưu giữ được nhiều chất lỏng hơn.
Thuốc làm mềm phân có thành phần phổ biến là natri docusat, và thường cần từ 1 – 3 ngày để phát huy tác dụng.

Thuốc làm mềm phân được sử dụng khi nào?

Có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để hỗ trợ điều trị táo bóng. Tuy nhiên, cần phải xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là gì.
Nếu như táo bón hình thành do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước thì việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng táo bón.
Còn nếu táo bón do các nguyên nhân khác, như: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc điều trị, mắc bệnh lý nội khoa… thì việc sử dụng thuốc làm mềm phân có thể được đề xuất để giảm tình trạng bệnh cũng như cải thiện sức khỏe.
Thuốc làm mềm phân có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
– Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sau khi trải qua ca phẫu thuaajat tại vùng bụng, vùng chậu, hoặc trực tràng.
– Phụ nữ sau sinh.
– Trường hợp huyết áp cao, đau tim.
– Người bệnh trĩ, thoát vị bụng, nứt kẽ hậu môn…
Thuốc làm mềm phân cũng có thể được dùng với mục đích làm sạch ruột trước khi thực hiện một số thủ tục kiểm tra y tế như nội soi đại trực tràng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm phân

Khi sử dụng thuốc làm mềm phân để trị táo bón các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Sử dụng chính xác theo như chỉ dẫn ở trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Không sử dụng với liều lượng lớn hơn hoặc là lâu hơn so với khuyến cáo. Thuốc thường sử dụng trong 1 tuần. Nếu như lâu hơn 1 tuần thì các bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
– Không được nghiền nát, nhai, bẻ, hoặc là mở viên nang hoặc viên nén khi uống.
– Sử dụng thuốc làm mềm phân có thể gây một số tác dụng phụ như: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
– Thuốc cũng có thể gây mất cân bằng điện giải, thậm chí là bị co giật. Do đó, những người cao tuổi, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa cần được bác sĩ tham khám kỹ càng trước khi sử dụng thuốc.
– Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải phản ứng dị ứng với các triệu chứng phát ban, hắt hơi, ngứa, khó thở thì nên tạm ngừng và liên hệ với bác sĩ.
– Trường hợp không đi tiêu được sau khi dùng thuốc hoặc bị chảy máy trực tràng thì nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới bệnh viện.
– Bệnh cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống tiêu hóa – nhất là đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
submitted by pk-kien-thanh to u/pk-kien-thanh [link] [comments]


2024.03.20 09:40 pk-kien-thanh Thuốc làm mềm phân là gì, khi nào cần dùng?

Thuốc làm mềm phân là loại thuốc hiệu quả được sử dụng để phòng ngừa cũng như điều trị táo bón. Nó cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại thuốc này nhé.

Thuốc làm mềm phân là gì?

Táo bón là tình trạng phân trở nên khô và cứng, khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí là đau đớn. Nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời thì táo bón có thể dẫn tới các nguy cơ sức khỏe khác như đầy hơi, buồn nôn… Mặt khác, nếu như rặn quá nhiều còn có thể khiến cho các mạch máu ở xung quanh hậu môn bị sưng lên, huyết áp gia tăng và dẫn tới tổn thương trực tràng.
Thuốc làm mềm phân, theo các bác sĩ là chất hoạt động bề mặt, giúp tăng lượng nước mà phân hấp thụ ở trong ruột, từ đó trở nên mềm hơn và dễ được đào thải ra ngoài. Nó có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc đường trực tràng.
Thuốc là mềm phân cũng kích thích sự bài tiết nước, natri, clorua, kali, ức chế sự hấp thụ bicarbonate và glucose tại phần hỗng tràng của ruột non, cho phép các chất ở trong ruột lưu giữ được nhiều chất lỏng hơn.
Thuốc làm mềm phân có thành phần phổ biến là natri docusat, và thường cần từ 1 – 3 ngày để phát huy tác dụng.

Thuốc làm mềm phân được sử dụng khi nào?

Có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để hỗ trợ điều trị táo bóng. Tuy nhiên, cần phải xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là gì.
Nếu như táo bón hình thành do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước thì việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng táo bón.
Còn nếu táo bón do các nguyên nhân khác, như: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc điều trị, mắc bệnh lý nội khoa… thì việc sử dụng thuốc làm mềm phân có thể được đề xuất để giảm tình trạng bệnh cũng như cải thiện sức khỏe.
Thuốc làm mềm phân có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
– Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sau khi trải qua ca phẫu thuaajat tại vùng bụng, vùng chậu, hoặc trực tràng.
– Phụ nữ sau sinh.
– Trường hợp huyết áp cao, đau tim.
– Người bệnh trĩ, thoát vị bụng, nứt kẽ hậu môn…
Thuốc làm mềm phân cũng có thể được dùng với mục đích làm sạch ruột trước khi thực hiện một số thủ tục kiểm tra y tế như nội soi đại trực tràng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm phân

Khi sử dụng thuốc làm mềm phân để trị táo bón các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Sử dụng chính xác theo như chỉ dẫn ở trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Không sử dụng với liều lượng lớn hơn hoặc là lâu hơn so với khuyến cáo. Thuốc thường sử dụng trong 1 tuần. Nếu như lâu hơn 1 tuần thì các bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.
– Không được nghiền nát, nhai, bẻ, hoặc là mở viên nang hoặc viên nén khi uống.
– Sử dụng thuốc làm mềm phân có thể gây một số tác dụng phụ như: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
– Thuốc cũng có thể gây mất cân bằng điện giải, thậm chí là bị co giật. Do đó, những người cao tuổi, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa cần được bác sĩ tham khám kỹ càng trước khi sử dụng thuốc.
– Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải phản ứng dị ứng với các triệu chứng phát ban, hắt hơi, ngứa, khó thở thì nên tạm ngừng và liên hệ với bác sĩ.
– Trường hợp không đi tiêu được sau khi dùng thuốc hoặc bị chảy máy trực tràng thì nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới bệnh viện.
– Bệnh cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống tiêu hóa – nhất là đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
submitted by pk-kien-thanh to u/pk-kien-thanh [link] [comments]


2024.03.18 12:02 Haunting_Stock_2747 LUẬT CHO KẺ CAI TRỊ

Bạn đã chán ghét một chính quyền mục ruỗng, thối nát, căm thù những tên hôn quân bất nhân, tàn bạo. Bạn biết rằng nếu được ngồi trên ngai vàng, bạn sẽ làm tốt hơn chúng, đất nước bạn sẽ trở nên tươi đẹp hơn.
Ý tưởng tốt đấy. Nhưng có lẽ sẽ có ích hơn một chút, nếu bạn biết được những quy tắc của người cai trị - "luật cho kẻ cai trị".
Và đây là điều luật tối cao:
"KHÔNG AI CAI TRỊ MỘT MÌNH."
Bạn không thể tự tay xây dựng các công trình, không thể tự tay hành pháp, không thể tự bảo vệ đất nước. Bạn cần các tay sai làm việc đó cho bạn - bạn cần quân đội và giai cấp thống trị, còn những kẻ bị trị chỉ là mối quan tâm thứ cấp mà thôi. Nếu giai cấp thống trị trung thành với bạn, nếu bạn cho họ lợi ích, bạn sẽ có quyền lực, để bạn CÓ THỂ hiện thực giấc mơ muôn dân ấm no hạnh phúc. Còn nếu không, thì mọi ý tưởng của bạn chỉ là nằm mơ giữa ban ngày; và bạn sẽ bị thay thế.
Ngồi lên ngai vàng để cai trị, hoặc là ngai vàng sẽ cai trị bạn. ----------------------------------

I. Độc tài và quân chủ.

1. Thu phục những kẻ quyền lực nhất
Đơn giản rồi. Nếu bạn thu phục được những kẻ quyền lực nhất trong giai cấp thống trị, bạn sẽ có tất cả. Nếu không, bạn sẽ chẳng có gì. Lũ bần nông khố rách kia á? Quên chúng đi, chúng không giúp được bạn đâu.
2. Sử dụng ngân khố hiệu quả
Làm thế nào để bạn đảm bảo được sự trung thành của giai cấp thống trị? Tiền. Mục đầu tiên trong danh sách các chi tiêu quốc gia là gì? Giáo dục? Quốc phòng? Không, là túi của bộ sậu cầm quyền.
Lũ dân ngu cu đen á? Kệ chúng đi. Mỗi một đồng bạn chi cho chúng, là một đồng phung phí vì không phục vụ được lợi ích của giai cấp thống trị. Một tên bạo chúa không quan tâm tới nhân dân sẽ có thể thưởng nhiều hơn cho tay sai, và bộ sậu của bạn sẽ nhao nhao đầu quân cho hắn.
Chừng nào quân đội và quan chức còn sát cánh bên bạn, lũ dân đen sẽ chẳng làm gì được bạn đâu. Chúng sẽ chết thảm như hàng nghìn tên nô lệ phản loạn của Spartacus. Nhưng nếu giai cấp thống trị không vừa ý với bạn, toàn bộ sức mạnh của quân đội sẽ đổ ập lên bạn, những sát thủ sẽ bám theo bạn, bạn sẽ lên bảng đếm số, nhanh, rất nhanh đấy.
Đến đây bạn có thể nói rằng các tay sai của bạn là trung thành tuyệt đối, họ cũng muốn đất nước tươi đẹp như bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, khi họ cùng bạn cai trị, họ cũng cần một mớ tay sai như bạn, và họ cần đảm bảo lợi ích cho mớ tay sai ấy, nếu không, họ sẽ bị lật, và sau đó sẽ tới bạn.
3. Tối giản và tối ưu hóa bộ sậu
Bộ sậu càng đơn giản, tay sai của bạn càng ít, lợi ích cho mỗi tay sai càng lớn, càng hấp dẫn, và bạn càng dễ quản lý. Và nhiều khi, những công cụ để CHIẾM quyền lực, lại không phải là công cụ để GIỮ quyền lực.
Vậy xử lý thế nào? Giết bớt chúng đi, ném chúng vào nhà ngục, tịch thu tài sản, nếu cần thì xử đẹp luôn họ hàng thân thích của chúng để trừ hậu họa về sau. Những kẻ không hiểu chuyện sẽ chửi bạn là kẻ bất nhân, bội nghĩa, tàn sát công thần - mặc kệ chúng đi, bạn muốn bị chửi hay bị giết? -----------------------------------

II. Phép màu của nền Cộng hòa

Chế độ độc tài thật là tàn nhẫn phải không? Bạn biến nước bạn thành một nền Cộng hòa, một đất nước của dân, do dân và vì dân. Bạn mỉm cười, giờ đây bạn có thể chăm lo cho các con dân của bạn.
Đừng vội mừng: các quy tắc vẫn giữ nguyên, chỉ khác là giờ đây các quý tộc đã thay bằng các khối cử tri - nông dân, doanh nhân, công nhân, trí thức... và lợi ích của các khối này thường xuyên xung đột, nên bạn sẽ phải hi sinh lợi ích của các khối "yếu" mà phục vụ lợi ích của các khối "mạnh". Thiểu số vẫn nắm giữ phần lớn quyền lực, nên bạn lại phải phục vụ thiểu số trước.
Nếu không đảm bảo được 3 quy tắc ở trên, thì hết nhiệm kỳ, bạn sẽ phải cuốn gói. Và nếu bạn đủ ăn hại thì chúng sẽ cho bạn ngồi tù hoặc đi bán muối trước khi hết nhiệm kỳ. -----------------------------------

III. Tài nguyên, năng suất lao động và thuế

Không ai có thể phủ nhận rằng sống trong các nền cộng hòa thì thường tốt hơn các nước độc tài, bởi vì dù bạn là dân ngu cu đen thì bạn vẫn có nhiều "quyền lực" hơn, nên kẻ ngồi trên "ngai vàng" kia sẽ phải phục vụ bạn tốt hơn nếu muốn giữ ghế.
Bạn đã biết rằng mỗi đồng tiền bỏ ra cho dân đen là phung phí vì không vào túi các tay sai đắc lực. Thực ra thì không hẳn, vì khi người dân được chăm lo, đời sống được đầu tư, năng suất lao động của họ tăng lên và bạn thu được nhiều thuế hơn, để thưởng cho các tay sai hậu hĩnh hơn.
Vậy tại sao không đầu tư cho người dân? Đơn giản vì nhiều khi món đầu tư đó không ra lãi. Nếu 1 đồng bỏ ra cho dân đen không đem lại thêm hơn 1 đồng tiền thuế, quên nó đi. Hãy đút đồng tiền đó vào túi các tay sai của bạn.
Đó là lý do mà trước thời cận đại, xu hướng chuyên chế mạnh hơn ngày nay - đơn giản bởi vì việc đầu tư phát triển cho nhân dân không đem lại nhiều lợi ích như bây giờ, đa phần do các giới hạn về khoa học kỹ thuật. Và ở các nước có thật nhiều tài nguyên khoáng sản quý giá (dầu mỏ, vàng,...) thì xu hướng chuyên quyền lại nhiều hơn, cũng cùng lý do. Khi tài nguyên thiên nhiên khan hiếm và khoa học kỹ thuật phát triển, đầu tư cho người dân lại là lựa chọn hấp dẫn hơn nhiều.
Người dân ấm no, họ không muốn nổi loạn. Người dân chết đói thì không có sức mà nổi loạn. Nhưng đoạn "nửa nạc nửa mỡ" ở giữa thì khá là nguy hiểm - bạn chăm lo cho dân thêm một chút, dân ấm no thêm một chút, có học thức thêm một chút, họ dễ nổi loạn hơn; và vì bạn đã chăm lo cho giai cấp thống trị ít đi một chút, họ lại muốn lật đổ bạn hơn.
Nguồn
submitted by Haunting_Stock_2747 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.03.17 13:51 jann99ina Việt Cộng phá rừng xây sân golf cho đảng viên cộng sản giải trí

https://dantri.com.vn/xa-hoi/giam-doc-chi-nhanh-ngan-hang-lam-san-golf-mini-tren-dat-rung-de-giai-tri-20240317124718070.htm
https://baomoi.com/bac-giang-de-xuat-lay-85-7ha-dat-rung-lam-san-golf-cac-bo-nganh-noi-gi-c46222997.epi
https://nld.com.vn/danh-cho-ban-doc-vip/du-an-san-golf-gay-hau-qua-lon-rung-thong-chet-tuc-tuoi-20220926212911971.htm
https://tuoitre.vn/trai-nghiem-golf-co-1-0-2-ben-canh-rung-nguyen-sinh-phu-quoc-20220723072835475.htm
https://nguoidothi.net.vn/tro-lai-du-an-san-golf-dak-doa-rung-tan-nuoc-can-37070.html
submitted by jann99ina to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.03.10 03:04 Aggravating_Knee_861 Thông não cho bò đỏ và Dư Luận Viên (Phần 3)

Phần này nói chi tiết về các nghĩa trang liệt sỹ Tàu cộng, Bắc Triều Tiên và Liên Xô chết trận. Theo các thông tin chính thức, Đảng CSVN đã xây hơn 40 nghĩa trang, và phong liệt sỹ cho quân lính Tàu cộng chết trận trong chiến tranh VN. Hàng năm Đảng bộ các tỉnh đều có viếng thăm và thắp hương cho các liệt sỹ Tàu chết trận. Lưu ý, đây là lính Tàu qua VN tham chiến giúp Bắc Việt đánh nhau với quân Mỹ và VNCH giai đoạn 1965 - 1975 chứ không phải lính Tàu đánh (xâm lược) các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979 nhé. Hơn 40 nghĩa trang này nằm rãi rác ở khắp 22 tỉnh thành miền Bắc và miền Trung vốn thuộc lãnh thổ của VNDCCH trước đây (từ vỹ tuyến 17 trở ra Bắc). Trong lịch sử VN ngàn đời, kể cả các chế độ phong kiến trước đây cũng chưa từng có chuyện xây nghĩa trang và phong liệt sỹ cho lính ngoại bang chết trận. VNCH cũng không có xây nghĩa trang cho lính Mỹ chết trận (tri ân thì có) cho dù Mỹ là đồng minh của miền Nam VNCH tham chiến chống lại phe cộng sản. Chế độ CHXHCNVN là chế độ đầu tiên trong lịch sử dân tộc VN làm chuyện này. Ngoài các nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc còn có nghĩa trang liệt sỹ Triều Tiên nữa. Riêng Liên Xô thì chỉ mới công bố con số lính chết rất thấp, chưa công bố đầy đủ số lính chết trong chiến tranh VN nên chưa có thông nghĩa trang lính Liên Xô. Lính Liên Xô chết thường được đem về nước an táng chứ không để xác lại. Các thông tin về nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc, Triều Tiên... được tổng hợp từ các báo Đảng chính thống và từ các Youtuber miền Bắc quay lại. Địa chỉ chính xác các nghĩa trang đều có đầy đủ, ai muốn đi thắp hương cho các bố Tàu cộng, Triều Tiên thì cứ việc nhé.
http://caobangtv.vn/tin-tuc-n26934/doan-dai-bieu-tinh-dang-huong-vieng-nghia-trang-liet-sy-trung-quoc.html
http://m.baobacgiang.com.vn/bg/xa-hoi/387217/lien-hiep-cac-to-chuc-huu-nghi-tinh-bac-giang-vieng-nghia-trang-liet-si-quan-tinh-nguyen-trung-quoc.html#ui=mobile
https://dienbientv.vn/tin-tuc-su-kien/xa-hoi/201304/Ban-giao-dua-vao-su-dung-Nghia-trang-nguoi-Trung-Quoc-tai-thi-xa-Muong-Lay-2233172/
https://donghy.thainguyen.gov.vn/tin-moi/-/asset_publishePd5HkZs9ZQIG/content/le-dang-huong-at-vong-hoa-tai-nghia-trang-liet-sy-nguoi-trung-quoc-tai-xa-linh-son?inheritRedirect=true
http://vietnamese.cri.cn/421/2018/04/04/1s243588.htm?fbclid=IwAR2XOuGwHAi9jhzz76Cam4pAn6xmz4OV_ws0cDwmsYeSljufT1UceknPluI
https://youtu.be/W4NBBQagH-4
https://youtu.be/V-c0iN636bs
https://youtu.be/NOFH7nXGhHo
submitted by Aggravating_Knee_861 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.02.25 07:45 anti_vc [GÓC LỊCH SỬ] - Bạo lực, biến động và sự rạn nứt miền Nam Việt Nam, 1945-1954

Giáo sư Shawn McHale, gửi cho BBC News Tiếng Việt
Hình minh họa, chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được 5 nước ký kết, trong đó có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, còn được gọi là Kháng chiến chống Pháp, kết thúc.
Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần, với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) do phe cộng sản lãnh đạo ở phía bắc và Quốc gia Việt Nam không cộng sản ở phía nam. Ngay sau khi được tin này, Trần Bạch Đằng, một trí thức cộng sản, đảng viên kháng chiến ngầm ở lại miền Nam, đã lên đường vào Sài Gòn. Ông cảm thấy mất phương hướng. Ông viết ra những lời xúc động trong cuốn Kẻ sĩ Gia Định (NXB Quân Đội Nhân Dân, 2005), 19-20.:
“Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi bùi ngùi từ giã vùng giải phóng Khu 9, nơi mà tôi sống và làm việc nhiều năm, về Sài Gòn. Tôi bước chân lên chợ Phụng Hiệp vào một buổi sáng. Bên kia sông là vùng giải phóng. Phía tay mặt chợ là trụ sở Uỷ ban Liên hiệp, ngọn cờ Tổ quốc đang bay. Phụng Hiệp tuy nhỏ nhung rất náo nhiệt. Đối với tôi, cái gì ở đây cũng xa lạ cả. Cảnh bến xe càng ồn ào hơn, người lên xe, xuống xe, đi lại rầm rập. Từ bờ sông lên, tôi phải qua mặt nhiều ngưởi và khi qua mặt họ tôi có cảm giác lạnh lạnh ở gáy, như là bị những con mắt tò mò nhìn xỉa xói. Trèo lên xe, tôi liếc người kế bên. Đó là một thanh niên, đeo kiếng đen “Tay nầy có vẻ một lính kính,” tôi nghĩ bụng. Đằng sau tôi là những ai? Tôi mấy lần định quay lại nhìn, nhưng tôi thôi . . . . Những suy tính lung tung ấy làm tôi bứt rứt. Xe chạy vụt qua bao nhiêu xóm, chợ tôi không nhớ. Cảm giác chung là khi xe chạy qua hết những khúc lộ bị phá hoại, bắt đầu đến đoạn tốt, xe không xốc nữa, tôi thấy hình như mình xa Khu 9 hơn và thấy bơ vơ hơn.”
Việc Trần Bạch Đằng nhớ lại cuộc hành trình năm 1954 của ông từ vùng kháng chiến giải phóng đến vùng do Quốc gia Việt Nam kiểm soát, thể hiện tầm quan trọng của đường biên giới bên trong đã hình thành đồng bằng sông Cửu Long trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nhưng nó cũng nhấn mạnh một thực tế cay đắng cho VNDCCH do phe cộng sản lãnh đạo: họ đã thất bại trong cuộc chiến ở miền Nam, và buộc phải chấp nhận sự chia cắt đất nước tạm thời tại Vĩ tuyến mười bảy. Chỉ có những nghĩa quân bí mật như Trần Bạch Đằng mới ở lại tiếp tục đấu tranh cách mạng.
Hình minh họa, chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
Đối với các nhà sử học trong và ngoài Việt Nam, Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945–54) chiếm một vị trí đặc biệt. Ở cấp độ toàn cầu, đây là một phần mang tính biểu tượng của các cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Á và châu Phi, đánh dấu sự kết thúc của mô hình đế quốc châu Âu. Trong số 400.000 binh lính và dân thường được cho đã thiệt mạng trong cuộc chiến này, có lẽ chỉ 5% là người Pháp. Những người chết đến từ châu Âu, châu Phi, châu Á và thậm chí cả châu Mỹ. Họ bao gồm người Việt Nam, người Lào, người Campuchia, người Guinea, người Senegal, Maroc, Algeria và người Đức. Nhưng phần lớn người chết đến từ Việt Nam.
Ở Việt Nam, cách kể tiêu chuẩn về cuộc chiến này là về một cuộc kháng chiến dân tộc cách mạng Việt Nam kiên quyết, ban đầu thất thế, có sự ủng hộ trên diện rộng, đã chiến đấu chống lại quân đội Pháp hùng mạnh, và cuối cùng đã chiến thắng bất chấp những khó khăn lớn. Câu chuyện luôn bắt đầu ở miền Bắc đất nước, khi Việt Minh cướp chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Ảnh hưởng của hành động này lan dần về phía Nam đến tận Đồng bằng sông Cửu Long, và đỉnh điểm là trở lại miền Bắc, khi Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Các sử gia cộng sản (và nhiều người khác) thường nhấn mạnh rằng chiến tranh cũng nổ ra ở miền Bắc vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, sau khi các cuộc đàm phán ngoại giao giữa VNDCCH và Pháp đổ vỡ. VNDCCH do phe cộng sản lãnh đạo đã chiến thắng khi Pháp bại trận trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là một câu chuyện rất hướng về miền Bắc, mà hầu hết các sách giáo khoa về chiến tranh của Việt Nam ít chú ý đến những gì, chính xác, đã xảy ra ở miền Nam.
Các nhà sử học không phải là người Việt Nam cũng lại áp dụng cách tiếp cận lấy miền Bắc làm trung tâm này và thêm vào những mối bận tâm của riêng họ. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu của Pháp bị chi phối bởi nhu cầu giải thích tại sao Pháp “mất” Đông Dương. Họ có xu hướng bỏ qua trong im lặng những tội ác chiến tranh vốn là một phần không thể thiếu của cuộc xung đột này, và giảm thiểu sự đóng góp quan trọng vào nỗ lực chiến tranh của những người không phải là công dân Pháp. Các tác phẩm của Mỹ về cuộc xung đột, cũng tập trung vào miền Bắc, có đặc điểm riêng và có xu hướng đưa ra một cái nhìn biếm họa về Hồ Chí Minh. Do đó, Fredrik Logevall, trong sách , Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam, tuyên bố rằng vào năm 1954, VNDCCH, “dưới sự lãnh đạo của“ Bác Hồ ”đáng kính, đã chống lại người Nhật và đánh đuổi người Pháp và do đó đảm bảo tính chính danh theo chủ nghĩa dân tộc, mà về cơ bản, đã được cố định cho mọi thời đại. ” Đây là cách nói cường điệu, không phải lịch sử.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tránh viết một lịch sử tập trung nhiều vào miền bắc, Đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc chiến lược quân sự? Thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta viết ra lịch sử nhạy cảm hơn về mặt văn hóa, tinh tế hơn về cuộc chiến, tập trung vào miền Nam, nơi cuộc chiến lần đầu tiên nổ ra? Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tập trung vào cư dân bản địa của miền Nam hơn là người Pháp? Có lẽ những lời của một người trẻ tuổi Âu Trường Thanh, người đã viết cho một người bạn học ở Paris vào tháng 6 năm 1947, có thể gợi ý một hướng tiếp cận:
"Kể từ khi bạn ra đi, chiến tranh đã để lại cho đất nước chúng tôi dấu vết của bất hạnh và đau thương. Một ngày luôn có đốt phá và chết chóc. Và tôi đảm bảo với bạn rằng những cảnh tượng như vậy sẽ mãi mãi khắc sâu vào tâm trí chúng tôi và không bao giờ có thể xóa bỏ được: hành động tàn bạo, hãm hiếp, nhà bị đốt cháy, đầu bị chặt, xác người chết đuối ven sông, rải rác dọc đường ... Có một ví dụ: mỗi ngày, có hai đoàn rước gồm hai xe ngựa chở đầy xác chết đi xuống đường General Lizé về phía nghĩa trang Chí Hòa. Hai người lái xe, mặc quần áo kiểu Trung Quốc, mũ rộng vành, đeo kính râm, quất ngựa. Một trong số họ, tôi không rõ tại sao, kêu chũm chọe thành từng đợt đột ngột. Trên toa xe chất đống hàng chục xác chết, một số còn nguyên vẹn, một số khác bị cắt xẻo khủng khiếp, không có quan tài hay chiếu để che phủ. Và thế là, mỗi ngày, một cuộc rước hai xe ngựa vào buổi sáng, và hai chuyến nữa vào buổi tối. Hai năm chiến tranh không mang lại gì ngoài sự tàn phá và đổ máu."
Hình liên quan Đội du kích Ba Tơ, lực lượng vũ trang đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam Trung Bộ
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Vua Bảo Đại thoái vị, ban đầu được Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946)
Như trích dẫn này cho thấy, mức độ bạo lực từ năm 1945 đến năm 1947 - và thực sự là đến năm 1954 - đã định hình nên cuộc chiến. Trong cuốn sách tôi viết và vừa ra mắt, Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất: Bạo lực, Chủ quyền và Sự tan vỡ của miền Nam, 1945-56 (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2021), tôi đã xem xét động lực của bạo lực, kết hợp với sự sụp đổ thể chế và sau đó là tái thiết, đã định hình sâu sắc cuộc chiến.
Nhà nước thuộc địa của Pháp ở Việt Nam đã bị suy yếu về thể chế từ từ trong Thế chiến thứ hai. Sau đó, vào tháng 3 năm 1945, chế độ tan rã ở các tỉnh. Vương Hồng Sển, khi đó đang sống tại Sóc Trăng, tuyên bố rằng “Quyền lực điều hành trong tỉnh như mất đầu” (trích từ Hơn nửa đời hư, chương 19). Nhiều tỉnh thành khác cũng vậy. Nhà nước Nhật Bản thay thế chế độ này, cũng lại sụp đổ vào tháng 8 năm 1945. Khoảng trống này đã tạo ra một loạt các thành phần đấu tranh giành quyền kiểm soát các làng và tỉnh địa phương của họ. Các động lực bạo lực tiếp theo trong những năm đầu của cuộc chiến, do người Pháp, người Việt và người Khmer xúi giục, từ cấp địa phương cho đến cấp quốc gia, sau đó làm sâu sắc thêm sự đối kháng lẫn nhau và đẩy các đồng minh tiềm năng ra xa nhau. Cuối cùng, người Pháp thống trị các thành phố ở miền Nam, nhưng nông thôn là nơi diễn ra xung đột gay gắt giữa người Việt với nhau (và với người Khmer).
Hình minh họa, chụp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.
Chúng ta có thể coi quá trình này là “gom lửa”, sau đó vỡ ra, tạo thành cái mà tôi gọi là “đứt gãy đôi”. Sự gãy nứt đầu tiên xảy ra ở những người Việt Nam. Vào tháng 8 năm 1945, Việt Minh ở miền Nam dường như có một sự đoàn kết mong manh, với sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng để chống lại người Pháp. Các đơn vị quân đội Việt Nam, tuy hăng hái, vẫn vô tổ chức, trang bị kém và được huấn luyện tồi. Một quân đội Pháp yếu kém một cách đáng ngạc nhiên đã cố gắng khuất phục những lực lượng thô sơ này, nhưng thành công rất hạn chế.
Đối mặt với sự vô tổ chức của các lực lượng Việt Nam, những người cộng sản đứng đầu Việt Minh đã cố gắng áp đặt ý chí của họ lên các nhóm tự trị (như Cao Đài và Hòa Hảo, các dân quân khác nhau và các đảng phái chính trị đối địch). Họ gây áp lực cho kẻ ngoan cố, bao gồm cả việc sử dụng biện pháp bắt cóc và bỏ tù. Đôi khi, họ và các đối thủ của họ tiến hành bạo lực, làm gia tăng sự chia rẽ giữa những phe có vẻ là đồng minh.
https://preview.redd.it/qp72ifgjgokc1.png?width=975&format=png&auto=webp&s=b641e6b2226494e3528606a8bad491cd95cd8e5a
Vào mùa xuân năm 1947, sự đoàn kết mong manh của Việt Minh bị rạn nứt. Một cánh được lãnh đạo bởi các nhóm không cộng sản, những người không muốn phục tùng lãnh đạo cộng sản nữa. Những nhóm này thường sẵn sàng cộng tác với Pháp trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, hầu hết đều tìm kiếm độc lập cho Việt Nam. Khi các nhóm này rời khỏi Việt Minh, lực lượng Kháng chiến do cộng sản lãnh đạo còn lại đã suy yếu. Sự thật này sẽ định hình phần còn lại của cuộc chiến.
Sự rạn nứt thứ hai không được thảo luận nhiều trong các nguồn tiếng Việt, vì chủ đề rất nhạy cảm: Bạo lực dân tộc Khmer-Việt, đôi khi do người Pháp kích động, nổ ra, đẩy nhiều người Khmer chấm dứt cộng tác với người Việt.
Vết nứt kép lộn xộn này đã định hình sâu sắc nền chính trị miền Nam cho đến năm 1975 và cả sau đó.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Tướng Pháp Philippe Leclerc, tháng Giêng 1947
Mặc dù phác thảo trên về sự nứt gãy ở Việt Nam vào năm 1947 đã được biết đến trong hơn 70 năm, một số chi tiết chính đáng ngạc nhiên vẫn chưa rõ ràng hoặc còn nhiều tranh cãi. Lấy ví dụ, vụ giết Nhà Tiên Tri Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Về chuyện này, chính phủ Việt Nam và các nhà lãnh đạo Hòa Hảo và các nhà sử học đã không đạt được hiểu biết chung về những gì đã xảy ra. Cuốn sách của tôi, sử dụng những tài liệu gốc do tình báo quân đội Pháp thu thập, một số từ Hòa Hảo và một số từ phe kháng chiến do cộng sản lãnh đạo, cung cấp một cách giải thích mới lạ về những gì đã thực sự xảy ra. (Để biết chi tiết về lập luận của tôi về vụ giết người này, xin xem trang 114-127 trong cuốn sách của tôi.)
Cuốn sách của tôi xác nhận lập luận lâu nay của bên Hòa Hảo rằng ông Huỳnh Phú Sổ bị giết vào khoảng 9 giờ tối vào ngày 16 tháng 4 tại Đốc Vàng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tôi cho rằng vụ giết người này có thể là một tai nạn hoặc đơn giản là một vụ giết người của một cán bộ cấp thấp, không được các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản Đông Dương cho phép. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi cũng gợi ý, dựa trên bằng chứng từ chính Việt Minh, rằng những người cộng sản hàng đầu, có thể được sự cho phép của Trung ương Đảng, sau đó bịa ra một phiên tòa sau cái chết của Huỳnh Phú Sổ, giả vờ để xử rồi kết án tử hình Huỳnh Phú Sổ. Tướng Nguyễn Bình sau đó tuyên bố “hành quyết” vào ngày 20 tháng 5 năm 1947. Việc cố gắng “hợp pháp hóa” và “biện minh” của cấp cao về việc giết người, theo tôi, có nghĩa là các cấp cao của Đảng phải chịu trách nhiệm về việc đó. Hành động này đã đầu độc mối quan hệ của chính phủ với Hòa Hảo cho đến nay. Tất nhiên, vụ việc cũng đảm bảo rằng Hòa Hảo, như Cao Đài và Bình Xuyên, sau đó sẽ tách ra khỏi Việt Minh.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Huỳnh Phú Sổ (1920-1947), người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo.
Từ giữa năm 1947 đến năm 1953, sự sụp đổ thể chế, rồi tái sắp xếp, cũng như bạo lực, đã định hình lại đồng bằng sông Cửu Long theo nhiều cách, bao gồm cả việc thay đổi trong cách sử dụng vấn đề sắc tộc; các cải cách về chủ quyền từ cấp độ đế chế xuống cấp làng xã; thay đổi việc sử dụng bạo lực để làm cho nó có mục tiêu hơn và ít phân biệt đối xử hơn; sự nổi lên của các lực lượng dân quân và tự vệ, và sự sụp đổ và xây dựng lại các thiết chế. Tất cả những chủ đề này đều quan trọng, nhưng nằm ngoài phạm vi của bài tiểu luận này. Nhưng những phát triển này nhấn mạnh một sự thật chung về chiến tranh: trong khi chiến tranh hủy diệt và giết chết, nó cũng làm biến đổi sinh kế, thể chế, thậm chí cả niềm tin.
Một tác động của bạo lực còn chưa được thảo luận trong các nghiên cứu. Xung đột không chỉ đơn giản là phá hủy các thể chế. Nó cũng bắt đầu một cuộc tan ra dân số lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, vì có lẽ 500.000 người đã chạy trốn khỏi các vùng nông thôn xung đột bạo lực để tìm nơi ẩn náu ở các thị trấn và Sài Gòn an toàn hơn. Kết quả có thể gây kinh ngạc, như một nhân chứng nói trong sách Nguyễn Văn Giậu, Việt Nam đẫm máu vì chiến tranh thực dân 1945–54 (s.l., Binh Minh, 1956), trang 95–96.
"Cần Thơ, miền đồng ruộng phì nhiêu bị bỏ hoang rất nhiều, Cỏ mộc dầy đặc và cao quá đầu người [ . . . ] Dọc đường Long Xuyên qua Rạch giá quãng đường dài tới 65 cây số, ước chừng tới 50 chòi canh, đường này bỏ đã lâu và vì mới mở, nên nhiều đoạn rất xấu, cỏ hoang mọc dầy đường.
Hai bên đường, ruộng lúa ngày trước mầu mỡ bao nhiêu, trái lại ngày nay hoang phố bấy nhiêu. Ruộng trông bát ngát thẳng cánh có bay, nhưng chỉ có mọc hoang um tùm. Từ Long Xuyên tới Rạch Giá, đường này chạy theo dòng Sông Đào. Lơ thơ bên kia, bờ sông có vài ba túp lều trên lụp sụp. Những nhà những xóm, nhũng làng ngày xưa dọc đường có chợ đông đảo, tấp nập nay chỉ còn lại sườn nhà trơ trọi hoặc bị phá huỷ hoặc bị dốt. Có chỗ ngày xưa là một cái xóm mà ngày nay không còn dấu vết gì, chỉ thấ mọc xanh rì."
Nói cách khác, sức mạnh của chiến tranh và thiên nhiên đã định hình lại vùng nông thôn miền Nam. Đồng bằng sông Cửu Long chứng kiến những biến động xã hội và di cư cưỡng bức trên quy mô chưa từng có trước đây. Quá trình này chỉ đảo ngược vào đầu những năm 1950, khi những người tị nạn Việt Nam bắt đầu trở về nhà của họ ở vùng đồng bằng.
Vào cuối năm 1947, cuộc xung đột, không còn là một cuộc tranh giành giữa hai bên, đã đi vào một bế tắc phức tạp. Mặc dù bị “gãy đôi”, Việt Minh, đang ngày càng nằm trong tay phe cộng sản, vẫn theo đuổi một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng. Người Pháp phản công ở miền Nam với chiến lược “bình định”, và giành được sự hợp tác của nhiều người Việt và Khmer Krom (dân Khmer ở ​​hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long). Các nhóm này bao gồm nhánh Tây Ninh của Cao Đài, dân quân tự xưng bảo vệ Phật giáo Hòa Hảo, cũng như một số nhóm vũ trang khác, chẳng hạn như dân quân Công giáo và lực lượng tự vệ làng Khmer. Từ từ, liên minh do Pháp đứng đầu, được hỗ trợ bởi những sai lầm của Việt Minh, đã giành được ưu thế. Từ năm 1950 trở đi, với sự bùng nổ của Chiến tranh Lạnh (và sự tài trợ của Mỹ cho cuộc chiến ở Đông Dương), cuộc chiến ở miền Nam nghiêng về phía Pháp, Quốc gia Việt Nam và các nhóm chống cộng địa phương. Đến năm 1953, liên minh chống cộng Pháp-Việt ở Nam Bộ đã đánh bại cuộc Kháng chiến ở hầu hết các vùng đồng bằng. Nói cách khác, miền Nam khác hẳn với miền Trung và miền Bắc.
Câu hỏi chính trị quan trọng từ năm 1947 đến năm 1954, là: ai sẽ kiểm soát miền Nam đất nước? Vào năm 1954, lực lượng đối đầu phe kháng chiến tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn dựa vào nguồn tài trợ của Pháp. Khi hệ thống này tan rã vào năm 1954, và người Mỹ gạt người Pháp sang một bên, miền Nam bước vào một giai đoạn hỗn loạn mới. Pháp sẽ thua trong cuộc chiến và Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập. Không ai trong số những người Việt Nam hoặc người Khmer không cộng sản ở miền Nam lại lên nắm quyền vào năm 1954. Thay vào đó, họ dọn đường cho sự nổi lên của Thủ tướng Ngô Đình Diệm vào năm 1954, người cũng sẽ nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước. Điều này lại mở đầu cho một chương mới của lịch sử kéo dài đến năm 1975.
Giáo sư Shawn McHale hiện công tác tại Khoa Lịch sử, Đại học George Washington, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1995 của Đại học Cornell, và chuyên về lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á.

submitted by anti_vc to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.02.17 16:06 Top-Scarcity-6124 Giai cấp công nhân ko bị ai lợi dụng cả

Có ai hiểu vì sao giai cấp công nhân ko bị lợi dụng ko?
https://www.facebook.com/share/p/2bLe9rJbf31MLmGq/?mibextid=oFDknk
submitted by Top-Scarcity-6124 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.02.16 09:36 foosball_vietnam Bi Lắc Trong Trường Học: Một Hoạt động Giải Trí Và Bổ ích – Đại Lý Bàn Bi Lắc Bida Nhập Khẩu Giá Rẻ Nhất Việt Nam

Bi Lắc Trong Trường Học: Một Hoạt động Giải Trí Và Bổ ích – Đại Lý Bàn Bi Lắc Bida Nhập Khẩu Giá Rẻ Nhất Việt Nam
Chào các bạn học sinh yêu thích giải trí lành mạnh,
Bi lắc đang là một trò chơi mang tính giáo dục cao trong giải trí trường học hiện nay. Không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi giữa giờ giải lao, bi lắc còn rèn luyện kỹ năng tư duy, tập trung và phán đoán cho học sinh. Khi chơi bi lắc, học sinh phải quan sát kỹ động tác của các quân, suy nghĩ kỹ càng để lượng định xác suất thắng thua, rèn luyện khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên các yếu tố có sẵn. Đây đều là những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển học tập và công việc sau này.
Hiện nay, nhiều trường học đã lắp đặt bàn bi lắc làm phương tiện giải trí cho học sinh. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp bàn bi lắc chất lượng với giá tốt là điều quan trọng. Đại lý Bida là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm bi lắc gỗ từ thương hiệu Bida uy tín, chất lượng cao cấp, khả năng chịu lực tốt. Các bàn được thiết kế có trọng lượng hợp lý, b - https://foosballvietnam.com/bi-lac-trong-truong-hoc-mot-hoat-dong-giai-tri-va-bo-ich.html
https://preview.redd.it/8kzbc4orswic1.jpg?width=800&format=pjpg&auto=webp&s=8778779ef4d664acd8c2c580f8375ad1c8e9f03a
submitted by foosball_vietnam to u/foosball_vietnam [link] [comments]


2024.02.12 01:57 Electrical_Tap_5361 Tổng Thanh tra Chính nói về giải pháp "trị" tham nhũng vặt

https://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-thanh-tra-chinh-noi-ve-giai-phap-tri-tham-nhung-vat-20240212071934329.htm
submitted by Electrical_Tap_5361 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.02.11 11:11 pk-kien-thanh Trĩ vòng là gì?

Trĩ là bệnh lý tương đối phổ biến, hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn và mang tới cho người bệnh nhiều sự bất tiện trong đời sống và công việc, ảnh hưởng tới tâm lý. Trĩ vòng là gì? Trong nội dung dưới đây các bạn cùng Phòng khám Kiên Thành tìm hiểu chi tiết nhé.

Hiểu về bệnh trĩ vòng

Khi xảy ra bệnh trĩ, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị giãn nỡ quá mức, từ đó gây nên tình trạng sưng, viêm, xung huyết. Bệnh trĩ được chia thành:
Trĩ nội: Búi trĩ phát triển và hình thành ở trên được lược. Tuy thuộc vào kích thước và độ sa của búi trĩ mà được chia thành 4 cấp độ khác nhau.
Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở bên dưới đường lược. Các búi trĩ thường được che phỉ bởi lớp niêm mạc hay lớp da ở quanh hậu môn.
Trĩ hỗn hợp: Là khi người bệnh bị mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ vòng: Là khi các búi trĩ hỗn hợp kết hợp với nhau, sắp xếp vòng quanh và cùng nhau chiếm gần hết chu vi của hậu môn. Nói một cách đơn giản thì trĩ vòng chính là dấu hiệu cho thấy bệnh trĩ đã tiến triển rất nghiêm trọng, ở giai đoạn muộn.

Biện pháp điều trị thường được áp dụng cho trĩ vòng

Bệnh trĩ có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người. Ở giai đoạn muộn và bệnh nặng thì việc sử dụng thuốc hầu như không đem lại hiệu quả. Do đó, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.
Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh phải đối diện với các vấn đề sau:
– Nhiễm trùng và hoại tử hậu môn: Khi cá búi trĩ sa ra ngoài nhưng không thể co vào được, chúng phình to và hậu môn bị tắc, viêm nhiễm. Những trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ bị hoại tử hậu môn.
– Mấu máu: Phần lớn người bệnh ở giai đoạn muộn thường phải đối mặt với tình trạng mất máu nặng. Nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể.
Nứt kẽ hậu môn: Búi trĩ sưng to khiến cho bệnh nhân ngày một đau đơn hơn, khó chịu, đại tiện ra máu. Ngay cả khi không đi đại tiện thì người bệnh vẫn có thể bị đau.
Bệnh trĩ còn có khả năng khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý.
Phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay cho các bệnh nhân trĩ vòng là phẫu thuật Longo. Phương pháp này không phù hợp với những người bệnh mắc trĩ vòng mà đang bị viêm nhiễm ống hậu môn, hoặc là bệnh nhân bị tim mạch, bệnh lý mạn tính nghiêm trọng, rối loạn đông máu.
Ưu điểm của nó là ít gây đau đơn, chảy máu it nên việc chăm sóc người bệnh cũng thuân lợi hơn, thời gian thực hiện chỉ tầm 20 – 30 phút. Người bện chỉ cần ở lại bệnh viện 1 – 2 ngày. Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật Longo là chi phí cao.
Sau phẫu thuật người bệnh cần hạn chế vận động mạnh để tránh bị rỉ máu vết thương cũng như nhiễm trùng, vệ sinh hậu môn đúng cách. Bên cạnh đó là điều chỉnh sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình hồi phục.
Trên đây là một số chia sẻ từ Phòng khám Kiên Thành về Trĩ vòng là gì? Khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ thì cá bạn nên nhanh chóng tơi các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được các chuyên gia khám, xác định nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh lý, từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Nên nên để lâu khiến bệnh trở nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
submitted by pk-kien-thanh to u/pk-kien-thanh [link] [comments]


2024.01.28 10:32 truyen17 List truyện full truyện 17 28 01 2024

📷Full365 chương433

Từ Phong Thần Bắt Đầu Đánh Xuyên Qua Hồng Hoang

NNhị Đẳng Phân Tức📷Full582 chương3867.7

Đấu La: Hố Ngọc Tiểu Cương Liền Có Thể Trở Nên Mạnh

CCam Tề Giáo Thụ📷Full254 chương435

Tam Quốc: Tào Gia Bạo Quân, Bắt Đầu Tru Diệt Tư Mã Ý

HHỏa Thần Chu Tước📷Full168 chương422

Hồng Hoang: Trấn Thủ Triệt Giáo 3000 Năm, Bức Điên Thánh Nhân

TTrầm Oa📷Full132 chương388

Chư Thiên Tội Phạm, Từ Bắt Cóc Tống Tiền Sư Nương Bắt Đầu

MMr Mạch📷Full323 chương432

Giải Trí: Sập Phòng Ta Bị Buộc Bắt Đầu Quay Phim

VVĩnh Bất Thái Giam Bảo Bắc📷Full168 chương397

Huyền Huyễn: Nữ Đế Cùng Ma Tôn Chuyển Sinh Thành Con Gái Của Ta

ĐĐái Oa Thành Tiên
submitted by truyen17 to u/truyen17 [link] [comments]


2024.01.27 21:56 DemarcusNoe Thaisa Menezes

Thaisa Menezes submitted by DemarcusNoe to VolleyballGirls [link] [comments]


2024.01.22 04:31 Frequent_Cycle4744 GEORGE ORWELL, NHÀ VĂN CHỐNG CỘNG NHƯNG KHÔNG QUÊN GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Đôi khi chúng ta chỉ biết tác giả cuốn Trại súc vật và 1984 là một người chống cộng sản theo kiểu Stalin một cách triệt để mà quên rằng tác giả lại là một người của phái xã hội chủ nghĩa dấn thân đi cùng những kẻ bị áp bức.
Trong đề tài nghiên cứu khá ngắn gọn có tựa đề Orwell. Nhà văn của đám thường dân(nhà xuất bản Première partie), Kévin Boucaud-Victoire đưa ra một ý kiến tổng hợp các ý tưởng chính trị của Orwell. Đúng là công trình của tiểu thuyết gia nói chung là một khối thống nhất nhằm phê phán chủ nghĩa độc tài toàn trị. Tính phê phán ấy rõ ràng và cụ thể chứa trong hai tác phẩm Trại súc vật và 1984; tuy nhiên, không nên gò bó công trình của Orwell chỉ trong hai tác phẩm đó.
Ngoài các tiểu thuyết đã nói, tác giả còn nhiều bài viết khi thì phức tạp với các thiên kiến khác nhau khi thì mộc mạc đơn giản: dù thiên tả hay thiên hữu, Orwell thường được các nhà phê bình tác phẩm của ông muốn “kéo” ông về làm đồng minh với họ. Cho nên, người theo phái hữu tự do thường thấy tác giả là người đại kỵ với chủ nghĩa cộng sản kiểu độc tài Stalin mà bỏ quên yếu tố cấp tiến trong con người Orwell, đó là một người theo chủ nghĩa xã hội – là một cảm tình viên của phong trào công nhân nước Anh và chống chủ nghĩa đế quốc. Còn người phe tả, dù bảo thủ kiểu Stalin hay tiến bộ, cứ trách Orwell là quá khắng khít với truyền thống và lên án ông ta đã tố cáo các chiến sĩ cộng sản với giới cầm quyền Anh.
Nếu đúng là Orwell tố cáo chủ nghĩa độc tài toàn trị Stalin – đến nỗi Trại súc vật, một tác phẩm châm biếm độc địa đối với cách mạng bolshévique, ngay cả khi đưa đi in cũng gặp nhiều khó khăn – ông vẫn chỉ trích chủ nghĩa tư bản và xây dựng công trình văn học của mình như một pháo đài bảo vệ những người bị áp bức. Đáng chú ý là từ tác phẩm Bến cảng Wigan [Quai de Wigan], xuất bản năm 1937, ông đứng về phía những người vô sản và bảo vệ họ sau một thời gian ăn cùng mâm ngủ cùng chiếu và nhận thức được tình cảnh nghèo khó cùng cực của họ. Kévin Boucaud-Victoire viết như thế này: “Ông [Orwell] rõ ràng có thái độ chống lại chủ nghĩa tư bản và bênh vực những người bị áp bức. Nhưng trước tiên động lực đẩy ông làm điều đó chính là sự thật, là chân lý, dù cả khi chuyện ấy gây cản trở cho phía ông.” Nói cách khác, Orwell “vượt khỏi các nhãn mác chính trị thường được người đời công nhận”.
Orwell, tay theo chủ nghĩa “vô chính phủ bảo thủ”
Những trang đầu của cuốn sách như muốn khoanh vị trí của Orwell nằm ở đâu trong toàn cảnh chung của xã hội trí thức thời ông sống. Kévin Boucaud-Victoire lặp đi lặp lại một danh xưng được đặt cho Orwell là “tay vô chính phủ bảo thủ”, lối gọi được Jean-Claude Michéa nhắc lui nhắc tới trong tác phẩm Orwell, tay vô chính phủ bảo thủ [Orwell, anarchiste Tory], và đấy cũng là biệt danh tự xưng khi ông chưa với đến chủ nghĩa xã hội. Đôi lúc một số nhà bình luận và độc giả của ông tưởng thiệt, nhưng đấy xem ra chỉ là cách “bông đùa” nói lên “tính khí chính trị” của Orwell, thật ra tư tưởng chính trị của Orwell không đúng như thế. Nên chính trong câu chữ của ông đã thấy tréo ngoe và làm ta nghĩ tiểu thuyết gia như một nhân vật thất thường, có thể nói về cơ bản ý tưởng không nhất quán. Trong Orwell, chắc chắn có một chút vô chính phủ, khi ông trách các định chế đè đầu cưỡi cổ, đàn áp người cùng khổ; cũng có một Orwell gắn chặt với truyền thống, vì theo ông chính trong truyền thống, cách mạng xã hội mới bắt rễ.
Cũng thế, nếu cho Orwell là tay “vô chính phủ bảo thủ” thì không khéo lại mang tiếng là gièm pha tư tưởng của tác giả mà lẽ ra ta phải công nhận nó là nhất quán. Hoá ra tính nhất quán mà Kévin Boucaud-Victoire muốn tỏ bày khi ông nhắc nhở rằng cái biệt danh ấy cũng được Orwell gán cho Jonathan Swift, một nhà văn có nhiều tác phẩm được bản thân Orwell đánh giá cao nhưng lại không tán thành quan điểm chính trị. Do thế, nếu như Orwell không nằm trong tầng lớp nào về mặt chính trị, thì cũng không nên xem ông ta là một trí thức bị cô lập ở thời đại của mình. Sự dấn thân của ông trong việc chống lại chủ nghĩa tư bản và yêu thương cháy bỏng người cùng khổ suýt chút nữa rơi vào dạng tu khổ hạnh như trong triết học huyền bí của Simone Weil.
“Khẳng định thợ thuyền cũng là con người”
Orwell xác định chính kiến xã hội chủ nghĩa của mình từ năm 1936, tức từ khi Orwell đến sống chung với anh em lao công nghèo khổ tại Wigan. Trước thời điểm quyết định dấn thân ấy, ông chẳng biết chút “mô tê” về chủ nghĩa xã hội, có chăng chỉ khoác lác cho vui, như ông khẳng định trong cuốn Bến cảng Wigan: “Chừng 17, 18 tuổi, tôi vừa là một thanh niên hợm hĩnh vừa là một người theo cách mạng […]. [T]ôi bấy giờ chẳng ngần ngại chối bỏ “chất” xã hội chủ nghĩa nếu có trong tư tưởng của tôi. Thật ra tôi có biết gì nhiều về chủ nghĩa xã hội đâu và bấy giờ vẫn chưa thể tin anh em lao công cũng chính là “chúng sinh hữu tình”.
Nên năm 1936, xét về nhiều khía cạnh, là một bước ngoặt trong tư tưởng chính trị của Orwell: điều tiên chinh, ông phát hiện tại Wigan một tình tương thân tương ái và nhân bản, tồn tại không đâu khác là ở trong những người “dân thường”, vậy mà ở đó cũng có lắm tỵ hiềm; tiếp nữa, kinh nghiệm giao lưu cho ông thấy rằng giới trí thức “cánh tả” thường khinh khi tầng lớp lao động, đến mức giới vô sản thích quay sang chủ nghĩa tư bản hay phát-xít hơn là chủ nghĩa mác-xít.
Trong phần thứ hai của cuốn sách này – phần đầu kể về kinh nghiệm sống, những điều mắt thấy tai nghe tại Wigan –, Orwell chỉ trích vị thế của những người trí thức mác-xít. Đặc biệt ông trách cứ giai cấp trí thức “cánh tả”mày mò đẻ ra các lý thuyết phức tạp và xa rời thực tế để mà làm gì. Suy cho cùng, Orwell chẳng phải là một lý thuyết gia: rõ ràng ông chưa bao giờ đọc Marx, mà nguồn cảm hứng của ông chủ yếu là từ văn học. “Tài liệu tham khảo của ông lấy nhiều nhất từ hai nền văn học Anh và Pháp, khi thiên hữu lúc thiên tả, và ít bắt nguồn từ triết học xã hội chủ nghĩa”.
Chủ nghĩa xã hội của Orwell chính là “lương tri”
Qua lối tiếp cận hoàn toàn mang tính lý thuyết đối với các vấn đề mà thợ thuyền thường gặp, Orwell phản đối một loại “lương tri” bắt nguồn từ bản thân kinh nghiệm của những điều bất công, “lương tri” phải xuất phát từ sự tử tế chứ không thể từ thứ thương tâm ban phát. Nên ông luôn ủng hộ những chương trình mang tính xã hội chủ nghĩa đơn giản và cụ thể mà bảo vệ được thợ thuyền, như quốc hữu hoá hệ thống đường sắt hay ngân hàng, cũng như giảm mức cách biệt thu nhập giữa các thành phần lao động, chủ thợ.
Nhà văn cũng đề xuất một lối cải cách hệ thống giáo dục dựa trên cơ sở “dân chủ”hơn và nhà nước phải cấp quyền tự trị. Những phác thảo chương trình ấy điều có xuất phát điểm từ kinh nghiệm sống thực của nhà văn: thời đi học tại Saint-Cyprian, chàng trai Orwell được ăn học bổng, quả thật bấy giờ đối với cậu nhà trường như là một địa ngục và tôi luyện cho cậu “biết nhạy cảm và căm hận điều bất công”; cũng thế, khi tác giả đầu quân cho cảnh sát thuộc địa ở Miến Điện, ông mới ý thức được những xấu xa của chủ nghĩa đế quốc. Chính nhờ vậy mà chủ nghĩa xã hội của Orwell luôn gắn kết với các biến động mà chính nhà văn từng trải nghiệm và quan sát để từ đó rút ra bài học cho mình.
Quan trọng là hai chữ “ý nhị”
Nhưng sự dấn thân của Orwell vì “dân chân đất” cụ thể là cái gì? Tác giả đề tài nghiên cứu cũng trả lời luôn thắc mắc này. Khi nghiên cứu các bài tiểu luận và tiểu sử viết về Orwell, Kévin Boucaud-Victoire tìm ra được ngôn từ của chính Orwell thường sử dụng là “ý nhị”. Thật thế, khái niệm này xuyên suốt toàn bộ các tác phẩm của Orwell, bao giờ cũng giới thiệu “dân thường là ai? Là những người rày đây mai đó, anh em lao công, viên chức cấp thấp, thi sĩ thất thời, hay những ai lạc bước giữa nhóm người giai cấp trung lưu”.
“Ý nhị” là chìa khoá để hiểu chủ nghĩa xã hội của riêng Orwell là rằng nó bao trùm cái năng lực phân biệt của con người ta về cái gì là tốt hay cái gì là đúng. Kévin Boucaud-Victoire dựa trên các công trình của Bruce Bégout để định nghĩa khái niệm “ý nhị” ấy: ý nhị là khả năng bẩm sinh nhận thức điều thiện và điều ác”, hay còn nữa là “năng lực tâm lý cảm nhận từ trong máu thịt cái công lý và bất công và thích làm điều thiện lành”.
Để cho ra được định nghĩa khái niệm “ý nhị” ấy Orwell phải khăn đùm áo gói đến với thợ thuyền Wigan không biết bao nhiêu bận: do vậy, nhờ luôn sát cánh với họ, Orwell tâm phục khẩu phục mà cho rằng giai cấp vô sản thừa năng lực tương thân tương ái và đoàn kết lại với nhau.
Phát hiện khái niệm “ý nhị” ấy buộc tiểu thuyết gia phải phê phán vị thế của tầng lớp trí thức mác-xít, ông trách họ chẳng biết một chút thực tế nào về giai cấp vô sản và trách họ khinh thường những người nghèo khổ tận cùng xã hội. Thật vậy, với Orwell, “lam lũ trong cuộc sống tầm thường hàng ngày làm cho thợ thuyền ngộ ra điều “ý nhị” ấy, trong khi các giai cấp bề trên (tư sản và tiểu tư sản, đặc biệt trong đó là thành phần trí thức) thì ngược lại, cứ chăm lo hành xử quyền lực và thống trị (về kinh tế hay văn hoá)”. Nhưng “ý nhị” theo Orwell còn phản ánh sự khăng khít của thợ thuyền vào các truyền thống và vào một hình thức yêu nước mà theo Orwell hoàn toàn khác biệt với chủ nghĩa quốc gia hiếu chiến. Kévin Boucaud-Victoire cho rằng đằng sau cái “ý nhị” theo cách nghĩ cách làm của Orwell là rằng vai trò của những người phái xã hội chủ nghĩa là làm sao hoà quyện truyền thống công nhân vào công cuộc giải phóng chính họ mà họ luôn luôn đặt lên hàng đầu.
Chỉ là nhà văn, không hề là lý thuyết gia
Do đó, Orwell tâm đắc rằng cách mạng xã hội phải cắm rễ sâu vào đời sống thường nhật của những người bị áp bức, tuyệt đối không cắm trong cái không tưởng của một hứa hẹn tiến bộ mai rày. Tiểu thuyết gia đặc biệt phê phán những vẽ vời hoang đường về một sự tiến bộ nào đó, cũng phê phán ý tưởng cho rằng máy móc sẽ triệt tiêu khổ nhọc lao động và từ đó mà nảy sinh bất công xã hội. Nhà văn cũng phê phán luôn niềm khát vọng của những người cộng sản về xây dựng “con người mới”, cho rằng hắn được giải phóng khỏi gông cùm thống trị của giai cấp vô sản nhờ vào phương tiện máy móc. Đối với Orwell, chủ nghĩa xã hội phải bám rễ trong các tập quán của giới bình dân: tức là xây dựng “một đội ngũ những người bị áp bức chống lại bọn áp bức”, một loại Mặt trận bình dân có khả năng tập hợp những người vô sản, nông dân, công nhân viên chức và tiểu thương, “những ai phải chìa tay xin chủ lãnh lương”…
Tập sách của Kévin Boucaud-Victoire làm được cái công việc trưng bày tư tưởng chính trị trong các tác phẩm của nhà văn Orwell về diện rộng cũng như kết cấu sâu bên trong, đồng thời cho thấy rằng Orwell trước hết là một nhà văn và không hề là một lý thuyết gia của cách mạng xã hội. Nhà nghiên cứu còn mời người đọc khám phá lại những khía cạnh chưa mấy người biết về nhà văn.
Mỗi tội lần này không “phong thánh” cho Orwell, Kévin Boucaud-Victoire nay lại làm rung vang lên tư tưởng của nhà văn mà không cần trống chiêng ca tụng. Đọc cuốn“Orwell. Nhà văn của đám thường dân” giúp chúng ta đánh giá tác gia khác đi chứ không phải chỉ một cuốn sách nhỏ chống cộng, đánh giá cao hơn vai trò của nhà văn chứ không như khuynh hướng nhốt ông trong khung hẹp, không có nghiên cứu này ta suýt bỏ qua những chỉ trích của ông về sự thống trị của giai cấp và không biết ông đã một thời gắn bó với đời sống của thợ thuyền thế nào.
Nguồn ở đây
submitted by Frequent_Cycle4744 to TroChuyenLinhTinh [link] [comments]


2024.01.18 05:30 pk-kien-thanh Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ chăn gối không ?

Nhiều bệnh nhân bị trĩ thắc mắc liệu căn bệnh này có ảnh hưởng tới “chuyện ấy” hay không? Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Bệnh trĩ ảnh hưởng như nào đến tình dục ?

Xét về cơ bản thì bệnh trĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quan hệ chăn gối khi đang ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, chất lượng quan hệ sẽ bị suy giảm đối với các trường hợp bị mắc bệnh trĩ nặng. Lời khuyên trong trường hợp này là người bệnh trĩ nặng (cấp độ 3 & 4) nên tạm thời kiêng “chuyện ấy” để tránh bệnh chuyển biến xấu hơn, và tập trung vào điều trị dứt điểm.
Việc cố gắng quan hệ chăn gối trong khi mang bệnh trĩ nặng có thể gặp phải một số vấn đề sau:
– Giảm khoái cảm: Người bệnh thấy đau đớn – nhất là khi búi trĩ sa ra ngoài. Cảm giác này khiến giảm hưng phấn khi quan hệ. Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cho người bệnh trở nên lãnh cảm và né tránh quan hệ ái ân.
– Ảnh hưởng đến tâm lý: Nhiều người xem trĩ là bệnh kín, khó nói nên có tâm lý giáu giểm, không đi khám khi có triệu chứng nên khiến cho bệnh trở nặng, gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống tình dục, mối quan hệ với người xung quanh.
– Bệnh có thể nặng hơn: Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn, tiến triển từ nhẹ tới nặng. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ dần trở nặng và có nguy cơ biến chứng thành các bệnh hậu môn – trực tràng nguy hiểm khác, ví dụ áp-xe hậu môn. Đối với nữ giới, do hậu môn rất gần với âm hộ nên càng dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Khi quan hệ, những tĩnh mạch, âm hộ dư máu, mặt khác, thành âm đạo chịu kích ứng trong thời gian dài nên khiến cho niêm mạc trực tràng bị sa xuống, dẫn tới hậu quả là bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

Những điều bệnh nhân trĩ cần lưu ý khi quan hệ

Người bệnh trĩ có thể duy trì đời sống chăn gối bình thường nhưng cần hạn chế tối đa các tác động đến búi trĩ, không tạo lực tác động mạnh đến hậu môn – trực tràng. Mặc dù vậy, do búi trĩ nằm khá gần với cơ quan sinh dục nên “chuyện ấy” cũng bị ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh trĩ cần lưu ý khi quan hệ:
– Không quan hệ qua đường hậu môn: Hậu môn của chúng ta được sinh ra để để làm nhiệm vụ đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài, chứ không phải dùng cho “chuyện ấy”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muối thực hiện điều này để tìm cảm giác mới lạ. Khi bị trĩ, các tĩnh mạch hậu môn sưng và phình to, khi quan hệ qua đường này thì hậu môn phải chịu tác động rất lớn, khiến cho búi trĩ bị nứt và chảy máu nghiêm trọng. Ngoài ra, hậu môn tập trung nhiều vi khuẩn, có thể khiến búi trĩ đang trầy xước do tác động của dương vật bị vi khuẩn xâm nhập, khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.
– Hạn chế quan hệ nhiều lần: Làm “chuyện ấy” quá thường xuyên sẽ khiến cho lưng và hông co giãn thường xuyên, vùng da hậu môn bị giãn ra, trực tràng giật mạnh, vảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của tính mạch hậu môn và khiến cho các bũi trĩ tĩnh tiến triển tiêu cực hơn.
– Không quan hệ mạnh bạo: Cần tránh các tư thế quan hệ có khả năng tạo áp lực mạnh lên hạ bộ. Do điều này làm tăng lượng máu đến khu vực dưới, khiến tĩnh mạch trĩ ngày càng phình to hơn. Bên cạnh đó, búi trĩ và đường sinh dọc ở gần nhau nên việc quan hệ mạnh sẽ gia tăng sức ép lên hậu môn – trực tràng. Điều này dẫn tới việc bị đau hậu môn sau khi quan hệ.
– Vệ sinh sạch sẽ: Tình dục khi đang bị bệnh trĩ có khả năng làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm các búi trĩ, nhất là khi không áp dụng các biện pháp an toàn. Điều này khiến vi khuẩn lan rộng từ cơ quan sinh dục tới hậu môn, tăng khả năng bị mắc các bệnh liên quan tới tình dục không an toàn như: Lậu, giang mai…
Trên đây Phòng khám Kiên Thành đã chia sẻ một số thông tin giúp giải đạp câu hỏi Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến quan hệ chăn gối không ? Các bạn hãy áp dụng vào thực tế cuộc sống để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân tốt hơn nhé !
submitted by pk-kien-thanh to u/pk-kien-thanh [link] [comments]


2024.01.17 14:32 leduykhoa Kho Giải Trí

Kho truyện, Nghe truyện, Đọc truyện, Giải trí, Truyện, Truyện đọc, Truyện cười, Truyện Tranh, Truyện Audio, Truyện ma, Truyện ngắn, Cổ tích, Dân gian, ca dao, tục ngữ, Tiếu lâm, Kiếm hiệp, Kim Dung, Ngô Thừa Ân, Quỳnh Giao, Lịch sử, Khoa học, Tiểu thuyết, Truyền thuyết, Thơ, Trinh thám, Triết học, Kinh tế, Hồi ký, Tùy bút, Tâm sự, Cuộc sống, Cổ văn Việt Nam, Chiến tranh Việt Nam, Cổ Văn Việt Nam, Văn Học Việt Nam, Tuổi Học Trò, Tình cảm, Xã hội, Tôn giáo, Chính trị, Văn Học Nước Ngoài, Y Học, Sức Khỏe, Trinh Thám, Hình Sự, Tâm sự

Danh mục nổi bật

https://khogiaitri.co/truyen/Truyện Ngắn
https://khogiaitri.co/truyen/Truyện Dài
https://khogiaitri.co/truyen/Bài Viết
https://khogiaitri.co/truyen/Lịch Sử
https://khogiaitri.co/truyen/Cổ Tích
https://khogiaitri.co/truyen/Kiếm Hiệp
https://khogiaitri.co/truyen/Trung Quốc
https://khogiaitri.co/truyen/Tiếu Lâm
https://khogiaitri.co/truyen/Khoa Học
https://khogiaitri.co/truyen/Tuổi Học Trò
https://khogiaitri.co/truyen/Truyện Ma
https://khogiaitri.co/truyen/Trinh Thám, Hình Sự
https://khogiaitri.co/truyen/Cổ Văn Việt Nam
https://khogiaitri.co/truyen/Cuộc Sống
https://khogiaitri.co/truyen/Nhân Vật Lịch Sử
https://khogiaitri.co/truyen/Triết Học, Kinh Tế
https://khogiaitri.co/truyen/Y Học, Sức Khỏe
https://khogiaitri.co/truyen/Tình Cảm, Xã Hội
https://khogiaitri.co/truyen/Phiêu Lưu, Mạo Hiểm
https://khogiaitri.co/truyen/Văn Học Nước Ngoài
https://khogiaitri.co/truyen/Tiểu Thuyết
https://khogiaitri.co/truyen/Tôn giáo, Chính Trị
https://khogiaitri.co/truyen/Chiến tranh Việt Nam
https://khogiaitri.co/truyen/Kịch, Kịch Bản
https://khogiaitri.co/truyen/Khoa Học Huyền Bí
https://khogiaitri.co/truyen/Truyện Người Lớn
https://khogiaitri.co/truyen/Thơ
https://khogiaitri.co/truyen/Ca Dao Việt Nam
https://khogiaitri.co/truyen/Tục Ngữ Việt Nam
https://khogiaitri.co/truyen/Chưa Kiểm Duyệt
https://khogiaitri.co/truyen/Mẹo Vặt

Nền tảng xã hội

FACEBOOK: https://www.facebook.com/khogiaitri.co
YOUTUBE: https://www.youtube.com/@KhoGiaiTriCo
TIKTOK: https://www.tiktok.com/@khogiaitri.co
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/khogiaitri.co
TWITTER: https://twitter.com/KhoGiaiTriCo
TELEGRAM: https://t.me/khogiaitrico
PINTEREST: https://www.pinterest.com/khogiaitrico
REDDIT: https://www.reddit.com/khogiaitrico_real

Phương châm của chúng tôi

Luôn suy nghĩ tích cực các vấn đề đều có thể giải quyết Chủ động, không đợi miễn phí từ ai Vượt qua nỗi sợ trước khi đưa ra quyết định Coi bản thân là trung tâm giải quyết của vấn đề Cải thiện kỹ năng của mình Không nên tin tất cả điều thấy Thực hiện suy nghĩ lớn lao và bắt đầu từ việc dễ nhất Tin tưởng vào bản thân

Tản mạn

Sống không giận, không hờn, không oán trách Sống mỉm cười với thử thách chông gai Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai Sống an hòa với mọi người chung sống Sống là động nhưng lòng luôn bất động Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương Sống yên vui danh lợi mãi coi thường Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
submitted by leduykhoa to leduykhoa [link] [comments]


http://swiebodzin.info